Quy hoạch TP HCM: Chọn kịch bản tăng trưởng 8,5-9% giai đoạn 2021-2030

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, TP HCM cần xác định các "điểm nghẽn" phát triển và tiềm năng, lợi thế, cơ hội để duy trì lợi thế cửa ngõ quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI

Sáng 12/6, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định hồ sơ Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến nay, công tác lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia cơ bản đã hoàn thành. Hiện có 90/111 quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được quyết định hoặc phê duyệt.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Quy hoạch TP HCM được lập và hoàn thiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các quy hoạch ngành quốc gia (nhất là các quy hoạch về hạ tầng giao thông, điện, năng lượng, thủy lợi…) và Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

"Đây là những định hướng quan trọng để TP HCM cụ thể hóa thành những khát vọng phát triển thông qua quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030," Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Cuộc họp Hội đồng thẩm định hồ sơ Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: MPI
Cuộc họp Hội đồng thẩm định hồ sơ Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: MPI

Đầu tàu kinh tế đang đối mặt nhiều thách thức

Theo Bộ trưởng, TP HCM là đô thị đặc biệt của cả nước, là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ. Đồng thời, thành phố là đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

TP HCM chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số 9,2 triệu người chiếm khoảng 9% dân số cả nước nhưng đóng góp gần 20% GDP và 25% thu ngân sách cả nước. GRDP của thành phố chiếm khoảng 54% GRDP của vùng Đông Nam Bộ.

Tuy nhiên, TP HCM đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể là tiềm năng, thế mạnh, năng lực đột phá, sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh chưa được khai thác hiệu quả. Vai trò đầu tàu, động lực dẫn dắt có chiều hướng chững lại trong những năm gần đây.

Tiếp đến, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của thành phố chậm đổi mới; tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP thấp hơn trung bình cả nước, có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động thấp, đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2011-2020 vào tăng trưởng của Thành phố thấp hơn trung bình cả nước.

Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm dần (từ 25% năm 2015 xuống 22,06% năm 2022); cơ cấu nội ngành công nghiệp lạc hậu, dựa chủ yếu vào các ngành thâm hụt lao động như điện tử (28%), da giày (25%). Dịch vụ chủ yếu dựa vào thương mại, vận tải (44%); các ngành dịch vụ cao cấp mang tính chiến lược như: tài chính, y tế, giáo dục, du lịch… chưa đóng vai trò chủ đạo.

Cùng với đó, tổ chức không gian phát triển còn nhiều bất cập, hạ tầng chưa đồng bộ; quỹ đất phát triển công nghiệp ít, không gian phát triển các khu công nghiệp chưa phù hợp, dẫn tới việc thu hút đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp còn gặp khó khăn.

Hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng giữa TP HCM với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng kinh tế của cả nước còn hạn chế.

"Do đó, TP HCM cần có cơ chế, chính sách và đầu tư hạ tầng phù hợp để duy trì lợi thế cửa ngõ quốc tế của TP HCM khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động," Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng đô thị bị quá tải so với sự gia tăng nhanh của dân số; hạ tầng khung đô thị, đặc biệt là hạ tầng ngầm chậm được phát triển, dẫn đến chất lượng sống của người dân đô thị chưa cao. Vấn đề tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và ngập lụt ngày càng gia tăng trong bối cảnh tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị còn nhiều hạn chế, cấu trúc không gian đô thị chưa phù hợp với một đô thị cực lớn và siêu thành phố trong tương lai, chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của một đô thị ven sông, hướng biển.

TP HCM chọn kịch bản tăng trưởng 8,5-9%

Để giúp TP HCM hoàn thiện hồ sơ quy hoạch có chất lượng cao nhất, Bộ trưởng đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định, các chuyên gia phản biện cho ý kiến tập trung vào một số nhóm vấn đề chính.

Về nội dung Quy hoạch TP HCM, Bộ trưởng lưu ý một số nội dung về vị thế, vai trò của thành phố đối với vùng, quốc gia. Đồng thời, xác định các "điểm nghẽn" phát triển và tiềm năng, lợi thế, cơ hội của thành phố trong kỳ quy hoạch.

