'Nỗi đau với thẻ tín dụng quốc tế trên đất Việt

Visa, MasterCard… vẫn câm lặng. Một “nỗi đau” ngay ở chủ quyền thanh toán quốc gia trên đất Việt nối dài. Nhưng cũng đang có một hướng mới…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiều năm trước, ngân hàng nào của Việt Nam “được” ra mắt thẻ tín dụng quốc tế đều tổ chức các lễ giới thiệu từng bừng; người có thẻ Visa, MasterCard… trong ví như ở một đẳng cấp mới, nhất là gắn thêm các thương hiệu lớn như HSBC, Standard Chartered, Citi, ANZ…

Đến nay, một xu hướng, dù còn khá sơ khai, đang dần thiết lập để có một chủ quyền thanh toán quốc gia tự tôn hơn, tự chủ hơn (dĩ nhiên chỉ trong phạm vi nội địa).

NHỮNG CÂU CHUYỆN GÓP NHẶT

Đón Xuân Nhâm Dần 2022, cậu con vào cửa hàng điện máy tại Thanh Chương (một huyện trung du của Nghệ An) sắm tivi mới cho bố mẹ. Khi thanh toán, chủ cửa hàng “thảng thốt” khi thấy thẻ tín dụng gắn chữ “Visa”.

Độ phủ điểm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đã mở rộng đến nhiều địa bàn xa, nhưng thực tế không hẳn dễ chấp nhận. Cửa hàng điện máy trên giao dịch nhanh gọn với thẻ Visa, nhưng bà chủ cầm máy tính lẩm nhẩm và thu thêm của khách 200.000 đồng cho một khoản thanh toán 8 triệu đồng.

Chủ cửa hàng lý giải: “Ở đây bọn tôi không chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Sau lần khách dùng thẻ, tôi vào Agribank đối ứng thấy bị trừ nhiều quá nên không cho quẹt nữa. Nếu khách trả thêm tiền ngoài thì được”.

Không hẳn Agribank hay bất cứ ngân hàng nào khác nhận được khoản bị trừ như trên. Hầu hết phải nộp về cho các công ty thẻ quốc tế như Visa, MasterCard…, và dĩ nhiên thuộc về hải ngoại.

Tại một buổi họp báo ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng nọ, một nhà báo đặt câu hỏi như có phần kém vui, đại ý: Xin hỏi đầu mối thẻ quốc tế…, các ông có doanh số lớn tại Việt Nam, thu nhiều loại phí, nhưng bao năm qua đã nộp đồng thuế nào cho Việt Nam hay chưa? Câu hỏi này không được trả lời.

Sự câm lặng của các nhà phát hành thẻ quốc tế cũng có ở một câu chuyện khác, rộng hơn và có vấn đề hơn.

Tháng 4/2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát và tác động tiêu cực sâu rộng, các ngân hàng Việt triển khai các chính sách hỗ trợ khách hàng, trong đó có miễn và giảm nhiều loại phí. Các ngân hàng Việt đề nghị các công ty thẻ quốc tế như Visa, MasterCard cùng hỗ trợ, giảm phí để chia sẻ. Đề nghị này rơi vào im lặng.

Đến tháng 8/2021, khi Việt Nam trong đỉnh điểm bùng phát làn sóng COVID-19 thứ 4, một lần nữa các ngân hàng có đề nghị trên, song vẫn tiếp tục là sự câm lặng của những đối tác đó.

TIỀN KHÔNG TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG…

Ở một đời sống khác của thẻ tín dụng quốc tế, quanh năm các ngân hàng vẫn áp dụng nhiều chính sách chiết khấu hấp dẫn khi thanh toán (5-10%), thưởng điểm, hoàn tiền (hiện đang nở rộ thẻ cash back)… Trong khi ngoài phí mở thẻ (thường được miễn), phí thường niên, họ không thu thêm bất cứ đồng nào ở các giao dịch. Vậy ngân hàng lấy đâu nguồn để thưởng, chiết khấu, hoàn tiền (cash back) như vậy?

