Chứng khoán Bản Việt muốn đổi tên thành Vietcap, đặt mục tiêu lãi nghìn tỷ

BẢN VIỆT CHỨNG KHOÁN
16:47 - 09/03/2023
VCI nằm trong top các công ty chứng khoán lớn hiện nay.
VCI nằm trong top các công ty chứng khoán lớn hiện nay.
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC, mã VCI) sẽ trình cổ đông về việc thay đổi tên công ty và thay đổi bộ nhận diện thương hiệu tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến tổ chức vào ngày 30/3 tới đây.

Trong tài liệu họp cổ đông, Chứng khoán Bản Việt cho biết, công ty đang được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như VCSC, Viet Capital Securities, VCI, Chứng khoán Bản Việt. Điều này đã làm pha loãng sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp, do đó cần phải nhanh chóng đồng nhất bộ nhận diện thương hiệu. Mặt khác, tên gọi “Chứng khoán Bản Việt” có thể làm cho khách hàng nhầm lẫn với một số tổ chức trong nước khác có tên tương tự.

VCI trình cổ đông thay tên công ty thành “CTCP Chứng khoán Vietcap” để gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, cũng như nâng cao sức mạnh thương hiệu của công ty. “Từ Vietcap ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và có phát âm giống nhau trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt”, VCI giải thích.

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2023, VCI đặt mục tiêu doanh thu hoạt động đạt 3.246 tỷ đồng, tăng 2,8% so với mức thực hiện năm 2022; lợi nhuận 1.000 tỷ đồng, giảm 5,6%. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1.100 điểm vào cuối năm 2023.

Ban lãnh đạo VCI dự báo lĩnh vực môi giới chứng khoán vẫn sẽ khó khăn trong năm 2023 với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty chứng khoán. Chiến lược của các công ty đều sẽ là cho vay ký quỹ cao, áp dụng chính sách miễn/giảm phí giao dịch, đầu tư cho đội ngũ môi giới...

VCI cũng xác định tập trung phát triển lĩnh vực môi giới bán lẻ để nắm bắt cơ hội từ sự bùng nổ về số lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường. Ngoài ra, dịch vụ tư vấn thương vụ M&A cũng là thế mạnh của VCI.

Sau khi đạt đỉnh vào năm 2021, thị trường M&A Việt Nam chững lại trong năm 2022 do các bên tham gia giao dịch M&A có xu hướng chi tiêu thận trọng hơn, một phần là do những lo ngại về địa chính trị trên toàn cầu cùng nguy cơ về lạm phát cao gây ảnh hưởng đến các giao dịch xuyên quốc gia. VCI kỳ vọng giá trị của các thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam trong năm 2023 sẽ tăng trưởng trở lại.

Các nội dung đáng chú ý khác trong tài liệu họp là VCSC dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền đợt 2/2022 với tỷ lệ 5%, qua đó nâng tổng tỷ lệ cổ tức bằng tiền cho năm 2022 lên 12%.

Trong năm 2022, ngoài việc tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền, VCSC còn phát hành thêm hơn 100 triệu cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 30%) qua đó nâng vốn điều lệ lên hơn 4.350 tỷ đồng. Mức cổ tức dự kiến cho năm 2023 là 10-20%.

VCSC còn có kế hoạch phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP với giá 12.000 đồng/cp, chỉ bằng chưa đến một nửa thị giá hiện tại. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ khi phát hành.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.