Nokia lần đầu tiên thay đổi logo sau gần 60 năm

Nokia Phần Lan
11:42 - 27/02/2023
Nokia lần đầu tiên thay đổi logo sau gần 60 năm
0:00 / 0:00
0:00

Logo mới của Nokia mang phong cách hiện đại, như là một cách tuyên bố sự đổi mới trong hoạt động của công ty.

Theo Reuters, trong thông báo ngày 26/2, Nokia ra mắt bộ nhận diện thương hiệu (Logo) mới sau gần 60 năm. Đây là động thái đánh dấu sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh, hướng đến mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

Logo mới của Nokia (dưới)

Logo mới của Nokia (dưới)

Logo mới bao gồm các ký tự cách điệu, tạo nên chữ "Nokia". Màu xanh nước biển "huyền thoại" biểu tượng của logo cũ đã bị thay thế bằng các màu sắc bắt mắt hơn.

Theo CEO Nokia Pekka Lundmark, nhiều người vẫn nghĩ rằng Nokia chỉ sản xuất điện thoại. Đó cũng là một phần lý do khiến công ty đổi logo, nhằm nhấn mạnh lĩnh vực kinh doanh.

"Chúng tôi muốn ra mắt thương hiệu mới, tập trung vào kinh doanh công nghệ. Đó là điều hoàn toàn khác so với điện thoại di động", ông Lundmark chia sẻ.

Sự đổi mới này của Nokia được giới thiệu trước thềm khai mạc Hội nghị di động thế giới (MWC) tại Barcelona (Tây Ban Nha).

Sau khi tiếp quản Nokia năm 2020, CEO Pekka Lundmark đã vạch ra chiến lược 3 giai đoạn: Khởi động lại, tăng tốc và mở rộng. Khi giai đoạn khởi động lại đã hoàn tất, ông Lundmark cho biết đang bước vào giai đoạn hai.

Mặc dù Nokia vẫn đặt mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh là nhà cung cấp dịch vụ với việc bán thiết bị cho các công ty viễn thông, song trọng tâm chính của Nokia hiện nay là bán thiết bị cho các doanh nghiệp khác.

Trong năm 2022, lĩnh vực kinh doanh của Nokia đã có mức tăng trưởng rất tốt 21% và chiếm 8% doanh thu công ty, khoảng 2,11 tỷ USD. Nokia mong muốn tăng gấp đôi số này nhanh nhất có thể.

Các công ty công nghệ lớn đang bắt tay với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông như Nokia để bán thiết bị cho các nhà máy tự động hóa và mạng riêng 5G cho khách hàng, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất.

Nokia cho biết, công ty có kế hoạch xem xét lại lộ trình tăng trưởng của các mảng kinh doanh khác nhau và cân nhắc phương án thay thế, không loại trừ khả năng thoái vốn. Ông Lundmark nhấn mạnh Nokia chỉ muốn kinh doanh cùng các doanh nghiệp mà hãng có thể thấy khả năng hoạt động trên toàn cầu.

Việc Nokia hướng tới tự động hóa nhà máy và trung tâm dữ liệu cũng sẽ giúp hãng cạnh tranh với các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Microsoft và Amazon.

Lĩnh vực thiết bị viễn thông đang chịu sức ép do tình hình kinh tế vĩ mô gặp biến động. Nhu cầu tại các thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao như Bắc Mỹ ngày càng thấp, trong khi Ấn Độ với tỷ suất lợi nhuận kém lại ghi nhận sự tăng mạnh.

"Ấn Độ là thị trường phát triển nhanh nhất của chúng tôi với tỷ suất lợi nhuận thấp. Đó là sự thay đổi về cấu trúc", lãnh đạo của Nokia chia sẻ. Dù vậy, ông Lundmark vẫn kỳ vọng thị trường Bắc Mỹ sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nay.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.