qc-phu-my

Nền kinh tế Nga năm 2023 'khó trở lại' đường đua thịnh vượng

Trong Thông điệp Liên bang ngày 21/2, Tổng thống Nga nhận định nền kinh tế đất nước vững mạnh trước các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, hành trình để Moscow quay trở lại đường đua thịnh vượng có thể còn xa khi manh nha xuất hiện các vết nứt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi đọc Thông điệp Liên bang, ngày 21/2. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi đọc Thông điệp Liên bang, ngày 21/2. Ảnh: Reuters

Theo CNN, khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine cách đây một năm, phương Tây đã đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có và gây áp lực lên Tổng thống Vladimir Putin. Mục đích của các hành động này đó là khiến ông Putin phải xem xét lại cuộc chiến này.

Kết quả của các đòn trừng phạt là nền kinh tế Nga trở nên suy yếu, nhưng nó cũng phục hồi một cách đáng ngạc nhiên.

Trong bối cảnh phương Tây giảm dần sự phụ thuộc vào dầu Nga, Moscow đã chuyển hướng các thùng dầu sang khu vực châu Á. Ngân hàng trung ương Nga đã ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiền tệ bằng các biện pháp kiểm soát vốn tích cực và tăng lãi suất. Chi tiêu quân sự đã hỗ trợ lĩnh vực công nghiệp, trong khi làn sóng các doanh nghiệp phương Tây rời đi đã thúc đẩy sản xuất trong nước.

“Nền kinh tế và hệ thống chính phủ của Nga hóa ra mạnh hơn nhiều so với những gì phương Tây nghĩ", Tổng thống Nga Putin nhận định trong diễn văn Thông điệp Liên bang.

Tuy nhiên, các vết nứt trong nền kinh tế Nga đang bắt đầu lộ ra và sẽ mở rộng trong 12 tháng tới, theo CNN.

Liên minh châu Âu (EU) từng chi hơn 100 tỷ USD cho việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào năm 2021. Tuy nhiên, khối này đã đạt được những bước tiến lớn trong việc cắt đáng kể sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, bằng cách chính thức cấm hầu hết hoạt động nhập khẩu dầu thô Nga bằng đường biển vào tháng 12/2022, sau đó là dầu tinh chế vào tháng 2 năm nay.

Các lệnh cấm trên đã tác động tới nền tài chính Nga và nước này phải tìm kiếm các khách hàng thay thế.

Nền kinh tế Nga năm 2023 'khó trở lại' đường đua thịnh vượng ảnh 1
Kinh tế Nga đối mặt với "bài kiểm tra quan trọng" trong năm 2023. Ảnh: Reuters

Chính phủ Nga đã báo cáo thâm hụt ngân sách khoảng 1.761 tỷ Ruble (23,5 tỷ USD) trong tháng 1/2023. Chi tiêu ghi nhận mức tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu giảm 35%. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố Moscow sẽ cắt giảm 5% sản lượng dầu bắt đầu từ tháng 3 năm nay.

Ông Janis Kluge, chuyên gia về kinh tế Nga tại Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế của Đức, nhận định: “Kỷ nguyên gặt hái lợi nhuận trời cho từ thị trường dầu mỏ và khí đốt của Nga đã kết thúc".

Trong khi đó, đồng Ruble được ghi nhận đã giảm xuống mức yếu nhất so với đồng USD kể từ tháng 4/2022.

Những vấn đề trên đang đặt nền kinh tế Nga vào quỹ đạo suy giảm. "Năm nay thực sự có thể là một bài kiểm tra quan trọng”, ông Timothy Ash, một cộng sự tại tổ chức tư vấn Chatham House, bình luận.

11.300 biện pháp trừng phạt giáng xuống

Kể từ khi cuộc xung đột bùng nổ, phương Tây đã công bố hơn 11.300 biện pháp trừng phạt và đóng băng khoảng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga. Bên cạnh đó, hơn 1.000 doanh nghiệp phương Tây đã rời khỏi hoặc cắt giảm hoạt động tại quốc gia này, với lý do phản đối cuộc chiến và những thách thức hậu cần mới.

CNN trích dẫn ước tính sơ bộ từ chính phủ Nga cho biết sản lượng kinh tế đã giảm 2,1% trong năm ngoái – thiệt hại ít hơn so với dự đoán ban đầu. Khi các biện pháp trừng phạt lần đầu tiên được áp đặt, một số nhà kinh tế đã dự báo tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm 10-15%.

