Hàng loạt quy định mới về nhập khẩu nông sản, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính

Hoa quả Việt Nam khi nhập khẩu vào Trung Quốc đang phải kiểm tra 100%, điều này khác với hoa quả nhập từ Thái Lan, nguồn hàng này chỉ phải kiểm tra trực tiếp 30%.

Trung Quốc áp lệnh 248, 249 với nông sản Việt Nam từ 01/01/2022. Ảnh: Internet
Trung Quốc áp lệnh 248, 249 với nông sản Việt Nam từ 01/01/2022. Ảnh: Internet

Đây là nội dung được thông tin tại Diễn đàn trực tuyến “Chia sẻ thông tin, thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc do Tổ Điều hành Diễn đàn Thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản (Diễn đàn Kết nối nông sản 970), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 06/11.

Sự thay đổi của Trung Quốc trong các quy định nhập khẩu nông sản sang thị trường nước này chủ yếu tập trung trong hai lệnh 248 và 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Hai quy định có nội dung chủ yếu về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với 18 nhóm sản phẩm (lệnh 248) và quy định về an toàn thực phẩm, nêu rõ cấm nhập khẩu thực phẩm "bị nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm“ COVID-19 (lệnh 249).

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính

Chia sẻ tại Diễn đàn về Quy định kiểm dịch động, thực vật nông sản xuất khẩu thị trường Trung Quốc, TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ NN&PTNT) cho biết, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn nhập khẩu thứ hai với Trung Quốc, sau Brazil.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc (8 tháng 2021) đạt 199,42 tỷ USD, tăng 27,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu 52,06 tỷ USD, tăng 8,9%; nhập khẩu 147,36 tỷ USD, tăng 34,9%; nhập siêu 95,30 tỷ USD, tăng 55,2%.

Những năm trở lại đây ASEAN là đối tác thương mại nông sản lớn nhất của Trung Quốc. Từ năm 2013 – 2020, thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN đã tăng trưởng 14%/năm (tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 11,9%)

Xuất khẩu nông lâm thủy sản, thực phẩm của Việt Nam vào Trung Quốc gần đây có xu hướng giảm
Xuất khẩu nông lâm thủy sản, thực phẩm của Việt Nam vào Trung Quốc gần đây có xu hướng giảm

Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam trái cây nhiệt đới (sầu riêng, chuối, thanh long, nhãn...), dầu cọ, thủy sản (tôm, cá tra, bột cá làm thức ăn chăn nuôi...) và gạo.

Tuy nhiên, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc thời gian gần đây có xu hướng giảm. Nguyên nhân lớn nhất là bởi dịch bệnh COVID-19 khiến Trung Quốc siết chặt hơn quy định nhập khẩu nông sản vào thị trường nước này.

Ảnh tác giả

"Để xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các quy trình kiểm soát, và những tiêu chuẩn để mở cửa thị trường, cũng như các thông báo của Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, được thỏa thuận bởi các thành viên của WTO (SPS)".

TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN PTNT)

Văn phòng SPS Việt Nam thông tin, rằng quy trình kiểm tra nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc cần một số bước chính như: đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc theo biểu mẫu, thông tin cụ thể về cửa khẩu nhập khẩu nông sản, quy cách đóng gói bao bì…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của WTO, và các Hiệp định song phương với Trung Quốc, nhằm đáp ứng những thay đổi liên tục của thị trường này.

Trong tháng 10/2021, Trung Quốc đã đưa ra tổng cộng 42 thông báo về những thay đổi SPS (vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, trong đó có 4 thông báo sửa đổi.

Quy trình kiểm tra nông sản nhập khẩu của Trung Quốc
Quy trình kiểm tra nông sản nhập khẩu của Trung Quốc

Gần nhất, Bộ Nông nghiệp Nông thôn, Ủy ban Y tế Quốc gia và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Trung Quốc thống nhất ban hành Tiêu chuẩn mới GB 2763-2021, quy định 10.092 mức giới hạn dư lượng tối đa, với 564 loại thuốc bảo vệ thực vật, trong danh mục 376 thực phẩm.

So với tiêu chuẩn GB2763-2019, số lượng loại thuốc bảo vệ thực vật trong tiêu chuẩn mới tăng 81 loại, tăng 16,7%; giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tăng 2.985 loại, tăng 42%.

"Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính" là nhận định của TS. Ngô Xuân Nam tại Diễn đàn.

Cùng nhận định với Văn phòng SPS Việt Nam, ông Khang Thành Vỹ, Chủ tịch Hiệp hội hoa quả quốc tế Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) cho biết, do tình hình COVID-19, doanh nghiệp cả Trung Quốc và Việt Nam đều bị ảnh hưởng, nông sản khi thông quan phải khử trùng ở cả 2 phía nên tốc độ xuất khẩu giảm mạnh so với trước.

Thêm vào đó, hoa quả Việt Nam khi nhập khẩu vào Trung Quốc đang phải kiểm tra 100%, điều này khác với hoa quả nhập từ Thái Lan, nguồn hàng này chỉ phải kiểm tra trực tiếp 30%.

Những quy định mới trong kiểm định thực vật và thủy sản của Trung Quốc

Đối với các sản phẩm thực vật, Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục phó Cục Bảo vệ Thực vật cho biết, Trung Quốc mới đưa ra danh mục 500 loài sinh vật gây hại thực vật. Trong đó có nhiều loài sinh vật gây hại phổ biến, thường đi theo các loại quả xuất khẩu tươi.

Thanh Long Việt Nam xuất khẩu Trung Quốc
Thanh Long Việt Nam xuất khẩu Trung Quốc

“Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý để thực hiện biện pháp loại bỏ trước khi xuất khẩu”, ông Huỳnh Tấn Đạt nhấn mạnh. Ông Đạt cũng thông tin, đến nay, Cục Bảo vệ Thực vật đã phối hợp với Hải quan Trung Quốc phê duyệt gần 2.000 mã số vùng trồng và gần 1.800 cơ sở đóng gói.

Phía Trung Quốc đang ngày càng kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là giao thương tiểu ngạch cùng với đó là yêu cầu đàm phán mở cửa đối với từng loại sản phẩm. Ngoài ra, phía Trung Quốc đang quản lý sản phẩm nhập khẩu theo hình thức nghị định thư và yêu cầu khai báo mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Đối với thủy sản đông lạnh, thuỷ sản sống, TS Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), cho biết: Đến nay Trung Quốc đã công nhận danh sách 748 cơ sở chế biến thuỷ sản, 20 cơ sở xuất khẩu thuỷ sản sống (tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, cua); 48 loài thuỷ sản và 128 loại sản phẩm thuỷ sản được phép xuất khẩu vào nước này.

Thủy sản Việt Nam trên đường sang cửa khẩu Trung Quốc
Thủy sản Việt Nam trên đường sang cửa khẩu Trung Quốc

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là Trung Quốc đang duy trì việc kiểm soát COVID-19 trên bao bì, phương tiện vận chuyển thủy sản đông lạnh, thuỷ sản sống. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho các đơn vị xuất khẩu, vì phải mất nhiều thời gian chờ tại cửa khẩu.

Ông Anh cũng cho cho biết, số lô hàng thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc bị cảnh báo thời gian gần đây tăng khá nhanh. Đây là điều đáng lưu ý đối với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, đặc biệt là các chỉ tiêu phụ gia thực phẩm, chỉ tiêu về bệnh thuỷ sản”.

Cục Quản lý chất lượng nông, thuỷ sản cũng đã làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để giải thích rõ ràng về một số lô hàng bị cảnh báo có việc xuất hiện dấu vết của COVID-19 trên bao bì hoặc phương tiện vận chuyển.

“Hiện nay Cục Quản lý chất lượng nông, thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) đang đề nghị Trung Quốc bổ sung thêm 92 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã đăng ký bổ sung đến thời điểm hiện nay vào danh sách theo quy định tại Lệnh 248”, ông Lê Bá Anh cho biết.