Nội dung quy hoạch đã đủ mạnh, tương xứng với mục tiêu phát triển đầy tham vọng và những vấn đề, thách thức rất lớn mà TP HCM phải đối mặt và vượt qua, những vấn đề trọng tâm, các khâu đột phá trong thời gian tới, Bộ trưởng lưu ý những vấn đề đặt ra với Quy hoạch TP HCM.

Cùng với đó, việc luận chứng để chọn kịch bản tăng trưởng 8,5-9%, trong đó giai đoạn 2026-2030 là 9,5-10% cũng là thách thức rất lớn đối với thành phố. TP HCM cần có những đột phá và giải pháp gì để quy hoạch đảm bảo tính khả thi, trong khi tỷ trọng cơ cấu khu vực công nghiệp và xây dựng rất khiêm tốn, đến năm 2030, chỉ chiếm 26,3-27,3%, tăng không đáng kể so với năm 2020 là 25%, Bộ trưởng nêu vấn đề.

Bộ trưởng Dũng cũng lưu ý TP HCM có 2 hồ sơ quy hoạch cùng trình là Quy hoạch TP HCM và Quy hoạch chung xây dựng TP HCM. 2 hồ sơ quy hoạch này được thực hiện theo Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị. Bởi vậy, quy hoạch cần có sự thống nhất về quy mô dân số, định hướng phân bổ không gian, phân khu chức năng, hệ thống đô thị và nông thôn.

Đại diện lãnh đạo TP HCM dự họp, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM nhận định, công tác quy hoạch có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình và xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong từng lĩnh vực nói riêng.

Dự thảo Báo cáo quy hoạch tập trung thể hiện rõ các định hướng phát triển của thành phố trên 5 nội dung: kinh tế xanh; đô thị sáng tạo; hạ tầng thông minh; xã hội văn minh; môi trường bền vững.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: MPI
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: MPI

Theo ông Phan Văn Mãi, với những nỗ lực hết mình để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch; dự thảo báo cáo quy hoạch TP HCM cơ bản bám sát, đảm bảo phù hợp về mặt định hướng trong quy hoạch tổng thể quốc gia; và các văn bản pháp lý về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ; phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM cũng như thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM và gần đây nhất là quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi khẳng định, tại phiên họp thẩm định ngày hôm nay, Thành phố mong muốn nhận được ý kiến của đồng chí Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các thành viên Hội đồng thẩm định, các chuyên gia phản biện để cùng nhau hoàn thiện hơn nữa hồ sơ quy hoạch Thành phố.

Đại biểu Quốc hội: Cần tiến tới sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

Đại biểu Quốc hội: Cần tiến tới sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm đồng bộ với Luật Khám, chữa bệnh, nhưng vẫn chưa giải quyết hết các bất cập thực tiễn. Vì vậy đại biểu đề nghị cần sớm tiến tới sửa đổi Luật một cách toàn diện.
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Đây là một trong những yêu cầu được Chính phủ nhấn mạnh tại Nghị quyết 188/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức: 'Bỏ giấy chuyển tuyến gây vỡ trận tuyến trên'

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức: 'Bỏ giấy chuyển tuyến gây vỡ trận tuyến trên'

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Tri Thức nhấn mạnh rằng có thể bỏ giấy chuyển tuyến giữa cấp khám chữa bệnh ban đầu và cấp cơ bản ở huyện, tỉnh, nhưng cấp chuyên sâu vẫn phải giữ vì đây là yêu cầu gần như bắt buộc về chuyên môn và có lợi cho bệnh nhân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước dự Hội nghị BRICS mở rộng

Tối 23/10 (giờ địa phương) trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp lãnh đạo một số nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngày 23/10, tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tổ chức tại Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp ngắn với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hợp tác năng lượng - dầu khí là trụ cột quan trọng của quan hệ Việt - Nga

