Cần gói tài khóa - tiền tệ 743.000 tỷ đồng, có thể hạ lãi suất thêm 1%

“Trong khi các quốc gia trên thế giới phục hồi theo hình chữ V rõ nét thì Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ U. Nếu không có gói hỗ trợ đặc biệt thì ta chắc chắn sẽ lỡ nhịp, tụt hậu”, TS. Cấn Văn Lực nhận định tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.

Cần gói tài khóa - tiền tệ 743.000 tỷ đồng, có thể hạ lãi suất thêm 1%

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 5/12, TS. Cấn Văn Lực (chuyên gia kinh tế trưởng BIDV) đề xuất chương trình hỗ trợ kinh tế - xã hội quy mô khoảng 844.000 tỷ đồng, thực chi 446.000 tỷ đồng cho 2 năm 2022-2023. Trong đó, gói hỗ trợ tài khóa - tiền tệ tổng trị giá 743.395 tỷ đồng.

Nguy cơ “lỡ nhịp” phục hồi kinh tế

Đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội toàn cầu trong 2 năm qua. Trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc 3,1%, mức thấp kỷ lục do các biện pháp hạn chế kiểm dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa - dịch vụ và ăn mòn sức tiêu thụ.

Bước sang năm 2021, lạm phát tăng tương đối nhanh từ cả hai phía cung và cầu cũng tạo áp lực lớn cho điều hành chính sách của các quốc gia. Sự xuất hiện mới của biến chủng Omicron dù không quá nguy hiểm nhưng cũng tiềm tàng nhiều rủi ro bất ổn, nguy cơ làm giảm tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống 0-,2-0,4%, theo dự báo mới nhất của Goldman Sachs.

Quy mô gói hỗ trợ của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới (Nguồn: nhóm chuyên gia BIDV)
Quy mô gói hỗ trợ của Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới (Nguồn: nhóm chuyên gia BIDV)

“Trong thời gian tới, thế giới chắc chắn còn đối diện nhiều rủi ro như đà phục hồi không đồng đều, vấn đề lạm phát buộc một số quốc gia rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi buộc phải tính thu hẹp dần các gói hỗ trợ và tăng lãi suất, trong khi đó lợi nhuận biên của doanh nghiệp đã và đang suy giảm, vừa do dịch bệnh vừa do giá đầu vào tăng nhưng giá đầu ra chưa tăng tương ứng. Cùng với đó, nợ công, thâm hụt ngân sách tăng, rủi ro nợ doanh nghiệp và hộ gia đình tăng, rủi ro tội phạm xã hội, tội phạm công nghệ và tài chính tăng”, TS. Cấn Văn Lực nhận định tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.

Nhìn vào tình hình trong nước, tác động của dịch COVID-19 với kinh tế - xã hội là rất lớn. TS Lực nhận định đà phục hồi kinh tế của Việt Nam đang có dấu hiệu lỡ nhịp sau làn sóng dịch thứ 4, nhất là với mức tăng trưởng -6,17% thấp kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục 3,98% trong quý III vừa qua. Ước tăng trưởng GDP cả năm 2021 khoảng 2%, nhiều khả năng không đạt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025

Ảnh tác giả

“Trong khi các quốc gia trên thế giới phục hồi theo hình chữ V rõ nét thì có vẻ như Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ U, đây là điểm cần lưu ý vì nếu không có gói hỗ trợ đặc biệt thì ta chắc chắn sẽ lỡ nhịp, tụt hậu”

TS. Cấn Văn Lực

Theo TS. Lực, nếu không có chương trình phục hồi quy mô đủ lớn, kết hợp phù hợp chính sách tài khóa và tiền tệ thì tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam có thể chỉ ở mức 4-4.5%. Trong khi đó, ông Lực nhận định dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ cho chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội 2022-2023 vẫn còn.

Về dư địa tài khóa, thu NSNN năm 2021 dự kiến đạt hơn 100% kế hoạch, thâm hụt NSNN và nợ công được kiểm soát tốt giai đoạn trước, quy mô hỗ trợ tài khóa mà Việt Nam đưa ra trong giai đoạn 2020-2021 ước gần 3%, tức còn khá khiêm tốn. Trong khi đó, các cân đối lớn của nền kinh tế (thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN, lạm phát...) vẫn trong ngưỡng an toàn.

Về dư địa tiền tệ, dù không dồi dào như dư địa tài khóa nhưng theo TS. Lực, khả năng hạ lãi suất và tăng trưởng tín dụng vẫn còn do lạm phát ở mức khá thấp, có thể tăng cung tiền ở mức độ hợp lý để hỗ trợ phục hồi kinh tế, ngoài ra sức chống chịu của ngành ngân hàng hiện tương đối tốt hơn giai đoạn trước.