Tiền ở đây không trên trời rơi xuống. Tất cả đều từ khách hàng chi trả hết. Và trong khá nhiều tình huống, “người nghèo” thường trả thay cho “người giàu”.

Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới, nếu chưa xem thì người quan tâm có thể tìm xem seri phim tài liệu của Netflix với tựa đề “Money, Explained” được sản xuất trong năm 2021.

5 tập của bộ phim tài liệu này gói toàn cảnh những “điển tích” tài chính và ngân hàng trong lịch sử, từ các vụ siêu lừa kinh điển để trở thành các mô hình huy động vốn cho đến nay; gánh nặng nợ nần và ảnh hưởng đời sống xã hội của tín dụng tiêu dùng như thế nào; và khá chi tiết về lịch sử ra đời của thẻ tín dụng cùng những nguồn nuôi dưỡng nó…

Theo đó, trả lời câu hỏi trên, ngân hàng không thu đồng nào của người chi tiêu khi giao dịch những vẫn sống khỏe với thẻ tín dụng bởi chủ yếu bên bán phải chấp nhận bị chiết khấu (thường từ 1-1,3% giá trị giao dịch, hoặc doanh số tại Việt Nam).

Nhưng đáng chú ý hơn, theo lý giải của seri trên mà Netflix xây dựng, một thực tế là “người nghèo” đang trả thay cho “người giàu” ở đây. Liên quan, ngân hàng sẽ “không thích” những khách hàng quá chuẩn chỉnh trong thanh toán thẻ.

Sự oái ăm trên được hiểu, “người nghèo” vẫn dựa vào thẻ tín dụng để tạm ứng chi tiêu trước trả tiền sau, hoặc trả góp… do điều kiện tài chính có hạn. Và những trường hợp đến kỳ thanh toán bị quên hoặc chưa đủ lực để chi trả, lãi suất bị “đánh” rất cao, có thể nói là lãi suất trừng phạt. Nguồn phạt này, theo Netflix lý giải, chính là một nguồn thu lớn góp phần quan trọng nuôi hệ thống, nuôi chính sách cash back, chiết khấu hấp dẫn… Và với “người giàu”, điều kiện tài chính tốt, việc thanh toán thường chủ động và tự động bởi số dư đối ứng sẵn sàng hơn, nên nguồn thu phạt ở đây hạn chế mà chỉ chủ yếu rơi vào “người nghèo”.

HÀNG TRĂM LOẠI PHÍ

Trở lại với câu chuyện trên, các công ty thẻ như Visa, MasterCard câm lặng trước đề nghị của các ngân hàng Việt khi mà họ đang thu hàng trăm loại phí.

Trong lần đề nghị gần nhất, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) – đại diện cho các nhà băng Việt – cho biết hiện cơ cấu phí của các tổ chức thẻ quốc tế áp dụng cho các ngân hàng tại Việt Nam rất phức tạp, với số lượng phí thu rất lớn.

Số lượng đó chia làm 3 nhóm chính: phí áp dụng cho mảng phát hành; phí áp dụng cho mảng thanh toán và phí thu khác (liên quan đến hệ thống và các giao dịch tra soát). Và trung bình mỗi năm, tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard thu từ một ngân hàng khoảng 270 đầu phí các loại/1 tổ chức thẻ quốc tế, với tổng giá trị mỗi tổ chức thẻ quốc tế thu của các ngân hàng Việt Nam lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Cụ thể, tổ chức thẻ quốc tế Visa thu 270 đầu phí các loại (trong đó thu mảng thanh toán là 102 đầu phí, thu từ mảng phát hành 135 đầu phí và thu khác là 33 đầu phí). Trong khi đó, tổ chức thẻ quốc tế Mastercard thu 268 đầu phí các loại (trong đó thu mảng thanh toán là 54 đầu phí, thu mảng phát hành 72 đầu phí và thu khác lên tới 142 đầu phí)…

Những con số trên cho thấy mức độ khủng khiếp trong đời sống của tấm thẻ tín dụng lấp lánh trong ví người tiêu dùng như thế nào. Và đó cũng chính là mức độ người tiêu dùng phải chi trả (với cơ chế nguồn sống đề cập ở trên).

