Mirae Asset: Giá điện tăng 3% có thể khiến ngành thép mất 15% lợi nhuận

giá điện Ngành Thép
09:43 - 06/05/2023
Sản xuất thép sử dụng nhiều điện năng.
Sản xuất thép sử dụng nhiều điện năng.
0:00 / 0:00
0:00
Mirae Asset cho rằng việc tăng giá bán lẻ điện có thể ảnh hưởng không tích cực lên một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện như xi măng, hóa chất, thép, giấy.

EVN vừa có quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân lên 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Báo cáo cập nhật tác động giá điện tăng của Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) cho biết, trong giai đoạn 10 năm từ 2009-2019, giá bán lẻ điện bình quân đã có 10 lần điều chỉnh tăng, mức tăng trung bình giai đoạn này đạt 10%/năm. Điện đang chiếm khoảng 3,5% tổng cấu thành rổ tính CPI nên điện nếu tăng 3% thì làm trực tiếp CPI tăng 0,105%, còn tăng 5% thì CPI tăng 0,175%.

Đối với ngành điện, các công ty đã thỏa thuận dài hạn khi ký hợp đồng mua bán điện với EVN nên theo MAS, việc tăng giá bán điện bình quân trong ngắn hạn chưa thể tác động đến doanh thu doanh nghiệp sản xuất. Như Nhiệt điện Phả Lại, Quảng Ninh… những dự án lớn ký hợp đồng thỏa thuận trong 25 năm, giá mua bán điện được đàm phán qua từng giai đoạn.

Với những doanh nghiệp phân phối điện, việc tăng giá điện có thể tác động tích cực, vì hợp đồng đã ký dài hạn với giá rẻ, nay bán giá cao, giúp lợi nhuận doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ tăng.

Theo ước tính của nhóm phân tích, chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất thép, mức này cũng tương đương với doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất.

Riêng lĩnh vực xi măng chiếm khoảng 14-15% trên giá vốn hàng bán, trừ những doanh nghiệp lớn có lò quay xi măng thì chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán.

Với doanh nghiệp sản xuất giấy, ước tính chi phí điện chiếm tỷ trọng thấp hơn một vài ngành khác, chiếm trung bình 4-5% trên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Với giả định chi phí điện tăng thêm nhưng doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng, MAS ước tính chi phí điện tăng 3% làm cho giá vốn bán hàng tăng thêm thì tổng lợi nhuận trước thuế của từng ngành có thể giảm tối đa tương ứng là: Ngành thép giảm 15%, ngành giấy giảm 2%, ngành xi măng giảm 13%, ngành hoá chất giảm 1%.

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có thể chuyển chi phí điện tăng, bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng thì có thể làm giảm ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đầu vào.

Nhìn chung, công ty chứng khoán đánh giá việc EVN tăng giá điện bán lẻ sẽ làm giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp sản xuất tăng khiến lợi nhuận giảm, đâu đó sẽ ảnh hưởng phần nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất điện dường như không được hưởng lợi trong ngắn hạn, và niềm vui vẫn thuộc về doanh nghiệp phân phối điện.

Về dài hạn, giá điện bán lẻ tăng lên cùng sự phát triển của thị trường điện cạnh tranh sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán điện, phản ánh đúng tỷ lệ cung cầu trên thị trường điện.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.