Người nhà Chủ tịch HĐQT thép Pomina bán cổ phiếu ngay trước thềm tăng giá

Thép Pomina POM
18:32 - 18/07/2023
Người nhà Chủ tịch HĐQT thép Pomina bán cổ phiếu ngay trước thềm tăng giá
0:00 / 0:00
0:00
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa có báo cáo về kết quả giao dịch cổ phiếu của bà Đỗ Thị Kim Ngọc, em gái ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Pomina (HoSE: POM).

Theo đó, bà Ngọc đã bán thành công hơn 5,2 triệu cổ phiếu trên tổng số 5,5 triệu cổ phiếu đã đăng ký, giảm tỷ lệ sở hữu tại Pomina từ 5,51% xuống còn 3,64% cổ phiếu, tương đương sở hữu gần 10,2 triệu cổ phiếu.

Giao dịch của bà Ngọc được thực hiện từ 11/7 - 13/7. Trong 3 ngày này có 2 giao dịch thỏa thuận với khối lượng vừa khớp với khối lượng cổ phiếu mà bà Ngọc đã bán nên đây khả năng cao là giao dịch của bà Ngọc, với 2 giao dịch này bà Ngọc có thể thu về khoảng 34,4 tỷ đồng, tương đương với khoảng gần 6.600 đồng/cp.

Tuy nhiên, nếu lùi lại vài ngày, bà Ngọc có thể thu về nhiều hơn, bởi giao dịch của bà ngọc thực hiện ngay trước giai đoạn cổ phiếu POM bắt đầu chuỗi tăng trần. Tính đến kết phiên 18/7, POM đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp (từ 15/7 - 18/7) đưa thị giá cổ phiếu tăng từ 6.910 đồng/cp lên 8.450 đồng/cp (kết phiên 18/7).

Tính đến kết phiên 18/7, POM đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp (từ 15/7 - 18/7) đưa thị giá cổ phiếu tăng từ 6.910 đồng/cp lên 8.450 đồng/cp (kết phiên 18/7). Ảnh: TradingView

Tính đến kết phiên 18/7, POM đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp (từ 15/7 - 18/7) đưa thị giá cổ phiếu tăng từ 6.910 đồng/cp lên 8.450 đồng/cp (kết phiên 18/7). Ảnh: TradingView

Đà tăng của cổ phiếu POM bắt đầu kể từ sau khi công ty tổ chức ĐHĐCĐ thường niên ngày 14/7. Tại cuộc họp công ty đã công bố đối tác chiến lược đã ký kết hợp đồng mua 70 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ với mức giá 10.000 đồng/cp, là hàng thép Nhật Bản Nansei Steel.

Hai bên đã thống nhất chia quá trình phát hành số cổ phiếu này làm 2 đợt. Đợt 1 diễn ra vào tháng 8/2023 với 10,6 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành. 59,6 triệu cổ phiếu còn lại sẽ phát hành trong đợt 2, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2024.

Tại đại hội, ông Inafuku Makoto, đại diện hãng thép Nansei Steel chia sẻ, Nansei Steel đã ký kết xong thỏa thuận cơ bản và ký quỹ một khoản tiền để lấy quyền độc lập đàm phán. Dù vậy, hai bên vẫn cần phải thảo luận chiến lược với các đối tác liên quan, điều động tiền ngân hàng và phải vượt qua các khó khăn khác.

Tuy nhiên, ông tự tin vào thế mạnh của Pomina và Nansei, với năng lực sản xuất và thương hiệu của Pomina cùng năng lực cung ứng ổn định từ Nansei.

Cũng trong cuộc họp, Thép Pomina đã công bố điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu 9,000 tỷ đồng và lỗ sau thuế 150 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu trước đó là doanh thu 14,000 tỷ đồng và lãi sau thuế 300 tỷ đồng.

Chia sẻ về sự điều chỉnh trên, Chủ tịch Đỗ Duy Thái cho biết điều này thể hiện sự thận trọng của HĐQT trong bối cảnh thị trường còn khó khăn. Tuy nhiên, yếu tố chính khiến Pomina điều chỉnh kế hoạch là niềm tin ngành bất động sản sẽ chưa tốt lên trong năm nay.

Về tình hình kinh doanh, quý 1/2023, Pomina ghi nhận doanh thu thuần chỉ bằng 38% cùng kỳ, đạt 1.645 tỷ đồng, kinh doanh dưới giá vốn và các loại chi phí vẫn ở mức cao khiến Pomina lỗ ròng tới hơn 168 tỷ đồng, lọt top 3 các công ty thua lỗ lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Với kết quả kinh doanh này, công ty mới hoàn thành được 18,3% kế hoạch doanh thu mới và đã lỗ vượt 18 tỷ đồng so với kế hoạch lợi nhuận.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.