“Về tiền tệ, chúng tôi cho rằng vẫn còn 1 phần dư địa dù ít hơn, bởi vì lãi suất đã ở mức tương đối thấp trong khi xu thế thế giới bắt đầu lãi suất, còn áp lực lạm phát trong năm sau được dự báo là tương đối lớn, rồi vấn đề nợ xấu, khả năng hấp thụ của nền kinh tế... Mặc dù vậy chúng tôi vẫn đề nghị đưa ra các biện pháp gián tiếp và trực tiếp (sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở) để tổ chức tín dụng phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất khoảng 0,5-1% trong thời gian tới”.

Đề xuất gói hỗ trợ tài khóa - tiền tệ trị giá 743.000 tỷ đồng

Cũng tại Diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực đưa ra đề xuất chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội 2022-2023 tổng trị giá 843.845 tỷ đồng, tương đương 10,38% GDP dự kiến năm 2021 (giả định tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2%). Thực chi ước 445.760 tỷ đồng, tương đương 5,48% GDP năm 2021.

TS. Cấn Văn Lực đề xuất chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội 2022-2023 tổng trị giá 843.845 tỷ đồng (Nguồn: nhóm chuyên gia BIDV)
TS. Cấn Văn Lực đề xuất chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội 2022-2023 tổng trị giá 843.845 tỷ đồng (Nguồn: nhóm chuyên gia BIDV)

Cụ thể, chính sách hỗ trợ tài khóa đề xuất 678.395 tỷ đồng, thực chi 383.200 tỷ đồng, tương đương 4,71% GDP năm 2021. Trong đó tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng với mức thực chi 150.000 tỷ đồng trong 2 năm.

Song song, triển khai gói hỗ trợ lãi suất trị giá khoảng 20.000-30.000 tỷ đồng trong 2 năm theo đề xuất của Bộ Tài chính. Cùng với đó, kết hợp các biện pháp bảo lãnh vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ (dự kiến quy mô 80.000 tỷ, thực chi 1.757 tỷ), giảm thuế VAT, giảm phí BHXH…

Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội chủ yếu tập trung vào các gói tài khóa do dư địa chính sách tiền tệ không còn dồi dào (Nguồn: nhóm chuyên gia BIDV)
Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội chủ yếu tập trung vào các gói tài khóa do dư địa chính sách tiền tệ không còn dồi dào (Nguồn: nhóm chuyên gia BIDV)

Chính sách tiền tệ quy mô 65.000 tỷ đồng, thực chi 6.100 tỷ đồng, tương đương 0,08% GDP năm 2021. Các biện pháp cụ thể bao gồm tiếp tục tập trung vào triển khai Thông tư 14/2021/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng COVID-19.

Đồng thời phấn đấu giảm thêm 0,5-1% lãi suất cho vay bình quân trong năm 2022 và duy trì ổn định trong năm 2023, cho vay tái cấp vốn các TCTD để cho vay nhà ở (nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ…), linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 13-14% trong năm 2022–2023...

Như vậy, tổng quy mô gói tài khóa - tiền tệ đề xuất khoảng 743.395 tỷ đồng, thực chi là 389.300 tỷ đồng. Còn lại là các chính sách khác bao gồm an sinh xã hội, đầu tư của SCIC vào doanh nghiệp...với quy mô khoảng 100.450 tỷ đồng, thực chi 56.460 tỷ đồng.

Chương trình phục hồi phải nhanh, gọn, hiệu quả

Cũng theo đề xuất của TS. Lực, thời gian thực hiện chương trình phục hồi kinh tế xã hội dự kiến kéo dài trong khoảng 2 năm (2022-2023), trừ một số chương trình dài hạn như đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư y tế….

Đối tượng tiếp nhận chủ yếu hướng đến là lao động và người sử dụng lao động. Trong đó đặc biệt lưu ý hướng đến các đối tượng có khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng, còn thiếu một/một số điều kiện nhưng có khả năng phục hồi, đối tượng hoạt động trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, chưa thể bố trí nguồn thay thế, đối tượng thuộc những lĩnh vực, dự án ưu tiên phát triển hướng đến bao trùm, bền vững (như y tế, giáo dục, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cơ sở hạ tầng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...), các dự án cơ sở hạ tầng: liên kết vùng, trọng điểm, có tính lan tỏa, trong danh mục đầu tư công đã chuẩn bị xong thủ tục đầu tư, dự án dở dang, thiếu vốn tạm thời cần bổ sung…