Nhà máy gang thép Magnitogorsk ở thành phố Magnitogorsk, Nga. Ảnh: Reuters
Nhà máy gang thép Magnitogorsk ở thành phố Magnitogorsk, Nga. Ảnh: Reuters

Để lý giải cho sự thành công bất ngờ của Nga là việc nước này hướng tới khả năng tự cung tự cấp từ năm 2014 – thời điểm Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. Thông qua chính sách “Pháo đài nước Nga”, chính phủ đã thúc đẩy sản xuất lương thực trong nước, trong khi các ngân hàng phải tăng cường dự trữ.

Ông Timothy Ash nhận định các biện pháp của Moscow đã tạo ra một mức độ “bền bỉ” đối với nền kinh tế.

Ngân hàng trung ương Nga cũng có động thái can thiệp nhanh chóng đối với hệ thống tài chính, bằng cách tăng lãi suất lên 20% và thực hiện các biện pháp kiểm soát tiền tệ để củng cố đồng Ruble. Đây cũng là một yếu tố góp phần tạo động lực ổn định.

Trong khi đó, các nhà máy nội địa tăng cường sản xuất hàng hóa để thay thế các mặt hàng nhập khẩu từ phương Tây cũng giúp Nga vượt qua thách thức.

Kinh tế Nga giữ vững nhờ dầu mỏ

Nền kinh tế Nga nhận được sự hỗ trợ lớn nhất đến từ giá năng lượng cao và cơn khát dầu mỏ và các mặt hàng khác của thế giới. Nga đã gửi các thùng dầu đến các nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, thay vì cập bến châu Âu.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), EU từng nhập khẩu trung bình 3,3 triệu thùng dầu thô và sản phẩm dầu của Nga mỗi ngày vào năm 2021 và vẫn mua 2,3 triệu thùng/ngày tính đến tháng 11/2022.

Nhà máy lọc dầu ở thành phố Omsk, Siberia, Nga. Ảnh: Reuters
Nhà máy lọc dầu ở thành phố Omsk, Siberia, Nga. Ảnh: Reuters

Ông Sergey Aleksashenko, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, nhận định: “Đó là vấn đề về tài nguyên thiên nhiên. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế đất nước đã trải qua sự suy giảm, nhưng không phải là sự sụp đổ".

Trên thực tế, doanh thu xuất khẩu dầu trung bình hàng tháng của Nga đã tăng 24% trong năm 2022, lên 18,1 tỷ USD, theo IAE. Tuy nhiên, mức doanh thu này khó có thể giữ vững. Giá một thùng dầu thô Urals của Nga đã giảm xuống mức trung bình 49,5 USD trong tháng 1/2023, sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ của châu Âu và mức giá trần của G7 có hiệu lực. Trong khi đó, giá dầu toàn cầu là khoảng 82 USD.

Việc tìm kiếm các khách hàng mới cho các sản phẩm dầu tinh chế - vốn cũng phải chịu các lệnh cấm vận mới và giá trần - cũng sẽ không dễ dàng. Ông Ben McWilliams, một nhà tư vấn năng lượng tại Bruegel cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ có mạng lưới các nhà máy lọc dầu của riêng họ và thích mua dầu thô hơn.

Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu đã sụt giảm đáng kể từ khi Moscow đóng đường ống Nord Stream 1.

Lĩnh vực dầu khí chiếm tới 45% ngân sách của Nga vào năm 2021. Trong bối cảnh nước này có kế hoạch tối đa hóa chi tiêu quốc phòng, doanh thu thấp hơn từ năng lượng có thể khiến một số chính sách khác thay đổi.

Rủi ro suy giảm

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 0,3% trong năm nay và 2,1% trong năm tới. Tuy nhiên, bất kỳ triển vọng nào cũng phụ thuộc vào tình hình cuộc xung đột ở Ukraine.

Bà Tatiana Orlova, nhà kinh tế học tại Oxford Economic, nhận định: “Việc nền kinh tế thu hẹp hay mở rộng vào năm 2023 sẽ được quyết định bởi những diễn biến trên chiến trường”. Bà cũng lưu ý rằng tình trạng thiếu lao động có thể là một rủi ro chính của Moscow.

Bên cạnh đó, các nhà kinh tế cho rằng sự tác động từ các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây có nguy cơ phát triển thành một cuộc khủng hoảng theo thời gian. Bloomberg ước tính, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga sẽ khiến GDP nước này giảm 190 tỷ USD vào năm 2026.

Trong khi đó, các ngành phụ thuộc vào nhập khẩu được cho là dễ bị tổn thương nhất. Các nhà sản xuất ô tô trong nước như Avtovaz - với thương hiệu Lada, đã phải vật lộn với tình trạng thiếu linh kiện và vật liệu chính.