Đời sống đó tại Việt Nam ngày càng mở rộng. Dữ liệu cập nhật gần nhất của Chi Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho thấy nó không ngừng gia tăng.

Cụ thể, tính đến ngày 30/6/2021, tổng số lượng thẻ đang lưu hành tại Việt Nam đã đạt 110 triệu thẻ các loại. Trong đó, cơ cấu loại thẻ có sự dịch chuyển từ thẻ nội địa sang thẻ quốc tế, tỷ trọng thẻ nội địa hiện chiếm 82% (năm 2018: 87%); thẻ quốc tế chiếm 18% (năm 2018: 13%), ứng với gần 20 triệu thẻ.

Xu hướng gia tăng thẻ tín dụng quốc tế nói trên rõ rệt, ngay cả khi bị cản nhất định bởi hai năm COVID và nhu cầu thanh toán ở nước ngoài bị giảm đi.

Nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu bắt tay cùng NAPAS thiết lập một "liên minh" thẻ tín dụng nội địa (Ảnh minh họa)
Nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu bắt tay cùng NAPAS thiết lập một "liên minh" thẻ tín dụng nội địa (Ảnh minh họa)

GỢI MỞ MỘT HƯỚNG KỲ VỌNG

Những dữ liệu trên cho thấy một thực tế: “nỗi đau” lệ thuộc lớn, bị chi phối lớn bởi thẻ tín dụng quốc tế ngay tại thị trường nội địa (trong thanh toán nội địa) luôn trong xu thế tăng lên thời gian qua; chủ quyền thanh toán quốc gia có phần thụ động ở đây.

Song, một xu hướng mới gợi mở một kỳ vọng mới đang hình thành.

Bên cạnh thanh toán thẻ nội địa, thẻ tín dụng nội địa đang bắt đầu phát triển tại Việt Nam. Người Việt, ngân hàng Việt dùng thẻ tín dụng của mình với các cơ chế như thẻ tín dụng quốc tế trên sân nhà, như chi tiêu trước trả tiền sau với thời hạn 45-55 ngày không lãi suất; chiết khấu, thưởng điểm, hoàn tiền… hấp dẫn không kém.

Năm 2021, lần đầu tiên qua đầu mối Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), 6 ngân hàng thương mại (VietinBank, Sacombank, ACB, HDBank, BaoViet Bank, Viet Capital Bank) và một công ty tài chính (VietCredit) phát hành thẻ tín dụng nội địa cho khách hàng. Một phần khía cạnh chủ quyền thanh toán quốc gia có chủ động ở đây.

Tiếp đó, ngày 19/11/2021, qua đầu mối NAPAS, đã có 13 ngân hàng và công ty tài chính tham gia “liên minh tự chủ” này, gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Techcombank, HDBank, Sacombank, ACB, Nam A Bank, OCB, Viet Capital Bank, BaoViet Bank và công ty tài chính VietCredit.

Như vậy, một vị thế mới, một xu hướng mới đã định hình và cần thời gian để mở rộng. Triển vọng ở đây dĩ nhiên cần sự ủng hộ của người tiêu dùng Việt, đón nhận thẻ tín dụng nội địa; cùng đó là hạ tầng thanh toán và tiện ích phủ rộng, mở rộng…

Dễ thấy trong “liên minh” trên đã có nhiều ngân hàng thương mại có thị phần lớn, thậm chí áp đảo trên thị trường thẻ Việt Nam hiện nay. Theo đó, lực đẩy ở xu hướng mới này là rất đáng kể và đáng kỳ vọng.

