Cổ phiếu mía đường lại 'ngọt', nhóm APEC tím trần

SBT APEC
16:14 - 12/07/2023
HPG điều chỉnh, nhóm cổ phiếu mía đường hút tiền.
HPG điều chỉnh, nhóm cổ phiếu mía đường hút tiền.
0:00 / 0:00
0:00
Thị trường giao dịch giằng co khi VN-Index trên đỉnh cao nhất của năm 2023, tuy nhiên nhiều nhóm cổ phiếu nhỏ vẫn nhận được lực mua vượt trội.

Phiên 12/7, VN-Index giao dịch giằng co quanh ngưỡng tham chiếu, kết phiên tăng 2,4 điểm lên mốc 1.154,2 điểm. HNX-Index giảm 0,34 điểm còn UPCoM tăng 0,09 điểm. Thanh khoản sụt giảm so với phiên hôm qua nhưng vẫn ở mức cao, với tổng giá trị đạt hơn 19.000 tỷ đồng.

Khối ngoại giao dịch hơn 2.500 tỷ đồng và tiếp tục bán ròng hơn 400 tỷ đồng trên sàn HoSE. STB bị bán ròng mạnh nhất với 163 tỷ đồng, tiếp theo là DGC 94 tỷ đồng, VRE 70 tỷ đồng, VNM và VPB hơn 50 tỷ đồng… HPG sau thời gian dài được nhà đầu tư nước ngoài gom ròng đã bị bán ra, với giá trị 36 tỷ đồng.

Chiều mua ròng, SSI phiên thứ hai liên tiếp nhận được dòng tiền mua mạnh nhất từ khối ngoại, với giá trị 82 tỷ đồng. KBC được mua ròng hơn 50 tỷ đồng. Các mã VHM, DGW, GEX được mua ròng hơn 30 tỷ đồng.

Với diễn biến giằng co, dòng tiền hôm nay phân hóa. Như tại VN30, ba cổ phiếu nhóm Vingroup đều diễn biến tích cực: VIC +1,2%, VRE +2,9%, VHM +2,2%. Liên quan đến hoạt động doanh nghiệp nhóm này, Vinhomes vừa được TP Hải Phòng chấp thuận là nhà đầu tư dự án khu đô thị mới rộng hơn 240ha với tổng mức đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng trên địa bàn quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy.

Trong các bluechip, tăng mạnh nhất là PDR 3,8%, BVH cũng tăng 3%. Chiều tăng còn có BID, FPT, MSN, MWG, PLX, SAB, VCB, VNM. Chiều giảm có VPB giảm mạnh nhất 1,3%.

Với sự tích cực của bộ ba nhóm Vingroup và PDR, nhóm bất động sản trở thành trụ lực chính giữ thế cân bằng cho thị trường. Ngoài ra còn có nhiều mã cũng tăng nhẹ như KBC, NLG, KDH, NTL, DPG, HDG, DRH, DXS… Chiều giảm có CEO tác động tiêu cực nhất khi giảm hơn 5%. DIG, NVL, DXG, VPI, BCG, TCH, REE, BCM… giảm trên dưới 1%.

Bộ ba ngân hàng, chứng khoán, thép lại là gánh nặng kéo chỉ số đi xuống. Tại nhóm thép, HPG sau khi chinh phục mức giá cao nhất từ tháng 5/2023 chịu áp lực điều chỉnh, hôm nay giảm 1,1% về mốc 27.000 đồng.

Nhóm ngân hàng có VCB “gánh team” với mức tăng 1,1%, tuy nhiên không thể chiến thắng khi hầu hết các mã đều đổ đỏ. Giảm mạnh nhất là LPB -3,1%, NVB -2,7%.

Nhóm chứng khoán phân hóa rõ rệt nhất. Ba mã tăng trần gồm APS, HBS và IVS. Một số mã nhỏ tăng mạnh như SBS +6,4%, VIG +5,1%, WSS +5,6%, HAC +13,6%. Tuy nhiên các mã lớn lại đồng loạt giảm: VND -1,7%, SSI -0,4%, VIX -1,3%, HCM -1,3%, MBS -0,5%...

Nhóm ngành đạt thành tích tốt nhất trong phiên hôm nay là mía đường, với SBT và LSS tăng trần. QNS tăng hơn 3%, SLS tăng 1,8%.

Liên quan đến SBT của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS), CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTCI) – cổ đông lớn nhất của công ty mới đây đã đăng ký bán thỏa thuận gần 31,2 triệu cổ phiếu SBT từ ngày 11/07-09/08/2023, với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.

Nếu giao dịch diễn ra thành công, tỷ lệ sở hữu của TTCI tại SBT sẽ giảm từ 25,95% xuống còn 21,86%, tương đương gần 166,6 triệu cổ phiếu. Chiếu theo giá kết phiên 12/7 (16.900 đồng), ước tính giá trị thương vụ có thể đạt hơn 500 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu APEC hôm nay cũng gây chú ý khi được “giải cứu”. APS, API và IDJ kết phiên đều ở mức giá trần, khớp lệnh tổng cộng hơn 10 triệu đơn vị. So với thời điểm giữa tháng 6/2023, APS đã giảm 60%, API giảm 57% và IDJ giảm 54%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.