Kể từ khi các công ty như Volkswagen, Renault, Ford và Nissan tạm dừng sản xuất và bắt đầu bán tài sản tại Nga vào năm ngoái, ngành sản xuất ô tô nội địa có dấu hiệu suy yếu. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu, doanh số bán ô tô mới tại Nga trong tháng 1 đã giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trên các lĩnh vực khác, các công ty Nga đang gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch cho tương lai. Một cuộc khảo sát hơn 1.000 doanh nghiệp Nga do Viện Tăng trưởng Kinh tế Stolypin thực hiện vào tháng 11/2022 cho thấy, gần một nửa có kế hoạch duy trì sản xuất trong 1 – 2 năm tới và không nghĩ đến tăng trưởng. Đây có thể là báo hiệu về rủi ro “đình trệ lâu dài của nền kinh tế Nga”.

Iran có tân Tổng thống từng là bác sĩ phẫu thuật tim

Iran có tân Tổng thống từng là bác sĩ phẫu thuật tim

Bộ Nội vụ Iran thông báo, ông Masoud Pezeshkian, 69 tuổi, ứng cử viên ôn hòa theo chủ nghĩa cải cách đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran.
Tổng thống Nga Putin kêu gọi ‘chấm dứt hoàn toàn’ xung đột ở Ukraine’

Tổng thống Nga Putin kêu gọi ‘chấm dứt hoàn toàn’ xung đột ở Ukraine’

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow muốn giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine một cách triệt để chứ không chỉ đơn thuần là thiết lập thỏa thuận ngừng bắn hoặc hóng băng các hoạt động thù địch.
Tân Thủ tướng Anh nhậm chức, cam kết tái thiết đất nước

Tân Thủ tướng Anh nhậm chức, cam kết tái thiết đất nước

Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer tuyên bố chính phủ sẽ xây dựng lại đất nước “từng viên gạch một” và đảm bảo an ninh cho hàng triệu gia đình thuộc tầng lớp lao động.
BYD mở nhà máy xe điện đầu tiên ở Đông Nam Á tại Thái Lan

BYD mở nhà máy xe điện đầu tiên ở Đông Nam Á tại Thái Lan

Ngày 4/7, nhà sản xuất ô tô BYD của Trung Quốc đã khai trương một nhà máy xe điện tại Thái Lan – nhà máy đầu tiên của hãng ở khu vực Đông Nam Á.
Kẻ tấn công lãnh đạo đảng đối lập Hàn Quốc bị kết án 15 năm tù

Kẻ tấn công lãnh đạo đảng đối lập Hàn Quốc bị kết án 15 năm tù

Ngày 5/7, Tòa án quận Busan cho biết người đàn ông tấn công ông Lee Jaemyung – lãnh đạo phe đối lập tại Hàn Quốc hồi đầu năm nay – bị kết án tù 15 năm.
Nga không thấy cơ hội đạt thỏa thuận với Ukraine qua trung gian

Nga không thấy cơ hội đạt thỏa thuận với Ukraine qua trung gian

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow luôn sẵn sàng đàm phán hòa bình để kết thúc xung đột với Ukraine, nhưng ông không thấy cơ hội để ký kết bất kỳ thỏa thuận nào về Kiev thông qua bên trung gian.
Công đảng Anh dự đoán giành chiến thắng áp đảo

Công đảng Anh dự đoán giành chiến thắng áp đảo

Khảo sát của Ipsos cho thấy Công đảng Anh được dự báo chiến thắng áp đảo ngày 4/7 trong khi Đảng Bảo thủ của ông Rishi Sunak chịu thất bại lịch sử.
Belarus chính thức trở thành thành viên thứ 10 của SCO

Belarus chính thức trở thành thành viên thứ 10 của SCO

Ngày 4/7, Belarus chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Tổng thống Biden quyết ‘ở lại đến cùng’ trong cuộc tranh cử

Tổng thống Biden quyết ‘ở lại đến cùng’ trong cuộc tranh cử

Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định tiếp tục tham gia cuộc đua tranh cử tổng thống năm 2024, nhấn mạnh với các nhà lập pháp và các thống đốc thuộc đảng Dân chủ rằng ông đủ sức khỏe để đảm đương công việc nếu tái đắc cử.
Nga bác tin Tổng thống Putin và ông Trump đối thoại về Ukraine

Nga bác tin Tổng thống Putin và ông Trump đối thoại về Ukraine

Điện Kremlin tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Donald Trump - ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa nước Mỹ không hề có bất kỳ cuộc hội đàm bí mật nào về việc giải quyết cuộc xung đột Ukraine.
Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc gặp mặt bên lề thượng đỉnh SCO