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - ASEAN đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD hàng hóa từ khối này.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang 2024 và Hội chợ xuất khẩu Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam (Zhejiang Expo 2024) sẽ khai mạc vào ngày 26/9 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế & Hội nghị Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM.
Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 27,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xuất siêu 9,6 tỷ USD.
Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi 763,8 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Lào trong 7 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Trong 19 mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 43 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, lễ hội trái cây tại Bắc Kinh sắp tới sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả.
Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tỉnh Tiền Giang thu về 3,98 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu, dự kiến cả năm đạt 5,7 tỷ USD.
Ngành da giày dự kiến mang về 27 tỷ USD năm 2024

Ngành da giày dự kiến mang về 27 tỷ USD năm 2024

Dự báo ngành da giày có thể mang về 27 tỷ USD năm 2024 được đưa ra trong bối cảnh các đơn hàng của doanh nghiệp đang phục hồi.
Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng hơn 25% trong 8 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng hơn 25% trong 8 tháng đầu năm 2024

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và 6 thị trường lớn nhất đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt, đạt tổng giá trị 402 tỷ USD.
Việt Nam có tháng xuất khẩu cao nhất năm 2024

Việt Nam có tháng xuất khẩu cao nhất năm 2024

Theo báo cáo kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê (GSO), tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 70,6 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 4,5 tỷ USD.
'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

Tại hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL ngày 6/9, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu Tô Minh Dương cho rằng, việc thành lập trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng ĐBSCL sẽ là nơi để các địa phương trao đổi thông tin với đối tác, mở ra cơ hội hợp tác thương mại mới cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu thủy sản tăng 9% trong 8 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu thủy sản tăng 9% trong 8 tháng đầu năm 2024

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%, đạt gần 953 triệu USD.
Việt Nam muốn phát triển trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày

Việt Nam muốn phát triển trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày

Việc thành lập trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày tại Việt Nam không chỉ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên phụ liệu nhanh chóng mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh, tiếp cận các công nghệ mới, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm thời trang Việt Nam...
Bộ Công Thương sắp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL

Bộ Công Thương sắp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL

Ngày 6/9 sắp tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.
Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam chi 5,67 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Indonesia trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 133 triệu USD.
Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nhóm hàng nông lâm thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó xuất khẩu đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu đạt 28,28 tỷ USD.
Nguyên phụ liệu dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Myanmar

Nguyên phụ liệu dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Myanmar

Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar 19 mặt hàng chính, trong đó nguyên phụ liệu dệt may có kim ngạch lớn nhất.
Đào tạo về phát triển xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL

Đào tạo về phát triển xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL

Ngày 5/9 tới đây, tại TP Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ phối hợp tổ chức chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh cho các doanh nghiệp của vùng ĐBSCL.
Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam nhập khẩu quặng và khoáng sản từ 6 thị trường thuộc ASEAN, trong đó Lào là thị trường cung cấp lớn nhất.
Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (29/8), mặt hàng đậu tương trên thị trường thế giới ghi nhận phiên tăng vọt sau công bố báo cáo xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Việt Nam thu về 32,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

Trong 8 triệu tấn dầu thô nhập khẩu lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, có tới 7,09 triệu tấn Việt Nam nhập từ Kuwait.
Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng (chủ yếu cá tra) nhiều thứ hai, chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
Xuất khẩu sắt thép sang Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu sắt thép sang Mỹ tăng mạnh

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam đã xuất khẩu được 8,05 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Hơn 120.000 tấn đường sắp được đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu

Hơn 120.000 tấn đường sắp được đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành các quyết định liên quan đến việc tổ chức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024.
Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, Thilogi tăng cường dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai.
Giá cà phê xuất khẩu tăng cao nhất trong nhóm nông sản

Giá cà phê xuất khẩu tăng cao nhất trong nhóm nông sản

Theo Mekong ASEAN tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 8/2024 (1/8 – 15/8), tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt 1,09 tỷ USD, tăng mạnh 40,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá tra mang về hơn 1,1 tỷ USD trong 7 tháng

Xuất khẩu cá tra mang về hơn 1,1 tỷ USD trong 7 tháng

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 15/8, xuất khẩu gỗ hoàn thành 67% kế hoạch năm

Tính đến 15/8, xuất khẩu gỗ hoàn thành 67% kế hoạch năm

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8 đạt 9,5 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó sản phẩm gỗ đạt 6,5 tỷ USD, chiếm 68% tỷ trọng và tăng 23% YoY.
Xuất khẩu điện thoại giảm kỳ thứ 2 trong năm 2024

Xuất khẩu điện thoại giảm kỳ thứ 2 trong năm 2024

Sau khi tăng trưởng dương liên tiếp 11 kỳ trong năm 2024, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam đã quay đầu giảm kim ngạch trong nửa đầu tháng 8.
Xem thêm