Các nhà sản xuất vẫn lạc quan dù PMI giảm điểm trong tháng 3

PMI Việt nAM
16:57 - 01/04/2024
Ảnh minh họa: TTXVN
Ảnh minh họa: TTXVN
0:00 / 0:00
0:00
Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global cho thấy chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam rơi nhẹ xuống dưới ngưỡng trung bình 50 điểm trong tháng 3, đạt 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2.

Báo cáo chỉ ra rằng, có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu đi trong tháng 3, kéo theo số lượng đơn đặt hàng mới giảm mặc dù giá hàng hóa đã được chiết khấu để giúp tăng doanh số.

Theo S&P Global, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng giảm trong bối cảnh có áp lực cạnh tranh và những vấn đề về địa chính trị. Hệ quả là, các công ty đã giảm sản lượng vào tháng 3/2024 sau khi tăng trong tháng 1 và tháng 2.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là, mức giảm của sản lượng chỉ là nhỏ và chỉ giới hạn trong các công ty sản xuất hàng hóa trung gian, trong khi các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa đầu tư cơ bản vẫn ghi nhận tăng trưởng.

Các nhà sản xuất vẫn lạc quan dù PMI giảm điểm trong tháng 3 ảnh 1

Mặc dù có sự yếu kém trong tháng 3, nhưng các nhà sản xuất tin tưởng rằng sản lượng sẽ tăng trong thời gian một năm tới. Mức độ lạc quan về triển vọng sản lượng đã đạt mức cao nhất trong 18 tháng. Các công ty dự kiến tung ra các sản phẩm mới để thúc đẩy sản lượng, đồng thời kỳ vọng rằng nhu cầu thị trường cải thiện sẽ giúp làm tăng số lượng đơn đặt hàng mới.

Các nhà sản xuất vẫn lạc quan dù PMI giảm điểm trong tháng 3 ảnh 2

Theo báo cáo, các nhà sản xuất cũng nỗ lực tăng tuyển dụng trong tháng 3, từ đó góp phần tăng số lượng việc làm tháng thứ hai liên tiếp, với tốc độ tăng là nhanh nhất kể từ tháng 10/2022. Số lượng nhân viên tăng, cùng với số lượng đơn đặt hàng mới giảm, đã giúp các công ty giải quyết được lượng công việc tồn đọng tháng thứ hai liên tiếp. Tốc độ giảm lượng công việc tồn đọng là nhanh nhất trong 5 tháng.

Yêu cầu sản lượng giảm cũng đã khiến các công ty cắt bớt hoạt động mua hàng trong tháng 3, từ đó kéo thấp chỉ số tồn kho hàng hóa đầu vào.

Theo S&P Global, tồn kho hàng thành phẩm trong tháng 3/2024 có mức giảm lớn nhất tính trong thời gian 33 tháng. Sản lượng giảm và sản phẩm đã hoàn thiện được chuyển cho khách hàng là những nguyên nhân dẫn đến giảm hàng tồn kho sau sản xuất.

Trong một số trường hợp, nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm đã góp phần làm chậm tốc độ tăng chi phí đầu vào, và mức tăng chi phí lần này là nhẹ nhất kể từ tháng 8/2023 và yếu hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Ở những nơi giá đầu vào tăng, các thành viên nhóm khảo sát cho rằng nguyên nhân là do giá cả nguyên vật liệu và giá dầu tăng.

Các nhà sản xuất đã giảm giá bán hàng lần thứ hai trong ba tháng qua. Mức giảm nhẹ trong tháng 3 sau khi tăng nhẹ trong tháng 2 phản ánh sự kết hợp của áp lực cạnh tranh, tình hình nhu cầu yếu và mức tăng chi phí chậm hơn.

Báo cáo cũng đánh giá rằng, thời gian giao hàng của nhà cung cấp hầu như không thay đổi vào cuối quý đầu năm 2024. Những chậm trễ trong khâu chuyển hàng và những xung đột trên thế giới hiện nay đã khiến việc nhận hàng bị chậm trong một số trường hợp, nhưng yếu tố này hầu như đã được triệt tiêu nhờ việc người bán hàng có đủ hàng hóa để đáp ứng các đơn hàng.

Bình luận về ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 1/2024, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:

"Tăng trưởng của ngành sản xuất Việt Nam đã chậm lại trong tháng 3 khi nhu cầu giảm đã kìm hãm đà tăng của số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng. Tình trạng nhu cầu yếu cũng được phản ánh trong các chỉ số giá cả của khảo sát PMI, khi tốc độ tăng chi phí đầu vào đã chậm lại và giá bán hàng đã giảm".

Mặt khác, ông cũng đánh giá rằng một điểm tích cực trong tháng 3 là các công ty Việt Nam đang ngày càng lạc quan rằng ngành sản xuất sẽ tăng trưởng trở lại trong những tháng tới, từ đó niềm tin kinh doanh đã giúp việc làm tăng vào cuối quý đầu của năm.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Giá thực phẩm thế giới giảm tháng thứ 7 liên tiếp

Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực thực phẩm thế giới tiếp tục giảm trong tháng 2/2024, tháng thứ bảy liên tiếp duy trì xu thế đi xuống. Trong đó, tất cả các loại ngũ cốc thiết yếu đều giảm, bất chấp giá đường và thịt tăng.
Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Ngành kinh doanh ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam đã trải qua năm 2023 vô cùng khó khăn, được giới chuyên gia nhận định là “kỳ kiểm tra” tiếp theo sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuối năm các tín hiệu tích cực đã xuất hiện báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ.