Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: 'Khó đâu tháo đó'

Cho rằng tăng trưởng của TP HCM chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cho Thành phố theo phương châm “tắc đâu thông đó, khó đâu tháo đó”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: 'Khó đâu tháo đó'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Sáng 5/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ban Thường vụ Thành uỷ TP HCM về kết quả triển khai các nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, nghe báo cáo về các nội dung TP HCM đăng ký để Quốc hội xem xét tại kỳ họp cuối năm 2024; các nội dung qua thực tiễn áp dụng tại TP HCM cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật.

Báo cáo tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã báo cáo với Đoàn về việc thực hiện 3 nghị quyết của Quốc hội.

Về Nghị quyết số 98 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, ông Mãi cho biết, Nghị quyết quy định 44 cơ chế đặc thù, trong đó có 30 cơ chế đã áp dụng; 2 cơ chế đang chờ Bộ, ngành bổ sung quy định; một cơ chế xin dừng thực hiện do đã có quy định mới thay thế; 4 cơ chế chưa đề xuất áp dụng; 7 cơ chế Thành phố đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn.

Hiện có 16/32 nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao đã được Thành phố triển khai, đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tốt. Thành phố đang chỉ đạo khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các nội dung còn lại.

Về Nghị quyết số 57 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, dự án có tổng mức đầu tư là 75.378 tỷ đồng và tổng chiều dài khoảng 76,34 km, đi qua địa phận TP HCM và 3 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An), được chia thành 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức đầu tư công.

Dự án được Quốc hội, Chính phủ cho phép áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về nguồn vốn, công tác chuẩn bị đầu tư nên có nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai, khẳng định được tính hiệu quả, hoàn toàn có thể áp dụng cho các dự án khác hoặc xem xét luật hóa.

Theo ông Phan Văn Mãi, dự án đã hoàn thành phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án thành phần với tổng mức đầu tư là 68.660 tỷ đồng; bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt khoảng 95% (575/603 ha), riêng đoạn qua TP HCM đạt 99,9%. Tiến độ khởi công, thi công các dự án thành phần cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Về Nghị quyết số 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM, ông Phan Văn Mãi cho biết, kể từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 131, Thành phố đã tổ chức thành công các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Vai trò của HĐND Thành phố được phát huy hiệu quả thông qua nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, hoạt động; tăng cường hoạt động giám sát, tái giám sát; giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri và đổi mới các diễn đàn đối thoại với người dân...

Tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND TP HCM cũng báo cáo với Đoàn công tác về các nội dung chuẩn bị trình Quốc hội bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM; Đề án đường sắt đô thị TP HCM; Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP HCM.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: 'Khó đâu tháo đó'
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi báo cáo tại cuộc làm việc. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Phát biểu kết luận tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, Quốc hội luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho TP HCM và kỳ vọng nhiều vào đầu tàu kinh tế của cả nước.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao cách làm mới, quyết tâm mới của Thành phố; ghi nhận sự phát triển của Thành phố theo hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 6,8%.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra, tăng trưởng của Thành phố chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế. Kết cấu hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ… Vì vậy, ông đề nghị cần tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cho Thành phố theo phương châm “tắc đâu thông đó, khó đâu tháo đó”.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đảng đoàn Quốc hội cơ bản thống nhất về mặt chủ trương với đề xuất có tư duy và tầm nhìn của Thành phố về dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4, đường sắt đô thị và trung tâm tài chính quốc tế. Ông đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM chỉ đạo UBND Thành phố khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương hoàn thiện các tài liệu theo quy định để trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Nhấn mạnh đây là vấn đề cấp bách, yêu cầu khách quan, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẵn sàng họp, phối hợp khẩn trương, thường xuyên với Thành phố để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Ông lưu ý hồ sơ các dự án, đề án phải đầy đủ theo quy định, làm rõ về căn cứ pháp lý, đánh giá kỹ đầy đủ tác động, thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục.

Khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP HCM Khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP HCM
Thủ tướng: Có chiến lược riêng, cơ chế đặc thù với TP HCM Thủ tướng: Có chiến lược riêng, cơ chế đặc thù với TP HCM
Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11 Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11
23 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công thấp

23 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công thấp

Theo Bộ Tài chính, hiện vẫn còn 28 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.
Quốc hội nhất trí thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa

Quốc hội nhất trí thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết, tạo cơ chế để huy động thêm các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách Nhà nước chưa thể đáp ứng được.
'Doanh nghiệp Nhà nước muốn có cơ chế đủ thông thoáng để kinh doanh bình đẳng'

'Doanh nghiệp Nhà nước muốn có cơ chế đủ thông thoáng để kinh doanh bình đẳng'

Theo Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn, cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước hiện nay như “chiếc áo quá chật”, khiến doanh nghiệp mất quyền chủ động trong phát triển kinh doanh.
Đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal

Đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal

Ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi.
Đề xuất luật hóa tài sản số để quản lý, ngăn chặn rủi ro

Đề xuất luật hóa tài sản số để quản lý, ngăn chặn rủi ro

Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, quản lý tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp nên cần cân nhắc kỹ lưỡng, trong đó cần nghiên cứu, làm rõ một số nội dung về phân loại tài sản số và xây dựng các quy định quản lý tương ứng.
Quốc hội cho ý kiến với 3 dự án luật

Quốc hội cho ý kiến với 3 dự án luật

Ngày 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hoá (sửa đổi), nghị quyết về kết quả giám sát thị trường bất động sản và cho ý kiến với 3 dự án luật.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và làm việc tại Vương quốc Campuchia, chiều ngày 22/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, máy điều hòa

Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, máy điều hòa

Đóng góp ý kiến về dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và máy điều hòa nhiệt độ, vì đây không còn là các mặt hàng xa xỉ.
Việt Nam - Campuchia gắn kết chặt chẽ trong kỷ nguyên mới

Việt Nam - Campuchia gắn kết chặt chẽ trong kỷ nguyên mới

Chiều 21/11, tại Trụ sở Quốc hội Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
Dominica mong muốn hợp tác với nhiều doanh nghiệp Việt Nam

Dominica mong muốn hợp tác với nhiều doanh nghiệp Việt Nam

Dominica đánh giá cao thành tựu và vị thế của Việt Nam và mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực lúa gạo, dầu khí, năng lượng, công nghệ với các tập đoàn như PVN, Viettel, Viglacera, Vinfast, FPT.
Quốc hội thảo luận việc sửa đổi hai luật quan trọng về thuế

Quốc hội thảo luận việc sửa đổi hai luật quan trọng về thuế

Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về 4 dự án luật, trong đó có hai luật quan trọng về thuế là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với TP Hải Phòng

Đại biểu Quốc hội gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với TP Hải Phòng

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) bày tỏ tin tưởng dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng sẽ là một bước đột phá lớn cho Hải Phòng.
'Phải bảo tồn tốt kho tàng di sản văn hóa mà Cố đô Huế đang sở hữu'

'Phải bảo tồn tốt kho tàng di sản văn hóa mà Cố đô Huế đang sở hữu'

Các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương; nhấn mạnh rằng để TP Huế sau này phát triển bền vững thì cần giải quyết hài hòa bài toán bảo tồn và phát triển, từ đó giúp giữ gìn và phát huy các giá trị di sản Cố đô.
Bộ Chính trị kỷ luật ông Vương Đình Huệ, ông Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật ông Vương Đình Huệ, ông Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Vương Đình Huệ và ông Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ukraine, Bộ Ngoại giao đã ra khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn cho bản thân và gia đình, trong đó có việc sơ tán khỏi các thành phố lớn; công dân Việt Nam không đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, với tầm nhìn mới, tầm cao mới, quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Malaysia nhất định sẽ mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác hai nước vì hòa bình, ổn định phát triển bền vững.
Tạo hành lang pháp lý cho các hình thức kinh doanh dược phẩm mới

Tạo hành lang pháp lý cho các hình thức kinh doanh dược phẩm mới

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược quy định về điều kiện kinh doanh, quyền và trách nhiệm của cơ sở tổ chức chuỗi nhà thuốc.
Thủ tướng Malaysia chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Thủ tướng Malaysia chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Trưa 21/11, tại Phủ Thủ tướng ở Thủ đô hành chính Putrajaya, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân chủ trì lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.
Hải Dương có tân Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh đoàn

