Quan hệ thương mại song phương Việt - Lào gần 10 năm qua

Sau thời kỳ dịch bệnh khó khăn, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam - Lào đang bắt đầu hồi phục, trong đó xuất khẩu từ phía Việt Nam có phần chững lại trong khi nhập khẩu từ Lào lại tăng trưởng tốt.

Trong gần 10 năm qua, giá trị thương mại song phương giữa Việt Nam – Lào đã tăng từ con số 1 tỷ USD hàng hóa (năm 2013) lên 1,3 tỷ USD (năm 2021). Trong đó xuất khẩu tăng từ 422 triệu USD lên 594 triệu USD; nhập khẩu tăng từ 668 triệu USD lên 777 triệu USD.

Về cán cân thương mại, trong giai đoạn 2013 - 2015, Việt Nam liên tục nhập siêu từ thị trường Lào. Bước sang năm 2016, cùng với giảm trị giá nhập khẩu hàng hóa từ Lào, Việt Nam bắt đầu ghi nhận lại xuất siêu.

Đến năm 2019 Việt Nam đạt mức xuất siêu 214 triệu USD, đây cũng là mức xuất siêu cao nhất trong gần 10 năm qua trong quan hệ giao thương với Lào. Tới năm 2021, Việt Nam ghi nhận lại nhập siêu từ Lào với mức kim ngạch 183 triệu USD.

Quan hệ thương mại song phương Việt - Lào gần 10 năm qua

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Lào là các sản phẩm công nghiệp, điện tử, nguyên liệu... Trong giai đoạn 2017 – 2019, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này liên tục ghi nhận tăng trưởng dương. Bước sang năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào có sự sụt giảm. Năm 2021, bắt đầu ghi nhận lại tín hiệu phục hồi.

Nhìn chung, các mặt hàng đều tăng trưởng 3 con số, ngoại trừ xăng dầu khi giảm tới gần 80% trong vòng 9 năm. Trong giai đoạn 2013 - 2016, xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam sang thị trường Lào ghi nhận tăng trưởng âm liên tục, từ 106 triệu USD xuống còn 61 triệu USD. Bước sang năm 2017, con số này đã nhích lên 88 triệu USD và trở lại mốc 100 triệu USD vào năm 2018.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2019 đến nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại tiếp tục lao dốc, đỉnh điểm trong năm 2020 trị giá xăng dầu của Việt Nam sang Lào chỉ còn 19 triệu USD, năm 2021 tăng nhẹ lên mức 23,2 triệu USD. Lượng khai thác dầu thô trong 2 năm này của Việt Nam đều giảm, lần lượt -12,6% và -13,2%, đồng thời tác động của đại dịch cũng làm gián đoạn giao thương hàng hóa giữa hai nước, trong đó bao gồm mặt hàng xăng dầu.

Về nhóm hàng nông sản (vốn là thế mạnh của Việt Nam), kim ngạch xuất khẩu sang Lào vẫn còn hạn chế. Chủ yếu do dân số của Lào tương đối thấp, chỉ ở mức 7 triệu người, tập trung chủ yếu ở thành phố lớn như Vientiane.

Ngoài ra, hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc và Thái Lan. Hiện Lào đặc biệt ưa chuộng hàng hóa từ Thái Lan do thị trường này đã xâm nhập vào Lào từ lâu. Bên cạnh đó, do thị hiếu và thói quen tiêu dùng, người Lào có xu hướng sử dụng đồ tươi sống nhưng do khoảng cách địa lý, hàng hóa của Việt Nam sang Vientiane phải mất một vài ngày.

Trong khi đó, Thái Lan vận chuyển sang thủ đô Lào chỉ mất một hoặc hơn một ngày. Vị trí địa lý xa hơn đã tác động lên giá vận chuyển, điều đó khiến giá cả của hàng Việt cũng tăng nhiều hơn.

Trong khi đó, từ cuối năm 2021, Trung Quốc và Lào đã đưa vào hoạt động tuyến đường sắt nối liền 2 quốc gia. Chính vì vậy, chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc vào thị trường này cũng giảm đi đáng kể.