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc gặp mặt bên lề thượng đỉnh SCO

Ngày 3/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có buổi gặp mặt bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Mỹ sẽ viện trợ quân sự thêm 2,3 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ sẽ viện trợ quân sự thêm 2,3 tỷ USD cho Ukraine

Ngày 2/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Washington sẽ sớm công bố gói hỗ trợ an ninh bổ sung trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine.
Nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc tới Kazakhstan tham dự thượng đỉnh SCO

Nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc tới Kazakhstan tham dự thượng đỉnh SCO

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đã tới Kazakhstan để tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO.
116 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại Hathras, Ấn Độ

116 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại Hathras, Ấn Độ

Thảm kịch giẫm đạp xảy ra tại một buổi lễ của những tín đồ theo đạo Hindu ở miền bắc Ấn Độ ngày 2/7 khiến ít nhất hơn 100 người chết.
Nga tuyên bố phá hủy 5 máy bay SU-27 của Ukraine

Nga tuyên bố phá hủy 5 máy bay SU-27 của Ukraine

Nga tuyên bố cuộc không kích bằng tên lửa Iskander-M đã phá hủy 5 máy bay chiến đấu SU-27 của Ukraine và làm hư hại thêm 2 chiếc nữa tại một sân bay ở vùng Poltava, miền trung Ukraine.
Ninja Van cắt giảm 5% nhân viên tại Singapore

Ninja Van cắt giảm 5% nhân viên tại Singapore

Ngày 1/7, công ty công nghệ hậu cần Ninja Van cho biết đã cắt giảm 5% lực lượng lao động của mình tại Singapore.
Singapore 'sẵn sàng về mặt nguyên tắc' trong việc công nhận nhà nước Palestine

Singapore 'sẵn sàng về mặt nguyên tắc' trong việc công nhận nhà nước Palestine

Ngày 2/7, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho biết quốc gia này đã 'chuẩn bị sẵn sàng về mặt nguyên tắc' trong việc công nhận Palestine là một quốc gia có chủ quyền và sẽ thực hiện động thái này 'vào thời điểm thích hợp'.
Malaysia và Indonesia sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Gaza

Malaysia và Indonesia sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Gaza

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo nước này sẵn sàng hợp tác cùng Indonesia trong việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Dải Gaza nếu được Liên Hợp Quốc giao nhiệm vụ.
Nga cảnh báo hậu quả nếu Israel chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine

Nga cảnh báo hậu quả nếu Israel chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc tuyên bố việc Israel có khả năng chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Ukraine có thể gây ra hậu quả chính trị.
Công nhân Samsung Electronics sẽ đình công từ 8–10/7

Công nhân Samsung Electronics sẽ đình công từ 8–10/7

Ngày 2/7, lãnh đạo công đoàn National Samsung Electronics Union cho biết các công nhân sẽ tiến hành đình công tại Samsung Electronics từ ngày 8 đến 10/7.
Israel ra lệnh sơ tán người dân Palestine khỏi Khan Younis

Israel ra lệnh sơ tán người dân Palestine khỏi Khan Younis

Ngày 1/7, quân đội Israel ra lệnh sơ tán hàng loạt người dân Palestine khỏi phần lớn khu vực Khan Younis.
Đại sứ Nga: 'Cuộc khủng hoảng Ukraine không thể giải quyết trong một ngày'

Đại sứ Nga: 'Cuộc khủng hoảng Ukraine không thể giải quyết trong một ngày'

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc bác bỏ tuyên bố gần đây cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng ông có thể giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ trong 24 giờ nếu tái đắc cử.
Đảng Dân chủ loại trừ việc thay thế ứng viên Tổng thống Mỹ

Đảng Dân chủ loại trừ việc thay thế ứng viên Tổng thống Mỹ

Các đảng viên Dân chủ hàng đầu ngày 30/6 đã loại trừ khả năng thay thế Tổng thống Joe Biden bằng ứng cử viên khác.
Xe tăng Israel tiến vào khu vực phía bắc và phía nam Gaza

Xe tăng Israel tiến vào khu vực phía bắc và phía nam Gaza

Ngày 30/6, các lực lượng Israel tiếp tục tiến xa hơn vào khu vực Shejaia ở phía bắc Gaza cũng như phía tây và trung tâm Rafah ở phía nam.
Tổng thống Ukraine phác thảo mô hình đàm phán hòa bình với Nga

Tổng thống Ukraine phác thảo mô hình đàm phán hòa bình với Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine sẽ không loại trừ các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai với Nga, nhưng các sự kiện này chỉ có thể được tổ chức thông qua các bên trung gian.
Đảng National Rally chiến thắng vòng đầu cuộc bầu cử tại Pháp