Hải Dương có tân Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh đoàn

Sáng 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc công nhận Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
ĐBQH: 'Nhà ở thương mại xây lên nhưng nhiều nơi không có ai ở'

ĐBQH: 'Nhà ở thương mại xây lên nhưng nhiều nơi không có ai ở'

Các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về việc thí điểm thực hiện dự án nhà thương mại trên cả nước, khi trên thực tế không ít nơi xảy ra tình trạng xây xong nhưng không ai ở; đề xuất ưu tiên quỹ đất xây nhà ở xã hội cho người lao động thu nhập thấp.
Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Dominica

Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Dominica

Chiều ngày 20/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội kiến lần lượt với Chủ tịch Thượng viện Ricardo de los Santos Polanco và Chủ tịch Hạ viện Alfredo Pacheco tại Trụ sở Quốc hội Cộng hòa Dominica.
Thủ tướng đề nghị Cộng hòa Dominica sớm đàm phán hiệp định mậu dịch tự do

Thủ tướng đề nghị Cộng hòa Dominica sớm đàm phán hiệp định mậu dịch tự do

Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Bức tranh tăng trưởng kinh tế ASEAN-6 quý 3/2024

Bức tranh tăng trưởng kinh tế ASEAN-6 quý 3/2024

Với mức tăng 7,4%, Việt Nam là quốc gia có tăng trưởng kinh tế GDP cao nhất khu vực ASEAN-6 trong quý 3/2024.
Quốc hội thảo luận việc thí điểm mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại

Quốc hội thảo luận việc thí điểm mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại

Việc mở rộng điều kiện được nhận chuyển quyền sử dụng đất để làm nhà ở thương mại nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án, tăng nguồn cung trên thị trường bất động sản.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp trong nước

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp trong nước

Chiều 20/11, thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, nhiều đại biểu để cập đến vấn đề nội địa hoá và sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào dự án.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề xuất xây dựng bộ quy tắc chung về AI

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề xuất xây dựng bộ quy tắc chung về AI

Ngày 20/11 tại Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự lễ khai mạc Đại hội Internet thế giới (World Internet Conference - WIC) 2024 với chủ đề “Tương lai số lấy con người làm gốc, trí tuệ thông minh hướng thiện – Cùng chung tay xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai không gian mạng”.
ĐBQH: Dự án đường sắt tốc độ cao 'bàn làm chứ không bàn lùi'

ĐBQH: Dự án đường sắt tốc độ cao 'bàn làm chứ không bàn lùi'

Các đại biểu Quốc hội tán thành với Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tinh thần "bàn làm chứ không bàn lùi"; nhận định rằng dự án cũng cần quan tâm thu hút đầu tư tư nhân trong nước và cần khơi tinh thần tự hào dân tộc để đóng góp vào các công trình quốc gia trong tương lai.
Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến Thành phố Cần Thơ

Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến Thành phố Cần Thơ

Các đại biểu cho rằng nếu có đường sắt tốc độ cao kết nối đến Cần Thơ, vùng ĐBSCL sẽ có chuyển biến quan trọng trong cải thiện logistics, mở rộng không gian phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo một số nước tại hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo một số nước tại hội nghị G20

Ngày 19/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, UAE, Vatican, WHO.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica từ ngày 19-21/11 theo lời mời của Tổng thống Luis Abinader và Phu nhân.
Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giãi bày, ngành giáo dục không muốn có gì đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái bất thường. Tuy nhiên thực tế, một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống.
Đại biểu Quốc hội: Lương giáo viên cao thì chất lượng cũng phải cao

Đại biểu Quốc hội: Lương giáo viên cao thì chất lượng cũng phải cao

Các đại biểu Quốc hội đồng tình với những quy định về chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo. Tuy nhiên, việc xếp lương cao nhất trong bậc lương, các chính sách ưu tiên cũng phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo, đảm bảo bình đẳng, công bằng với các nhóm đối tượng.
Quốc hội họp đợt 2, thảo luận Luật Nhà giáo và đường sắt tốc độ cao

Quốc hội họp đợt 2, thảo luận Luật Nhà giáo và đường sắt tốc độ cao

Ngày 20/11, Quốc hội họp bàn về dự án Luật Nhà giáo và chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ

Tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải thực hiện đồng bộ việc tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, có biên chế hợp lý.
Xem thêm