Khối ngoại gia tăng giao dịch, cổ phiếu nhóm Vingroup vẫn 'hút' tiền

VIC VN INDEX
16:19 - 20/02/2024
Giao dịch nhóm xây dựng và bất động sản phiên 20/2.
Giao dịch nhóm xây dựng và bất động sản phiên 20/2.
0:00 / 0:00
0:00
Thị trường hôm nay thiếu vắng nhóm ngành dẫn dắt nhưng VN-Index vẫn chinh phục ngưỡng 1.230 điểm nhờ nhóm cổ phiếu Vingroup tiếp đà tăng tốc.

Đóng cửa phiên 20/2, VN-Index tăng hơn 5 điểm lên mốc 1.230,06 điểm. HNX-Index và UPCoM tăng nhẹ. Thanh khoản sụt giảm so với phiên hôm qua nhưng vẫn ở mức cao, với hơn 21.000 tỷ đồng giao dịch trên kênh khớp lệnh.

Khối ngoại gia tăng mua bán với hơn 5.000 tỷ đồng giao dịch, và tiếp tục mua ròng hơn 130 tỷ đồng trên sàn HoSE. Bộ ba cổ phiếu nhóm Vingroup gồm VIC, VHM, VRE vẫn nằm trong top mua ròng mạnh nhất (trên 100 tỷ đồng), tuy nhiên không còn giữ vị trí dẫn đầu như phiên hôm qua. Thay vào đó là cổ phiếu ngân hàng MSB, được mua ròng 232 tỷ đồng, VIX 145 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có DGC 74 tỷ đồng, SSI 47 tỷ đồng, GMD 38 tỷ đồng…

Ngược lại, hai mã MWG và STB bị bán ròng mạnh nhất với giá trị trên 80 tỷ đồng, kế đến là VPB 75 tỷ đồng, CII 74 tỷ đồng, GEX 63 tỷ đồng, HCM 42 tỷ đồng, DCM 33 tỷ đồng…

Tiếp nối phiên “vía Thần Tài” rực rỡ, cổ phiếu nhóm Vingroup là động lực chính để thị trường tiếp tục đi lên. VRE tăng hơn 6% lên mức giá 25.500 đồng/cp, khớp lệnh hơn 25 triệu đơn vị; VHM tăng 1,3% lên mức giá 46.150 đồng/cp, khớp lệnh gần 13 triệu đơn vị; VIC tăng 3,2% lên mức giá 48.500 đồng/cp, khớp lệnh gần 9 triệu đơn vị.

Tính từ phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán đến hết phiên giao dịch ngày hôm qua, cổ phiếu VIC đã tăng khoảng 14% sau 4 phiên giao dịch, VRE tăng 18%, VHM tăng 10%. Diễn biến này khiến cho vốn hóa của VIC tăng thêm khoảng 25.000 tỷ đồng, VHM tăng thêm khoảng 20.000 tỷ đồng, VRE tăng thêm khoảng 8.000 tỷ. Đồng thời, khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng hơn 10.000 tỷ đồng.

Trong nhóm VN30, GVR cũng tăng mạnh 5,2%, lên mức giá 28.200 đồng/cp, cao nhất kể từ tháng 4/2022. Từ đầu tháng 1/2024 đến nay, cổ phiếu của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã tăng tới 40%.

GVR phi mã sau khi công ty báo lãi ròng 1.164 tỷ đồng quý cuối năm 2023. Đây là mức lợi nhuận cao nhất năm và cũng là quý duy nhất trong năm 2023 có sự tăng trưởng (gần 20%) so với cùng kỳ năm trước.

Các bluechip tăng giá khác còn có BID, HDB, SAB, SSI, VCB, VIB, với mức tăng trên dưới 1%. Chiều giảm dẫn đầu là SHB -1,3%, VPB -1%. MWG có lúc giảm gần 2% nhưng cuối phiên đã được kéo về mốc tham chiếu. HPG cũng đứng ở giá kết phiên trước là 29.200 đồng/cp.

Nhờ bộ ba VHM, VIC và VRE nên vốn hóa nhóm bất động sản tiếp tục tăng thêm 1,4%. Các mã ở chiều tăng trong nhóm này còn có KDH, PDR, CEO, NLG, VPI, DXG, HDC, QCG, L14…, tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch chỉ trên dưới 1%. Tương tự ở chiều giảm, các mã điều chỉnh trong biên độ hẹp, gồm BCM, DIG, TCH, KOS, KSF, ITA, CRE, DXS, HDG, IJC… NVL, KBC đứng tham chiếu.

Nhóm ngân hàng diễn biến phân hóa. VCB tác động tích cực nhất với mức tăng 1,2%. HDB tăng 1,1%, BID; VIB, PGB, LPB tăng nhẹ. Chiều giảm mạnh nhất là SHB và OCB, cùng giảm 1,3%. Nhiều mã đứng tham chiếu như STB, TCB, VAB, SGB, MSB…

Nhóm chứng khoán đa số mã đóng cửa trong sắc xanh nhưng không có mã nào bứt phá. VND, SSI, SHS tăng nhẹ. VCI và HCM đứng tham chiếu. Tích cực hơn là VIX +2,2%, VDS +3,3%, HAC +3,2%, CSI +3,2%, AAS +3,6%, ABW +3%...

Chiều giảm dẫn đầu là nhóm nông nghiệp, do HAG giảm 3,1% xuống mức giá 12.600 đồng/cp. HNG tăng 0,5%, VIF và NSC, SSC đứng tham chiếu. HAG đang trong quá trình điều chỉnh từ vùng đỉnh 2 năm. Trong 1 tháng qua, mã đã giảm hơn 14%.

Nhóm thủy sản, bảo hiểm cũng tiêu cực với VHC -1,4%, CMX -1,2%, ANV -0,8%, IDI -0,4%, BVH -1%, MIG -0,6%, PTI -1,7%, BMI -1,5%...

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.