Các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh EU đưa ra nhiều quy định về phát triển bền vững như CBAM, EUDR... Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN |
Ngày 7/11 tới, Bộ Công thương sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác Việt Nam – EU 2024 với chủ đề “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững”. Sự kiện sẽ được diễn ra trực tiếp tại Khách sạn Rex, TP HCM.
Diễn đàn sẽ cung cấp góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia về triển vọng thị trường, khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng với các đối tác EU, và cách ứng phó với các hàng rào phi thuế quan, phòng vệ thương mại, cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp thích ứng với các quy định, chính sách mới.
Đồng thời gợi mở những hướng đi hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, phù hợp với xu thế hiện nay như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng.
Diễn đàn sẽ chia làm hai phiên, phiên tham luận và phiên tọa đàm. Tại phiên tham luận, các chuyên gia sẽ bàn luận về cơ hội hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam dưới góc nhìn của doanh nghiệp châu Âu và kỳ vọng từ thị trường.
Đồng thời, chia sẻ về định hướng, chính sách về sản xuất bền vững và giảm phát thải của Việt Nam, khả năng hợp tác với EU.
Đại diện các địa phương sẽ chia sẻ về định hướng, ưu tiên thu hút đầu tư từ các đối tác EU trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Đặc biệt, đại diện H&M (thương hiệu thời trang lớn trên thế giới có trụ sở tại Thụy Điển) sẽ trình bày về nhu cầu thị trường trước sự phát triển của xu hướng xanh, phát triển bền vững tại EU và tiêu chí tìm kiếm nguồn cung ứng của doanh nghiệp châu Âu.
Tại phiên tọa đàm, các diễn giả sẽ bàn luận về vấn đề ứng phó với thách thức từ các hàng rào phi thuế quan và xu hướng bảo hộ thương mại; chính sách phòng vệ thương mại của EU, thực tiễn và việc triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phòng ngừa và ứng phó.
Bên cạnh đó, cập nhật những điều chỉnh chính sách đáng lưu ý, lộ trình triển khai các quy định, tiêu chuẩn mới của EU về khí hậu/môi trường, phát triển bền vững như Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM), Quy định về chuỗi cung ứng chống phá rừng (EUDR), Chỉ thị thẩm định chuỗi cung ứng (CS3D), Quy định về thiết kế sinh thái (ESPR)… ,và nhận định tác động đến trao đổi thương mại, đầu tư.
Đặc biệt, các diễn giả sẽ trao đổi về cơ hội thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ nâng cao năng lực từ các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và bền vững, bao gồm vấn đề chuyển đổi năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo...
Hiệp hội gỗ nói gì về đề xuất hoãn thực thi EUDR của châu Âu Trước đề xuất lùi thời hạn áp dụng EUDR thêm một năm của Ủy ban châu Âu, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam đánh giá đây là tín hiệu tích cực, giúp doanh nghiệp Việt Nam cũng như các bên liên quan có thêm thời gian chuẩn bị, đặc biệt đối với các vấn đề mới nêu ra trong quy định. |
Thỏa thuận Xanh của EU và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD) của EU đang cho thấy yếu tố xanh trong các hoạt động kinh tế đã trở thành xu thế không thể đảo ngược. Đây là cơ hội, cũng đồng thời là thách thức lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. |
EU dự kiến dành 3,5 triệu Euro hỗ trợ các nước Đông Nam Á thích ứng với EUDR Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ dành 3 - 3,5 triệu Euro hỗ trợ các nước Đông Nam Á nâng cao năng lực, nhận thức, chia sẻ thông tin trong việc đáp ứng các yêu cầu của Quy định chống phá rừng (EUDR). |