HDBank công bố hai quỹ ngoại nắm hơn 2% vốn ngân hàng

HDBank công bố hai quỹ ngoại nắm hơn 2% vốn ngân hàng

Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank, Mã: HDB) vừa công bố thông tin về danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên.
LPBank chỉ có 2 cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ

LPBank chỉ có 2 cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank – HOSE: LPB) vừa công bố danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi.
Các doanh nghiệp có liên hệ đến ROX Group đang nắm giữ 20,29% vốn tại MSB

Các doanh nghiệp có liên hệ đến ROX Group đang nắm giữ 20,29% vốn tại MSB

Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên tại MSB có sự góp mặt của 8 doanh nghiệp có liên hệ đến ROX Group, với tổng tỷ lệ sở hữu là 20,29% vốn điều lệ ngân hàng này.
Lãnh đạo SeABank không bán hết số cổ phiếu SSB đã đăng ký

Lãnh đạo SeABank không bán hết số cổ phiếu SSB đã đăng ký

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Tổng giám đốc SeABank đã đăng ký bán 216.000 cổ hiếu SSB, tuy nhiên hết thời gian giao dịch bà Hương chỉ bán được 56.100 cổ phiếu.
Eximbank cập nhật danh sách cổ đông có tỷ lệ sở hữu lớn

Eximbank cập nhật danh sách cổ đông có tỷ lệ sở hữu lớn

Danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ tại Eximbank gồm 3 cổ đông tổ chức và hai cá nhân quen thuộc là bà Lương Thị Cẩm Tú và Lê Thị Mai Loan (cựu thành viên HĐQT).
Gia đình Chủ tịch Ngô Chí Dũng sở hữu bao nhiêu cổ phần VPBank?

Gia đình Chủ tịch Ngô Chí Dũng sở hữu bao nhiêu cổ phần VPBank?

Dẫn đầu danh sách cổ đông cá nhân của VPBank là Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng khi sở hữu 4,14% vốn. Bên cạnh đó, các cổ đông liên quan với ông Dũng cũng nắm giữ 2,34 tỷ cổ phiếu VPB, tương ứng 29,5% vốn điều lệ ngân hàng này.
VietABank triển khai hệ thống xác thực định danh khách hàng và thu thập sinh trắc học

VietABank triển khai hệ thống xác thực định danh khách hàng và thu thập sinh trắc học

Ngày 22/7, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đã tổ chức thành công lễ ký kết hợp đồng hợp tác với Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY.
SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, CASA tăng mạnh

SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, CASA tăng mạnh

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023.
ACB lãi hơn 5.600 tỷ đồng trong quý 2, tỷ lệ nợ xấu nhích lên 1,5%

ACB lãi hơn 5.600 tỷ đồng trong quý 2, tỷ lệ nợ xấu nhích lên 1,5%

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã: ACB) vừa có báo cáo tài chính quý 2/2024 công bố mức lợi nhuận trong kỳ gần 5.600 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY) và là mức lợi nhuận theo quý cao nhất từ trước tới nay của ngân hàng này.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: 'Không thể căng cứng trong điều hành tỷ giá'

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: 'Không thể căng cứng trong điều hành tỷ giá'

Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, mức mất giá của VND giai đoạn 6 tháng đầu năm chỉ khoảng 4,4%, trong khi nhiều quốc gia ở ngưỡng 7-11%.
Nửa đầu năm, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 6%

Nửa đầu năm, tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 6%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ngày 23/7 đã tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
BaoViet Bank cắt giảm 35% dự phòng rủi ro, níu lợi nhuận đi ngang

BaoViet Bank cắt giảm 35% dự phòng rủi ro, níu lợi nhuận đi ngang

Sau khi cắt giảm 35% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, về mức 209 tỷ đồng, BaoViet Bank ghi nhận kết quả kinh doanh đi ngang so với cùng kỳ, với lợi nhuận trước thuế đạt 17,5 tỷ đồng.
Tăng mạnh chi phí dự phòng, Techcombank vẫn lãi lớn trong nửa đầu năm

Tăng mạnh chi phí dự phòng, Techcombank vẫn lãi lớn trong nửa đầu năm

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) ngày 22/7 công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý 2/2024 với nhiều hạng mục kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tích cực.
BIDV tăng lãi suất tiền gửi, nhóm Big 4 đang niêm yết lãi suất ra sao?

