Gần 100.000 tỷ đồng chảy khỏi ngân hàng qua kênh tín phiếu

Tín phiếu NGÂN HÀNG
19:27 - 19/03/2024
Gần 100.000 tỷ đồng chảy khỏi ngân hàng qua kênh tín phiếu
0:00 / 0:00
0:00
Sau 7 phiên phát hành tín phiếu liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã hút gần 100.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng. 

Ngày 19/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút thêm 10.000 tỷ đồng khỏi hệ thống thông qua công cụ tín phiếu với kỳ hạn 28 ngày.

Tổng cộng có 12 thành viên tham gia đấu thầu và có 10 thành viên trúng thầu. So với phiên 18/3, lãi suất trúng thầu đã giảm 0,05 điểm %, xuống 1,35%/năm.

Như Mekong ASEAN đã đưa tin, 6 phiên trước, NHNN đã hút gần 90.000 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu, với tốc độ trung bình 15.000 tỷ đồng/phiên, lãi suất trung bình gần 1,4%/năm.

Như vậy, sau 7 phiên phát hành tín phiếu liên tiếp, NHNN đã hút gần 100.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng. Đây là số tiền không lưu thông trong nền kinh tế và sẽ được NHNN bơm trả hệ thống từ ngày 8/4.

Việc khởi động lại hoạt động chào bán tín phiếu cho thấy định hướng hút bớt thanh khoản dư thừa trong hệ thống ngân hàng, qua đó thúc đẩy lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng tăng, gián tiếp kiềm hãm đà tăng của tỷ giá USD/VND – vốn đang chịu nhiều áp lực và đang được giao dịch ở mức cao kỷ lục.

Hiện tỷ giá USD/VND vẫn chưa hạ nhiệt. Trong phiên 19/3, NHNN công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam hiện ở mức 23.994 VND/USD tăng 15 VND.

Tỷ giá USD trong nước tại các ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh tăng. Cụ thể, Vietcombank có mức mua vào là 24,530 và mức bán ra là 24,880, tăng 10 VND so với phiên giao dịch ngày 18/3. Giá mua và bán USD hiện tại nằm trong khoảng từ 23,400 - 25,300 VND/USD.

Theo nhận định của Chứng khoán SSI trong báo cáo thị trường tiền tệ vừa công bố, mục đích của NHNN trong việc hút ròng tiền là nhằm hút bớt thanh khoản thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá trong ngắn hạn và hạn chế tác động lên mặt bằng lãi suất ở thị trường 1.

Với dư địa về thanh khoản hệ thống khá dồi dào (tín dụng 2 tháng đầu năm giảm 0,72% so với cuối năm 2023), SSI dự báo NHNN vẫn có thể tiếp tục duy trì hoạt động này ít nhất trong vòng 2 tuần tới.

Nếu duy trì tốc độ phát hành tín phiếu 15.000 tỷ đồng/phiên, dựa vào dự báo của SSI, có thể ước tính rằng tổng khối lượng hút ròng là khoảng hơn 200.000 tỷ đồng, tương như như giai đoạn cuối năm 2023.

Các chuyên viên phân tích cho rằng động thái phát hành tín phiếu của NHNN có thể được xem như một cách thức nhằm điều chỉnh thanh khoản ngắn hạn trên trên hệ thống và là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương. SSI cũng khẳng định hành động trên không đồng nghĩa với việc NHNN đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, SSI cũng cảnh báo rằng với áp lực tỷ giá trên thị trường quốc tế vẫn khá mạnh, NHNN có thể sẽ phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn, bao gồm việc cân nhắc tăng kỳ hạn tín phiếu hay thanh tra việc mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.