Ngoài yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan trong vấn đề truyền thông thương hiệu Việt tại Lào cũng chưa thực sự tốt. Hiện hàng hóa của doanh nghiệp Việt mới chỉ được phân phối trong các cửa hàng nhỏ lẻ tại Lào. Mặc dù vậy, ngay trong chuỗi siêu thị hàng Việt – Vinmart tại Lào lại chủ yếu bày bán hàng Thái Lan để có thể tồn tại và phát triển chuỗi.

Quan hệ thương mại song phương Việt - Lào gần 10 năm qua

Ở chiều ngược lại, hàng hóa Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Lào không quá đa dạng, chủ yếu là một số mặt hàng nông sản, nguyên phụ liệu. Trong số các mặt hàng nhập khẩu từ Lào, cao su là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam năm 2021 đạt 185 triệu USD.

Kế tiếp là gỗ và sản phẩm gỗ đạt 107 triệu USD. Đối với quặng và khoáng sản, phân bón cũng có mức kim ngạch tương đối cao so với các mặt hàng nhập khẩu, đạt lần lượt 87 triệu USD và 61 triệu USD vào năm 2021 (trong khi 2013 mới chỉ đạt 27 triệu USD và 26 triệu USD).

Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu từ Lào giai đoạn 2013 - 2021 có sự tăng trưởng không đồng đều. Trong đó, đối với nông sản, nhập khẩu ngô và gỗ đã giảm lần lượt 91% và 76%. Đặc biệt, gỗ và sản phẩm gỗ bắt đầu giảm nhập khẩu từ năm 2014 với kim ngạch 596 triệu USD, đến năm 2018 chỉ còn 33 triệu USD.

Quan hệ thương mại song phương Việt - Lào gần 10 năm qua

Trong 7 tháng đầu năm 2022, thương mại song phương giữa Việt Nam – Lào đạt 947 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sang Lào đạt 362 triệu USD, giảm 1,6%; ngược lại nhập khẩu từ Lào tăng 48%, đạt 585 triệu USD.

Trong thương mại hai chiều với ASEAN, Lào hiện là thị trường đứng thứ 7, chiếm 7,6% thị phần tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sang khối.

Xuất khẩu xăng dầu tăng gần 300%

Trong các tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Lào hầu như đều ghi nhận giảm. Trong đó, mặt hàng bánh kẹo và cà phê có mức giảm lớn nhất, lần lượt 59,5% và 50%. Ngược lại, hàng rau quả lại tăng hơn 96% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 25,4 triệu USD.

Diễn ra biến tăng trưởng nông sản và thực phẩm trên diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Lào đưa ra chính sách hạn chế nhập khẩu trong tháng 2/2022 đối với một số sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.

Chính sách này đưa ra trong bối cảnh Lào muốn thúc đẩy tăng gia, sản xuất các loại vật nuôi, cây trồng trong nước; đồng thời tăng cường phát triển hàng hóa nội địa, góp phần phát triển kinh tế quốc gia, tăng thu nhập cho người dân.

Các sản phẩm nằm trong danh sách hạn chế nhập khẩu của Lào bao gồm các loại rau củ, quả; cải bắp, tỏi, hành, tiêu, xà lách, bắp cải trắng; thủy sản… Các mặt hàng thủy sản cũng có thể được phép nhập khẩu nhưng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý. Hạn ngạch nhập khẩu sẽ được phân bổ cho các địa phương theo định kỳ, dựa trên nhu cầu thực tế.

Đối với mặt hàng xăng dầu, đây là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất với mức 294%. Ngoài yếu tố giá xăng dầu thế giới biến động thời gian qua, việc thiếu hụt nguồn cung trầm trọng tại Lào cũng tác động lên sự tăng trưởng trên.

Tăng nhập khẩu nguyên liệu nông nghiệp từ Lào

Trong khi xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Lào ghi nhận đà giảm thì nhập khẩu các mặt hàng chính từ thị trường này lại tăng. Trong 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 7 mặt hàng chính từ Lào. Cụ thể, cao su là mặt hàng có mức kim ngạch lớn nhất, đạt 130,3 triệu USD; tiếp theo là gỗ và sản phẩm gỗ đạt 87 triệu USD; quặng và khoáng sản đạt 57,9 triệu USD; phân bón đạt 48,5 triệu USD. Các mặt hàng còn lại có mức kim ngạch tương đối thấp, chỉ từ 0,1 triệu USD đến 4,8 triệu USD.