Đảng National Rally chiến thắng vòng đầu cuộc bầu cử tại Pháp

Kết quả thăm dò không chính thức cho thấy đảng cực hữu National Rally (RN) đang giành chiến thắng trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử quốc hội Pháp ngày 30/6.
Bến tàu do Mỹ xây dựng bắt đầu đưa hàng viện trợ vào Gaza

Bến tàu do Mỹ xây dựng bắt đầu đưa hàng viện trợ vào Gaza

Ngày 29/6, Liên Hợp Quốc cho biết các nhân viên cứu trợ nhân đạo đã bắt đầu vận chuyển nhiều tấn hàng viện trợ đang chất đầy tại bến tàu do Mỹ xây dựng ngoài khơi bờ biển Gaza tới các kho trên Dải Gaza sau một khoảng thời gian tạm dừng.
Indonesia sẽ tăng thuế nhập khẩu với dệt may, giày dép

Indonesia sẽ tăng thuế nhập khẩu với dệt may, giày dép

Bộ trưởng Thương mại Indonesia cho biết chính phủ nước này đang xem xét áp thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá từ 100% đến 200% đối với hàng nhập khẩu từ giày dép đến gốm sứ, cũng như khôi phục kế hoạch bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa.
Tổng thống Putin: ‘Nga cân nhắc khôi phục sản xuất tên lửa tầm trung'

Tổng thống Putin: ‘Nga cân nhắc khôi phục sản xuất tên lửa tầm trung'

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow đang xem xét lập trường về việc tiếp tục sản xuất và triển khai tên lửa có khả năng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn sau sự sụp đổ của Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF).
Mặt trái trong ảnh hưởng của tuần làm việc 4 ngày

Mặt trái trong ảnh hưởng của tuần làm việc 4 ngày

Là một ý tưởng ngày càng nhận được nhiều sự hưởng ứng, từ bỏ tuần làm việc 5 ngày thông thường và áp dụng tuần làm việc 4 ngày mang lại cả lợi ích và những mặt tiêu cực cho người sử dụng lao động và người lao động.
Thông tin sai lệch cản trở nhận thức về biến đối khí hậu

Thông tin sai lệch cản trở nhận thức về biến đối khí hậu

Là công cụ chính giúp truyền tải thông tin, vai trò của truyền thông trong nâng cao nhận thức về biến đối khí hậu là không thể bàn cãi, nhưng truyền thông cũng có thể trở thành rào cản nếu không được tận dụng hiệu quả hoặc đưa thông tin sai lệch.
Sự tăng trưởng đáng mong chờ của các startup công nghệ khí hậu ASEAN

Sự tăng trưởng đáng mong chờ của các startup công nghệ khí hậu ASEAN

Trong bối cảnh thế giới biến động và kinh tế thế giới tăng trưởng trì trệ, thị trường startup tại khu vực Đông Nam Á năm 2023 và đầu năm 2024 không còn sôi động như những năm trước. Tuy nhiên, đầu tư vào các startup công nghệ khí hậu là một điểm sáng.
Thủ tướng Trung Quốc phát biểu tại Diễn đàn Davos mùa hè

Thủ tướng Trung Quốc phát biểu tại Diễn đàn Davos mùa hè

Phát biểu trong khuôn khổ phiên họp toàn thể khai mạc Diễn đàn Davos mùa hè lần thứ 15 tại Đại Liên, Trung Quốc ngày 25/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kêu gọi các quốc gia tiếp cận sự phát triển 'với tầm nhìn rộng hơn'.
Hỏa hoạn tại nhà máy Hàn Quốc khiến 22 người thiệt mạng

Hỏa hoạn tại nhà máy Hàn Quốc khiến 22 người thiệt mạng

Ngày 24/6, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại một nhà máy ở thành phố Hwaseong gần thủ đô Seoul với nguyên nhân được cho là do nổ pin lithium, khiến 22 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương.
Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp mặt vào tháng 7 tới

Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp mặt vào tháng 7 tới

Ngày 24/6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan xác nhận Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào tháng 7 tới tại thủ đô Kazakhstan.
Sóng nhiệt thiêu đốt Bờ Đông nước Mỹ

Sóng nhiệt thiêu đốt Bờ Đông nước Mỹ

Ngày 23/6, hơn 100 triệu người trên khắp nước Mỹ đã nhận được cảnh báo nắng nóng, trong đó các thành phố ở khu vực Bờ Đông và thậm chí cả Bờ Tây chuẩn bị hứng chịu nhiệt độ cao khắc nghiệt.
Xem thêm