Cổ phiếu ngân hàng 'bùng cháy' kéo VN-Index vượt 1.185 điểm

CTG MBB
16:04 - 05/02/2024
Cổ phiếu ngân hàng đua nhau bứt phá.
Cổ phiếu ngân hàng đua nhau bứt phá.
0:00 / 0:00
0:00
Cổ phiếu ngân hàng hôm nay chiếm hết sự chú ý của dòng tiền, nhờ đó chỉ số VN-Index nhanh chóng chinh phục thành công ngưỡng kháng cự 1.185 điểm.

Kết phiên 5/2, VN-Index tăng gần 14 điểm lên mốc 1.186,04 điểm. HNX-Index giảm 0,3 điểm trong khi UPCoM tăng 0,16 điểm. Thanh khoản vẫn ở mức cao với gần 20.000 tỷ đồng được giao dịch trên kênh khớp lệnh. Trong đó, khối ngoại chiếm hơn 3.000 tỷ đồng và mua ròng gần 60 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Mã được mua ròng mạnh nhất là CTG với giá trị 196 tỷ đồng, kế đến là STB 92 tỷ đồng, FRT 52 tỷ đồng, HAH 42 tỷ đồng, VND và PVD hơn 30 tỷ đồng, CTR, VNM và DGC hơn 20 tỷ đồng. Ngược lại, TPB bị bán ròng mạnh nhất 98 tỷ đồng; VCB, SSI và VRE cũng bị bán ròng khoảng 50 tỷ đồng; GEX 42 tỷ đồng, HPG 40 tỷ đồng, PC1 và GAS trên 20 tỷ đồng…

VN30 bứt phá tăng mạnh gần 23 điểm lên mốc 1.197,36 điểm, nhờ sự “bùng nổ” của các cổ phiếu ngân hàng. CTG tăng trần lên mức giá 33.900 đồng/cp, cao nhất kể từ tháng 6/2021; khớp lệnh 21,6 triệu đơn vị. Từ giữa tháng 12/2023 đến nay, cổ phiếu của VietinBank đã tăng hơn 30% giá trị.

Các bluechip ngân hàng khác cũng đều tăng mạnh với thanh khoản sôi động. ACB tăng 5,9%, khớp lệnh hơn 28 triệu đơn vị; MBB tăng 5,5%, khớp lệnh hơn 37 triệu đơn vị; SHB tăng 2,6%, khớp lệnh 38,7 triệu đơn vị; STB tăng 2,3%, khớp lệnh hơn 20 triệu đơn vị; TPB tăng 3,7%, khớp lệnh 18,7 triệu đơn vị; VIB tăng 4,7%, khớp lệnh hơn 10 triệu đơn vị, BID tăng 3,7%, VPB tăng hơn 2%, TCB tăng 4%...

Không chỉ các mã lớn, các cổ phiếu ngân hàng vốn hóa vừa và nhỏ cũng hầu hết diễn biến tích cực, duy chỉ có VCB giảm nhẹ 0,3%. Vốn hóa chung của nhóm này hôm nay tăng tới 2,7%.

Nhóm cổ phiếu “vua” hút hết sự quan tâm của dòng tiền nên các nhóm còn lại khá ảm đạm. Chiều tăng còn có nhóm công nghệ thông tin, với sự dẫn dắt của FPT, tăng 1,5% lên mức 103.500 đồng/cp. Mã này vẫn đang giao dịch ở mức đỉnh lịch sử.

Nhóm nhựa – hóa chất, chứng khoán, khai khoáng, vật liệu xây dựng, thủy sản, vận tải tăng vốn hóa nhẹ, các cổ phiếu biến động trong biên độ không lớn. Như tại nhóm chứng khoán, SSI, VND, VCI, VIX, HCM, MBS, BSI, VDS… đều tăng giá, trong đó tăng mạnh nhất là MBS +1,9%. Ngược lại, chiều giảm có SHS, CTS, TVS, VFS, BVS…

Nhóm vật liệu xây dựng có HPG, HSG và NKG đều tăng, nhưng mức tăng đều không đến 1%.

Giảm mạnh nhất là nhóm nông nghiệp, khi HNG giảm sàn, HAG giảm 4,6%. HNG bị bán tháo (dư bán sàn 7,8 triệu đơn vị) sau thông tin HoSE nhắc nhở về khả năng hủy niêm yết nếu kết quả kinh doanh kiểm toán 2023 của công ty tiếp tục thua lỗ (năm thứ 3 liên tiếp).

Cũng bị HoSE lưu ý khả năng hủy niêm yết nếu tiếp tục chậm nộp báo cáo tài chính năm 2023, cổ phiếu POM của Thép Pomina và HBC của Xây dựng Hòa Bình hôm nay cũng nằm sàn từ sớm.

Nhóm xây dựng và bất động sản diễn biến tiêu cực. Chiều giảm ngoài HBC thì giảm đáng kể còn có CTD -3,1%, VRE -2,2%, HUT -2,1%, BCM -1,6%, BCG -1,5%, ITA -3,6%... DIG, DXG, PC1, VCG, CII, CEO, HDG, HDC, SJS… giảm nhẹ. Chiều tăng có VHM, PDR, KBC, TCH, KDH, VIC, LCG, HHV, DPG, REE…

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.