Trong số 7 mặt hàng chính, ngô là mặt hàng có mức tăng trưởng lớn nhất, đạt 100%. Nếu cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận lượng nhập khẩu từ ngô, cả năm 2021 chỉ nhập khẩu 0,5 triệu USD mặt hàng ngô từ Lào thì chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu ngô đã tăng lên mức 4,2 triệu USD.

Sau ngô, phân bón tăng hơn 98% so với cùng kỳ năm 2021 mặc dù lượng nhập khẩu giảm (năm 2021 nhập 112.022 tấn, năm 2022 nhập 83.829 tấn), điều này phần lớn do biến động giá cả lên cao của thị trường phân bón thời gian qua.

Ngoài mối quan hệ thương mại, Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 3 trong tổng số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Lào. Thống kê cho thấy Lào luôn đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, với 209 dự án có tổng vốn đăng ký 5,1 tỷ USD.

Phía Việt Nam và Lào hiện đã tiếp tục triển khai phổ biến, hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn kiện như Hiệp định Thương mại Biên giới Việt Nam - Lào; hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Lào; bản Ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ hai nước.

Thông qua các biên bản ghi nhớ và các hiệp định được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sẽ phát triển thương mại giữa Việt Nam - Lào trong năm 2022 cũng như các năm sau này.

Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 1,33 tỷ USD, chiếm 18% tỷ trọng về giá trị.
Việt Nam nhập khẩu than kỷ lục, vượt cả năm 2023

Việt Nam nhập khẩu than kỷ lục, vượt cả năm 2023

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/10, Việt Nam nhập khẩu 52,4 triệu tấn than từ thế giới, là mức cao nhất trong 10 năm qua và vượt cả mức năm 2023 với 51,1 triệu tấn.
Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Sau 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu về 2,8 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu tôm, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất siêu 0,4 tỷ USD hàng hóa trong nửa đầu tháng 10/2024

Việt Nam xuất siêu 0,4 tỷ USD hàng hóa trong nửa đầu tháng 10/2024

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 10/2024 (1/10 - 15/10), Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hóa với thế giới đạt 31,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn thứ hai cho Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn thứ hai cho Trung Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) lớn thứ hai cho Trung Quốc, chỉ đứng sau Nga, với trị giá gần 3 tỷ USD.
Xăng dầu, hóa chất là nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Xăng dầu, hóa chất là nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

9 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Lào đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ, Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD.
Việt Nam xuất nhập khẩu mặt hàng gì với Campuchia?

Việt Nam xuất nhập khẩu mặt hàng gì với Campuchia?

9 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam – Campuchia đạt 7,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó Việt Nam xuất siêu 319 triệu USD hàng hóa sang nước này.
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng tới 26%

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng tới 26%

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Campuchia mang về gần 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng

Campuchia mang về gần 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng

Theo Tổng cục hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), xuất khẩu của nước này trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 19,8 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Hành trình vươn lên nhóm đầu ngành ngân hàng của Techcombank

Hành trình vươn lên nhóm đầu ngành ngân hàng của Techcombank

Bằng tầm nhìn chiến lược và sự quyết đoán trong điều hành, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh đã góp phần đưa ngân hàng này trở thành một trong những tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Những mặt hàng tỷ USD xuất khẩu sang Trung Quốc

Những mặt hàng tỷ USD xuất khẩu sang Trung Quốc

9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam có 10 mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch trên một tỷ USD, trong đó có một mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD.
Thương mại gạo của Việt Nam tăng gần 30% trong 9 tháng

Thương mại gạo của Việt Nam tăng gần 30% trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam với thế giới đạt 5,36 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước.
Địa phương nào dẫn đầu thương mại vùng ĐBSCL trong quý 3/2024?

Địa phương nào dẫn đầu thương mại vùng ĐBSCL trong quý 3/2024?

Quý 3/2024, tổng thương mại hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 11,1 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024

Với việc các thị trường phục hồi, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận tăng 8% so với cùng kỳ, đạt 1,46 tỷ USD.
Bốn mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong quý 3/2024

Bốn mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong quý 3/2024

Quý 3/2024, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt 6,79 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu thịt từ những thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu thịt từ những thị trường nào?