Ngoài ra, chương trình phải đảm bảo 6 mục tiêu chính. Một là bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Hai là phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác. Ba là có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, có trọng tâm, trọng điểm. Bốn là hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu. Năm là khả năng khả thi và triển khai nhanh. Sáu là đảm bảo thực hiện đa mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ảnh tác giả

“Chính sách phải tác động cả tổng cung và tổng cầu vì tổng cầu thì yếu còn tổng cung thì tắc nghẽn. Đồng thời phải triển khai nhanh, gọn, hiệu quả, phối hợp các chính sách với nhau và phối hợp cả chương trình phục hồi kinh tế xã hội này với các chương trình chiến lược kế hoạch kinh tế xã hội khác thì mới phát huy hiệu quả kỳ vọng”.

TS. Cấn Văn Lực

Ngày 27/11, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo 318/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT tiếp tục hoàn thiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo Chính phủ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/11.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận định cần có gói hỗ trợ quy mô đủ lớn, thời gian thực hiện phù hợp, hỗ trợ cho cả phía cung và cầu, phối hợp linh hoạt chính sách tiền tệ và tài khóa, phải tập trung vào các chính sách có hiệu quả nhanh chóng kịp thời nhưng đồng thời phải lường trước các tác động dài hạn, song song phải xây dựng cơ chế thực hiện khả thi, hiệu quả, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm và xem xét khả năng hấp thụ, vay trả của nền kinh tế. Dự tính thời gian thực hiện hỗ trợ trong 2 năm (2022 - 2023).

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 sáng 5/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh nội dung trọng tâm của Diễn đàn là các kiến nghị đề xuất cho chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022-2023, trong đó trọng tâm là các gợi ý chính sách tài khóa - tiền tệ.

TrueDoc và AiHealth sáp nhập, nhận đầu tư từ Quỹ TNB Aura Scout.

TrueDoc và AiHealth sáp nhập, nhận đầu tư từ Quỹ TNB Aura Scout.

Ngày 22/8, TrueDoc công bố sáp nhập với AiHealth và nhận một khoản đầu tư từ Quỹ mạo hiểm TNB Aura Scout.
STADA thâu tóm thương hiệu Nizoral Cream tại Việt Nam

STADA thâu tóm thương hiệu Nizoral Cream tại Việt Nam

Tập đoàn dược phẩm STADA đang mở rộng mảng kinh doanh chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc mua lại Nizoral Cream tại các thị trường Việt Nam, Philippines và Thái Lan.
Đấu thầu thuốc: 'Quan trọng là công khai, minh bạch, không có lợi ích nhóm'

Đấu thầu thuốc: 'Quan trọng là công khai, minh bạch, không có lợi ích nhóm'

Thứ trưởng Bộ Y tế nói, các địa phương phải rất linh hoạt trong vận dụng để tổ chức đấu thầu, miễn là công khai, minh bạch, không có lợi ích nhóm, hay dấu hiệu tham nhũng, lãng phí.
Thủ tướng làm việc với các tập đoàn dược phẩm hàng đầu Ấn Độ

Thủ tướng làm việc với các tập đoàn dược phẩm hàng đầu Ấn Độ

Tiếp tục chương tình chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, sáng 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm.
Dược liệu Trung ương 2: Lợi nhuận đi lùi do chi phí tăng cao

Dược liệu Trung ương 2: Lợi nhuận đi lùi do chi phí tăng cao

Quý 2/2024, lợi nhuận trước thuế của CTCP Dược liệu Trung ương 2 giảm mạnh 73% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 45,7 tỷ đồng xuống còn 12,3 tỷ đồng.
Từ 1/8, bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh đến 21h

Từ 1/8, bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh đến 21h

Đơn vị này cho biết đây là một trong những giải pháp nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc cục bộ, xếp hàng chờ đợi của người dân khi số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện ngày càng gia tăng.
Nhiều điểm mới tại triển lãm y dược Vietnam Medi-Pharm 2024

Nhiều điểm mới tại triển lãm y dược Vietnam Medi-Pharm 2024

Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 31 có nhiều điểm mới như mở rộng thêm lĩnh vực trưng bày với các chuyên đề về công nghệ y tế, y dược thông minh; chú trọng công nghệ và dịch vụ chăm sóc người già, chăm sóc dài hạn tại Việt Nam.
Khởi công Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế giai đoạn 2

Khởi công Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế giai đoạn 2

Sáng 6/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế, một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt được Chính phủ và Bộ Y tế lựa chọn để nâng cấp trở thành bệnh viện ngang tầm quốc tế.
Ca tử vong thứ 5 vì thực phẩm chức năng của Nhật Bản

Ca tử vong thứ 5 vì thực phẩm chức năng của Nhật Bản

Ngày 29/3, hãng dược phẩm Kobayashi đến từ Nhật Bản xác nhận trường hợp thứ 5 tử vong liên quan đến thực phẩm chứa gạo men đỏ.
Y tế tận nhà - Dịch vụ chăm sóc vượt mong đợi của cư dân Vinhomes Grand Park

Y tế tận nhà - Dịch vụ chăm sóc vượt mong đợi của cư dân Vinhomes Grand Park

Thông tin Vinhomes Grand Park chính thức triển khai Dịch vụ y tế tận nhà đang được các cư dân Đại đô thị mong đợi. Nhiều ý kiến đánh giá hiếm chủ đầu tư nào liên tục “chơi lớn” thăng hạng đặc quyền cho cư dân như Vinhomes.
The Body Shop Việt Nam vẫn hoạt động bình thường

The Body Shop Việt Nam vẫn hoạt động bình thường

The Body Shop Việt Nam khẳng định, những hoạt động tái cấu trúc đang diễn ra tại Anh, Mỹ và các thị trường khác không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hoạt động kinh doanh của công ty này tại Việt Nam.
Ban hành nghị định tháo gỡ khó khăn về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Ban hành nghị định tháo gỡ khó khăn về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam có 15 bác sĩ, 33 giường bệnh trên 10.000 dân

Phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam có 15 bác sĩ, 33 giường bệnh trên 10.000 dân

Đây là một trong những mục tiêu được nêu tại Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giải quyết dứt điểm vướng mắc về đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế

Giải quyết dứt điểm vướng mắc về đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế

Chiều 21/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ Y tế, một số bộ, ngành, sở y tế, bệnh viện nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu năm 2023 về lựa chọn nhà thầu.
Quản lý ngành dược theo cơ chế thị trường nhưng có kiểm soát, chất lượng

Quản lý ngành dược theo cơ chế thị trường nhưng có kiểm soát, chất lượng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần quản lý ngành dược theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, nhưng có kiểm soát, an toàn, chất lượng, khi góp ý về Dự án sửa đổi Luật Dược.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế

Đây là một trong những nội dung của Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký phê duyệt tại Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 23/1/2024.
'Không cần thiết đặt thêm quy định cho doanh nghiệp vận chuyển thuốc'

'Không cần thiết đặt thêm quy định cho doanh nghiệp vận chuyển thuốc'

Đây là kiến nghị của ông Ngô Khắc Lễ, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược do VCCI phối hợp với Cục Quản lý dược tổ chức ngày 22/12.
Medipharm Expo 2023 hội tụ những công nghệ mới nhất ngành y dược

Medipharm Expo 2023 hội tụ những công nghệ mới nhất ngành y dược

Ngày 7/12, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược (Medipharm Expo) lần thứ 29 đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của 150 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Ba Lan, Bangladesh, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Chống kháng kháng sinh trở thành nhiệm vụ ưu tiên của nhiều Bộ

Chống kháng kháng sinh trở thành nhiệm vụ ưu tiên của nhiều Bộ

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, phòng chống kháng kháng sinh là nhiệm vụ ưu tiên của cả Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế.
Bộ Y tế đề xuất 315 loại thuốc thuộc danh mục áp dụng đàm phán giá

Bộ Y tế đề xuất 315 loại thuốc thuộc danh mục áp dụng đàm phán giá

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành danh mục thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phám giá.
Lào Cai: Nỗ lực cải thiện điều kiện y tế cho bà con dân tộc thiểu số

Lào Cai: Nỗ lực cải thiện điều kiện y tế cho bà con dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện hiệu quả nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là về chăm sóc sức khỏe cho bà con dân tộc thiểu số ở miền núi, tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều dự án an sinh, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện hơn 200 ca ghép gan thành công

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện hơn 200 ca ghép gan thành công

Theo chia sẻ của Thiếu tướng, PGS.TS. Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, với hơn 200 ca ghép gan thành công, bệnh viện đã cứu sống và điều trị cho nhiều bệnh nhân suy gan nặng, suy gan cấp tính, hôn mê gan.
Xu hướng mới sử dụng robot trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi

Xu hướng mới sử dụng robot trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi

Bác sĩ Ngô Vi Hải, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật lồng ngực (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), cho biết đây là một xu hướng mới trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi, nhất là với những trường hợp ở giai đoạn sớm thì có thể mổ với sự hỗ trợ robot.
63% ca nhiễm đậu mùa khỉ tại Việt Nam đang mắc HIV, chủ yếu là nam giới

63% ca nhiễm đậu mùa khỉ tại Việt Nam đang mắc HIV, chủ yếu là nam giới

Theo thông tin từ Bộ Y tế, chỉ trong vòng 4 tháng, từ đầu tháng 7 đến hết tháng 10, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), bao gồm 2 ca nhập cảnh vào năm 2022. Trong đó khoảng 63% ca bệnh đang nhiễm HIV.
Đề nghị trả lại chi phí cho người dân phải tự mua thuốc, Bộ trưởng nói gì?

Đề nghị trả lại chi phí cho người dân phải tự mua thuốc, Bộ trưởng nói gì?

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, liên quan đến cơ chế thanh toán tiền trực tiếp cho người bệnh phải ra ngoài mua thuốc , hiện Bộ đã giao vụ Bảo hiểm Y tế xây dựng thông tư nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.
170 doanh nghiệp sẽ tham dự Vietnam Medipharm Expo tại Hà Nội

170 doanh nghiệp sẽ tham dự Vietnam Medipharm Expo tại Hà Nội

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược (Vietnam Medipharm Expo) lần thứ 29 sẽ khai mạc ngày 7/12 tại Hà Nội, với sự tham dự của 170 doanh nghiệp theo 5 nhóm ngành chính.
Người dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Người dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán thuốc, vật tư mua từ nguồn ngân sách

Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán thuốc, vật tư mua từ nguồn ngân sách

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các bộ ngành hướng dẫn áp dụng Nghị quyết số 129/NQ-CP liên quan đến bảo hiểm y tế.
Đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược công nghệ cao trong khu vực

Đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược công nghệ cao trong khu vực

Đây là một trong những mục tiêu của Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký phê duyệt ngày 9/10.
Bệnh nhi 15 tuổi tại Thanh Hóa tử vong do virus 'ăn thịt người'

Bệnh nhi 15 tuổi tại Thanh Hóa tử vong do virus 'ăn thịt người'

Sáng 19/9, theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bệnh nhi mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, đã tử vong sau gần 1 tháng mắc bệnh.
Bộ Y tế yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh trực 24/24h dịp Lễ 2/9

Bộ Y tế yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh trực 24/24h dịp Lễ 2/9

Các cơ sở khám chữa bệnh bố trí phân công cán bộ trực 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9; đảm bảo điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng gấp 5,3 lần cùng kỳ

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng gấp 5,3 lần cùng kỳ

Từ đầu năm đến 25/8 cả nước ghi nhận 66.386 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi các vùng còn lại đều giảm, số ca mắc tại miền Bắc tăng tới 125,2%, riêng tại Hà Nội tăng gấp 5,3 lần cùng kỳ.
Điều chuyển thuốc phòng chống dịch Covid-19 cho khám, chữa bệnh

Điều chuyển thuốc phòng chống dịch Covid-19 cho khám, chữa bệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 129/NQ-CP ngày 18/8/2023 về việc điều chuyển thuốc, vật tư, sinh phẩm đã mua từ nguồn ngân sách Nhà nước cho phòng, chống dịch Covid-19 sang dịch vụ khám, chữa bệnh.
Chủ tịch nước tiếp các chuyên gia đầu ngành răng hàm mặt Việt Nam và quốc tế

Chủ tịch nước tiếp các chuyên gia đầu ngành răng hàm mặt Việt Nam và quốc tế

Chiều 17/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt các giáo sư, bác sĩ, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành tiêu biểu đại diện cho ngành răng hàm mặt Việt Nam và quốc tế tham dự Hội nghị khoa học và Triển lãm răng hàm mặt 2023.
TP HCM lập ngân hàng huyết thanh với sức chứa lên tới 450.000 mẫu

TP HCM lập ngân hàng huyết thanh với sức chứa lên tới 450.000 mẫu

Ngày 17/8, ngân hàng huyết thanh do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) thành lập đã bắt đầu đi vào hoạt động, với sức chứa lưu trữ từ 400.000 - 450.000 mẫu huyết thanh.
Phân bổ 185.000 liều vaccine 5 trong 1 trong tháng 8

Phân bổ 185.000 liều vaccine 5 trong 1 trong tháng 8

Theo thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, 185.000 liều vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine 5 trong 1) sẽ được phân bổ cho 49 tỉnh/thành phố và vận chuyển tới các địa phương ngay trong tháng 8.
Xem thêm