BIDV tăng lãi suất tiền gửi, nhóm Big 4 đang niêm yết lãi suất ra sao?

BIDV là ngân hàng thứ hai trong nhóm Big 4 tăng lãi suất huy động kể từ tháng 4 đến nay. Trong khi đó Vietcombank và Agribank vẫn giữ nguyên lãi suất suốt 3 tháng qua ở quanh mức 1,6% đến 4,7%/năm.
SHB huy động thành công 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu

SHB huy động thành công 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu

Trong tháng 7 này, SHB đã có 2 lần huy động trái phiếu với tổng giá trị phát hành là 3.000 tỷ đồng.
TPBank nâng cao trải nghiệm người dùng bằng nền tảng số xuyên kênh đặc biệt

TPBank nâng cao trải nghiệm người dùng bằng nền tảng số xuyên kênh đặc biệt

Hàng loạt các giao dịch xuyên kênh hỗ trợ nâng cao trải nghiệm người dùng liên tục được TPBank triển khai và nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng.
NHNN: 'Hoạt động tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế'

NHNN: 'Hoạt động tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế'

Ngày 18/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo "Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen" nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng hiệu quả, hỗ trợ việc hạn chế "tín dụng đen".
Con trai bà Nguyễn Thị Nga bán thành công một triệu cổ phiếu SSB

Con trai bà Nguyễn Thị Nga bán thành công một triệu cổ phiếu SSB

Tạm tính theo mức giá kết phiên ngày 16/7 là 20.800 đồng/cổ phiếu SSB, ông Lê Tuấn Anh - con trai bà Nguyễn Thị Nga sẽ thu về 20,8 tỷ đồng.
ACB huy động thành công gần 13.000 tỷ đồng từ trái phiếu

ACB huy động thành công gần 13.000 tỷ đồng từ trái phiếu

ACB đã có 4 lần huy động trái phiếu trong năm 2024, với tổng khối lượng phát hành là 12.670 tỷ đồng.
Các ngân hàng Singapore sẽ loại bỏ xác thực bằng OTP

Các ngân hàng Singapore sẽ loại bỏ xác thực bằng OTP

Các ngân hàng tại Singapore đang ráo riết loại bỏ hình thức xác thực sử dụng mật khẩu một lần (OTP) để đăng nhập tài khoản ngân hàng trong 3 tháng tới.
Tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 dự đoán sẽ đạt mức 13-14%

Tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 dự đoán sẽ đạt mức 13-14%

Đánh giá về ngành ngân hàng, Chứng khoán Phú Hưng dự phóng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của ngành đạt 19,5% vào năm 2024, tăng trưởng tín dụng dự báo đạt 13-14% cho cả năm.
Lượng tiền gửi của khách hàng đạt hơn 13,4 triệu tỷ đồng sau 4 tháng

Lượng tiền gửi của khách hàng đạt hơn 13,4 triệu tỷ đồng sau 4 tháng

Trong tháng 4/2024, lượng tiền gửi của cá nhân và tổ chức cùng tăng mạnh, đặc biệt tiền gửi của dân cư tiếp tục lập kỷ lục mới.
LPBank công bố tên thương mại mới: Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

LPBank công bố tên thương mại mới: Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngày 15/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 423/QĐ-TTGSNH2 về việc sửa đổi nội dung Tên ngân hàng tại Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
Ông Phạm Hồng Hải chính thức làm tổng giám đốc OCB

Ông Phạm Hồng Hải chính thức làm tổng giám đốc OCB

Sau 2 tháng nắm giữ vị trí quyền tổng giám đốc OCB, ông Phạm Hồng Hải chính thức được bổ nhiệm làm tổng giám đốc ngân hàng này kể từ ngày 16/7.
Hơn 3 triệu tài khoản Vietcombank cập nhật sinh trắc học thành công