8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi hơn một tỷ USD nhập khẩu thịt từ thế giới, trong đó 6 thị trường nhập khẩu lớn nhất lần lượt là Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan, Hàn Quốc và Brazil.
Xuất khẩu máy móc, thiết bị điện của Campuchia giảm tới 34%

Xuất khẩu máy móc, thiết bị điện của Campuchia giảm tới 34%

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng điện của Campuchia giảm tới 34,8% so với cùng kỳ năm trước.
9 tháng đầu năm 2024 khách quốc tế đến Việt Nam vượt cả năm 2023

9 tháng đầu năm 2024 khách quốc tế đến Việt Nam vượt cả năm 2023

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ và cao hơn con số 12,6 triệu lượt của năm 2023.
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc vượt mốc 100 tỷ USD chỉ trong 9 tháng

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc vượt mốc 100 tỷ USD chỉ trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 105 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, là mức cao nhất trong 10 năm qua và lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD chỉ trong 3 quý đầu năm.
Vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt giảm hơn 50%

Vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt giảm hơn 50%

Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 9 tháng năm 2024 đạt hơn 177,4 triệu USD, bằng 42,6% so với cùng kỳ.
Việt Nam xuất siêu 8,8 tỷ USD trong quý 3/2024

Việt Nam xuất siêu 8,8 tỷ USD trong quý 3/2024

Theo báo cáo của GSO công bố ngày 6/10, quý 3/2024 kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đồng loạt tăng cao với lần lượt +15,8% và +17,2% YoY, đưa cán cân thương mại trong quý nghiêng về phía xuất siêu 8,8 tỷ USD.
Số doanh nghiệp lập mới và quay lại thị trường tăng trong 9 tháng năm 2024

Số doanh nghiệp lập mới và quay lại thị trường tăng trong 9 tháng năm 2024

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm 2024 đạt hơn 183,0 nghìn, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023. Nhưng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn ở mức cao với 163,8 nghìn doanh nghiệp, GSO cho biết.
Giá thực phẩm ảnh hưởng của bão kéo CPI tháng 9/2024 tăng 0,29%

Giá thực phẩm ảnh hưởng của bão kéo CPI tháng 9/2024 tăng 0,29%

Giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão số 3; một số địa phương thực hiện tăng học phí; giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước.
Địa phương nào tại ĐBSCL có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhất?

Địa phương nào tại ĐBSCL có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhất?

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 97 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo thuộc 10 tỉnh, thành phố trong vùng.
Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản đồng loạt ghi nhận tăng tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước, nổi bật là cà phê khi tăng tới 56%.
Hà Nội: 70% căn hộ bán được trong 9 tháng đầu năm có giá trên 4 tỷ đồng

Hà Nội: 70% căn hộ bán được trong 9 tháng đầu năm có giá trên 4 tỷ đồng

Theo Savills Việt Nam, trong tổng số các căn hộ bán được tại thị trường Hà Nội từ đầu năm đến nay, căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70%, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020; 29% còn lại là các căn hộ từ 2 đến 4 tỷ đồng; đặc biệt căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng chỉ chiếm 1% .
Cả nước thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI, Bắc Ninh dẫn đầu với hơn 4,5 tỷ USD

Cả nước thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI, Bắc Ninh dẫn đầu với hơn 4,5 tỷ USD

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD.
Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt mức 13 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Việt Nam ghi nhận nhập siêu 2,56 tỷ USD từ thị trường này.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Quý 3/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần 13%, lên mức 2,76 tỷ USD.
Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Chiếm 23% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, CTCP Nam Việt (Navico) trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam sang Colombia.
Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Pháp đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Theo Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), 8 tháng đầu năm 2024, Campuchia chi 18,9 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới.
Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Theo tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, thương mại nông sản của Việt Nam và thế giới đạt 1,48 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Nhóm 5 thị trường nước ngoài cung cấp thủy sản lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024 lần lượt là Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ.
Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Tháng 8/2024, cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang Israel, Nga ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch với mức tăng tới 3 con số.
Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu 1,85 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, thu về 851 triệu USD, giảm 6,4% về lượng nhưng lại tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xem thêm