‘Cá mập’ Pyn Elite Fund lỗ kỷ lục kể từ khi gia nhập thị trường Việt Nam

PYN Elite CHỨNG KHOÁN
15:21 - 09/11/2022
 Quy mô danh mục của Pyn Elite hiện còn hơn 352 triệu Euro.
Quy mô danh mục của Pyn Elite hiện còn hơn 352 triệu Euro.
0:00 / 0:00
0:00
Trong 10 tháng đầu năm 2022, hiệu suất đầu tư của quỹ ngoại Hà Lan Pyn Elite âm 36,11%, mức lỗ kỷ lục kể từ khi hoạt động tại thị trường Việt Nam vào năm 2013.

Pyn Elite vừa công bố hiệu suất đầu tư tháng 10 với mức - 10,46%, trong khi chỉ số VN-Index giảm 9,2%. Mặc dù con số này đã cải thiện đáng kể so với tháng 9 trước song vẫn là tháng 10 lỗ kỷ lục của quỹ kể từ khi hoạt động tại thị trường Việt Nam vào năm 2013.

Trong đó, những cổ phiếu khiến quỹ âm nặng gồm KDH -19,1%; NLG -24,8%; MIG -25,1%; ACV -0,7%; KDC -1,6%. Ngược lại, CTG có đóng góp lớn nhất cho chiều tăng với mức +6%.

Tính chung 10 tháng đầu năm, hiệu suất của Pyn Elite tiếp tục bị nới rộng lên mức âm 36,11%, vượt cả đà giảm của VN-Index trong cùng thời kỳ (-33,1%) và cũng là mức thua lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của quỹ ngoại này kể từ khi đầu tư vào thị trường Việt Nam năm 2013.

Tính tới cuối tháng 10/2022, quy mô danh mục Pyn Elite Fund chỉ còn hơn 352 triệu Euro (xấp xỉ 8.750 tỷ đồng). So với tháng trước đó, quy mô danh mục của quỹ đã giảm xấp xỉ 41 triệu Euro (hơn 1.000 tỷ đồng).

Top 10 cổ phiếu đầu tư của Pyn Elite Fund thời điểm cuối tháng 10 vẫn là những cái tên quen thuộc như CTG (tỷ trọng 19,4%); VHM (16,5%); VRE (9,4%); ACV (9,2%); TPB (8,3%); VEA (8,2%)... So với tháng 9 trước đó, VHM đã nhường vị trí top 1 tỷ trọng trong danh mục cho cổ phiếu của Ngân hàng VietinBank, đồng thời ACV cũng tăng 2 bậc từ vị trí thứ 6 lên thứ 4 trong khi VEA tụt 2 bậc tỷ trọng.

Hiệu suất đầu tư của Pyn Elite từ năm 2013 đến nay.

Hiệu suất đầu tư của Pyn Elite từ năm 2013 đến nay.

Theo Pyn Elite, thông tin tiêu cực liên quan tới các doanh nghiệp bất động sản và hoạt động trái phiếu doanh nghiệp đã khiến tâm lý trên thị trường chứng khoán kém đi. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam hiện đã trầm lắng và cần có thêm những biện pháp để khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư.

Pyn Elite vẫn lạc quan với triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam khi doanh thu bán lẻ tháng 10, vốn FDI giải ngân tăng mạnh. Thặng dư thương mại từ đầu năm tăng lên 9,4 tỷ USD so với mức thâm hụt 0,6 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2021.

Về tiềm năng cổ phiếu trong danh mục nắm giữ trong thời gian tới, Pyn Elite đặt kỳ vọng vào VRE của CTCP Vincom Retail. Doanh thu 9 tháng đầu năm22 của VRE tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái vì công ty không còn phải hỗ trợ người thuê bằng cách cắt giảm tiền thuê như đã làm trong 9 tháng đầu năm 2021.

Lượng khách đến trong quý 3/2022 tăng 8% theo quý, đánh dấu 4 quý cải thiện liên tiếp; trong khi tỷ lệ lấp đầy tăng lên 84% trong quý 3 so với 82,5% trong quý 2. Các thương hiệu lớn đã đẩy nhanh kế hoạch mở rộng cửa hàng trong hệ thống trung tâm thương mại của VRE, giá thuê tại các trung tâm mua sắm ở khu vực trung tâm cũng tăng trưởng hai con số so với trước Covid nhờ nhu cầu tăng cao.

Tiếp nối thành công của 3 trung tâm thương mại khai trương tại quý 2/2022, VRE dự kiến ​​khai trương 6 trung tâm thương mại mới vào năm 2023, nâng tổng diện tích mặt sàn (GFA) lên 1,9 triệu m2.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
MWG không đáp ứng yêu cầu của rổ chỉ số VNDiamond khi kết quả kinh doanh xuống đáy.

MWG bị loại khỏi VNDiamond

Sở Giao dịch Chứng khoán khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố thành phần chỉ số VNDiamond kỳ tháng 4/2023. Theo đó, MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động là trường hợp bị loại.