Hơn 3 triệu tài khoản Vietcombank cập nhật sinh trắc học thành công

Sau 15 ngày triển khai Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, Vietcombank ghi nhận 3 triệu khách hàng đã cập nhật thành công và 4 triệu giao dịch được thực hiện theo phương pháp sinh trắc học.
VPBank chuẩn bị có thêm phó giám đốc người Nhật Bản

VPBank chuẩn bị có thêm phó giám đốc người Nhật Bản

Trước khi bổ nhiệm ông Kamijo Hiroki làm phó tổng giám đốc, ban điều hành VPBank đang có 17 thành viên với vị trí tổng giám đốc do ông Nguyễn Đức Vinh nắm giữ.
Lãi suất tiền gửi tiếp đà tăng, xuất hiện ngày càng nhiều mức lãi trên 6%/năm

Lãi suất tiền gửi tiếp đà tăng, xuất hiện ngày càng nhiều mức lãi trên 6%/năm

Từ đầu tháng 7 đến nay, thị trường ghi nhận 10 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động và mốc lãi suất 6% xuất hiện ngày càng nhiều ở các kỳ hạn dài.
VietABank triển khai nâng cấp hệ thống phòng chống rửa tiền

VietABank triển khai nâng cấp hệ thống phòng chống rửa tiền

VietABank chính thức hợp tác với Công ty Cổ phần TNTECH để trang bị hệ thống phần mềm phòng chống rửa tiền (AML) mới thay cho hệ thống cũ đang sử dụng theo mục tiêu áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất.
Agribank thông báo phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Agribank thông báo phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Nhằm tăng cường vốn tự có cũng như tăng trưởng nguồn vốn dài hạn, đáp ứng yêu cầu cho vay thúc đẩy phát triển nền kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đang chào bán 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng năm 2024.
Đến 28/6, tăng trưởng tín dụng tại BIDV đạt 5,83%

Đến 28/6, tăng trưởng tín dụng tại BIDV đạt 5,83%

Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng BIDV tính đến ngày 28/6 đạt 5,83%, tiếp tục đứng đầu hệ thống về quy mô tài sản và đã vươn lên top 3 các ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất.
BVBank chuẩn bị tăng vốn thêm 1.391 tỷ đồng

BVBank chuẩn bị tăng vốn thêm 1.391 tỷ đồng

Ngân hàng BVBank chuẩn bị tăng vốn theo 3 hình thức bao gồm: tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành ESOP.
Rộn ràng ưu đãi ẩm thực với thẻ TPBank JCB CashBack

Rộn ràng ưu đãi ẩm thực với thẻ TPBank JCB CashBack

TPBank JCB CashBack vừa được ra mắt với loạt ưu đãi lên tới 30% tại các nhà hàng và chính sách hoàn tiền tới 12.000.000 đồng/năm cho chi tiêu ẩm thực, cùng những đặc quyền đẳng cấp cho chủ thẻ.
SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo 'giả mạo hỗ trợ' đăng ký xác thực sinh trắc học

SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo 'giả mạo hỗ trợ' đăng ký xác thực sinh trắc học

Những hình thức lừa đảo mới khi cài đặt sinh trắc học đang xuất hiện, lợi dụng cao điểm thu thập dữ liệu sinh trắc khách hàng, kẻ gian đánh cắp tiền từ tài khoản của người dùng.
Vì đâu các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động?

Vì đâu các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động?

Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm ngày càng lan rộng, mức lãi suất 5-6%/năm đang dần phổ biến ở nhiều ngân hàng.
Mua nhà dễ dàng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,79% tại SHB

Mua nhà dễ dàng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,79% tại SHB

Khách hàng có nhu cầu vay mua nhà dự án, nhà dân cư sẽ được SHB áp dụng mức lãi suất ưu đãi, thời gian vay tới 25 năm, hạn mức tối đa 90% nhu cầu vốn.
Techcombank chuẩn bị có thêm một đợt tăng vốn

Techcombank chuẩn bị có thêm một đợt tăng vốn

Ngân hàng Techcombank chuẩn bị lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua phát hành cổ phiếu ESOP.
Xem thêm