Nhóm ngân hàng kéo VN-Index bay cao, cổ phiếu của VNG vượt mức 500.000 đồng

CTCP VNG VN INDEX
15:54 - 06/02/2023
Nhóm ngân hàng dẫn dắt đà tăng của VN-Index.
Nhóm ngân hàng dẫn dắt đà tăng của VN-Index.
0:00 / 0:00
0:00
VN-Index mở cửa phiên đầu tuần trong tiêu cực rồi bất ngờ nhận được lực cầu mạnh vào nhóm ngân hàng giúp chỉ số nhanh chóng đảo chiều. Cổ phiếu của VNG lại khớp lệnh 100 đơn vị và thiết lập mức giá mới.

Kết phiên đầu tuần, VN-Index tăng hơn 12 điểm lên mốc 1.089,29 điểm. HNX-Index giảm 0,8 điểm trong khi UPCoM tăng 0,4 điểm. Thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp với tổng giá trị khớp lệnh đạt hơn 10.000 tỷ đồng.

Khối ngoại giao dịch gần 2.500 tỷ đồng và tiếp tục mua ròng gần 400 tỷ đồng trên sàn HoSE. Vị trí thứ nhất trong danh sách mua ròng của khối này là mã ngân hàng STB với giá trị 127 tỷ đồng. Mã thứ 2 là SSI với 42 tỷ đồng, tiếp sau là VCB, VND, KBC, VIC, VNM, CTG... HPG vẫn được mua ròng nhưng đã giảm nhiệt, chỉ đạt 15 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất mã phân bón DPM với giá trị 48 tỷ đồng. DXGBID cùng bị bán ròng hơn 16 tỷ đồng. Bị bán ròng trên 10 tỷ đồng còn có KDH PVT.

Có thể thấy, dòng tiền ngoại vẫn là điểm tựa lớn hỗ trợ sự đi lên của chỉ số. Tuy có giảm nhiệt hơn giai đoạn cuối năm 2022 nhưng nhà đầu tư nước ngoài vẫn tích cực gom vào các cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam sau đợt chiết khấu sâu.

Trở lại với giao dịch trong phiên, nhóm làm bệ phóng cho chỉ số thị trường hôm nay chính là ngân hàng. Trong đó, VCB có đóng góp tích cực nhất khi tăng 3,2% lên mức giá 96.000 đồng/cp, thiết lập mức đỉnh mới sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ vừa qua. Từ mức đáy ngắn hạn vùng 66.000 đồng hồi đầu tháng 10, cổ phiếu của “ông lớn” ngành ngân hàng đã tăng tới 45%, đưa vốn hoá lên 454.000 tỷ đồng, dẫn đầu nhóm vốn hoá lớn và bỏ xa mã đứng thứ 2 là BID với 227.000 tỷ đồng.

Vietcombank dự kiến sẽ phát hành tối đa 2,7 tỷ cổ phiếu trong năm 2023-2024 để trả cổ tức cho cổ đông, tương đương tăng vốn điều lệ thêm tối đa 58,4%. Vốn điều lệ hiện tại của ngân hàng là 47.325 tỷ đồng. Nếu thành công vốn điều lệ của VCB sẽ tăng lên hơn 75.000 tỷ đồng và vốn hoá trên sàn chứng khoán sẽ tiếp tục không đối thủ.

Cổ phiếu của “big 4” khác trong nhóm ngân hàng là BID cũng tăng tốt trong phiên hôm nay với mức +3,8%, lên vùng giá 45.000 đồng và cũng sắp tiệm cận mức đỉnh đã xác lập. Các mã ngân hàng tăng tốt khác là CTG +2,9%, EIB +2%, MSB +5,8%, TCB +3,1%, VPB +1,4%... Chiều giảm có VIB âm mạnh nhất với tỷ lệ -2,7%; STB, SGB, KLB, ABB giảm hơn 1%.

Đối với các nhóm còn lại, do thanh khoản yếu nên tỷ lệ thay đổi không lớn. Nhóm nông nghiệp, xây dựng tăng hơn 1% vốn hoá; nhóm bảo hiểm, thuỷ sản, chứng khoán, tăng 0,6-0,8% vốn hoá. Nhìn chung các cổ phiếu đều không có biến động mạnh.

VNZ của CTCP VNG hôm nay tiếp tục khớp lệnh 100 đơn vị, tăng trần lên mức giá 510.900 đồng, là cổ phiếu là cổ phiếu đắt nhất trên sàn chứng khoán và đà tăng có thể còn chưa dừng lại.

Đà tăng xô đổ mọi kỷ lục của cổ phiếu VNZ trong 4 phiên (từ 30/01- 6/2/2023) đã giúp vốn hoá của VNG tăng từ hơn 8.500 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng. Khối tài sản cổ phiếu công nghệ của ông Lê Hồng Minh – CEO VNG cũng tăng trưởng một cách ngoạn mục. Với 3,5 triệu cổ phiếu VNZ đang nắm giữ, tài sản của ông Minh trên sàn chứng khoán tăng từ 846 tỷ lên gần 1.800 tỷ đồng.

Chuyến tàu tốc hành này đã đưa ông Lê Hồng Minh lần lượt vượt qua ông Đỗ Cao Bảo - thành viên kỳ cựu của HĐQT FPT và bà Trương Thị Thanh Thanh - chị gái của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, chính thức bước chân vào top 3 đại gia nắm giữ lượng cổ phiếu công nghệ có giá trị lớn nhất hiện nay.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.