Hợp tác năng lượng - dầu khí là trụ cột quan trọng của quan hệ Việt - Nga

Đây là nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu tại buổi gặp Bộ trưởng Năng lượng Liên bang Nga Sergei Tsivilev.
Thủ tướng dự lễ đón các nhà lãnh đạo tại Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng dự lễ đón các nhà lãnh đạo tại Hội nghị BRICS mở rộng

Chiều tối 23/10 theo giờ địa phương tại TP Kazan, Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024 chủ trì lễ đón các trưởng đoàn tham dự Hội nghị BRICS và BRICS mở rộng 2024.
Đề xuất sửa đổi quy định 'thông tuyến' bảo hiểm y tế

Đề xuất sửa đổi quy định 'thông tuyến' bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để người bệnh được lên thẳng cấp chuyên môn cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Tối 23/10, theo giờ địa phương, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Sớm đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt 18 tỷ USD

Sớm đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia đạt 18 tỷ USD

Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu tại buổi hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato' Johari Bin Abdul.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế

Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đạt 9,76%, đóng góp 2,44 điểm phần trăm vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 với nhiều điểm mới nhằm tăng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Nga coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương

Nga coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương

Tại cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định Tổng thống Vladimir Putin và Chính phủ Nga rất coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nga chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính bằng nghi thức mời khách quý

Nga chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính bằng nghi thức mời khách quý

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam được Thủ tướng Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, chào đón bằng nghi thức mời khách quý ăn bánh mì muối và kẹo ngọt trắc-trắc.
SEMIExpo Viet Nam 2024: Thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng mới cho ngành bán dẫn

SEMIExpo Viet Nam 2024: Thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng mới cho ngành bán dẫn

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam (SEMIExpo Viet Nam 2024) dự kiến thu hút sự tham gia của các tập đoàn công nghệ bán dẫn lớn trên thế giới và Việt Nam như: Amkor, Global Foundries, Cadence, Marvell, FPT… với khoảng 5.000 đại biểu tham dự.
Hồi hương bảo vật bằng Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa

Hồi hương bảo vật bằng Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa

Theo quy định của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa nhằm hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa mà ngân sách Nhà nước chưa thể đáp ứng được.
Đề xuất cho Vietcombank tăng vốn lên hơn 83.000 tỷ đồng qua trả cổ tức

Đề xuất cho Vietcombank tăng vốn lên hơn 83.000 tỷ đồng qua trả cổ tức

Ngân hàng Vietcombank đề xuất phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn lợi nhuận còn lại với số tiền 27.666 tỷ đồng, qua đó tăng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng.
Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Động lực mới thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài để có được vị thế như ngày hôm nay. Ngày nay, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là một trong những động lực mới xuất hiện giúp thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Bão Trami tiếp tục tăng cấp, hướng về Biển Đông

Bão Trami tiếp tục tăng cấp, hướng về Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, dù tiến vào Biển Đông nhưng bão Trami ít khả năng đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Cần thiết điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Cần thiết điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Theo đề xuất của Chính phủ, nhiều dự án hạ tầng quan trọng quốc gia đã và đang được chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 nên cần phải sớm xác định và bố trí bổ sung quỹ đất thực hiện các dự án.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị BRICS mở rộng

Sáng 23/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hà Nội lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng tại Kazan, Nga từ ngày 23-24/10/2024 theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch nhóm BRICS năm 2024.
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank

Trong phiên họp chiều 23/10, Chính phủ sẽ trình Quốc hội chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại ngân hàng Vietcombank.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường bàn giao công tác Chủ tịch nước

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường bàn giao công tác Chủ tịch nước

Ngày 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
‘Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal’

‘Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal’

Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về mục tiêu phát triển ngành Halal của Việt Nam tại Hội nghị Halal toàn quốc, diễn ra chiều ngày 22/10.
Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật Dữ liệu đề cập đến việc thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia, sẽ do Chính phủ quyết định theo thẩm quyền và dự kiến đây sẽ là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an.
Bão Trami có thể đổ bộ vào biển Đông cuối tuần này

Bão Trami có thể đổ bộ vào biển Đông cuối tuần này

Theo bản tin dự báo bão cập nhật chiều 22/10 của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ sáng sớm hôm nay, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là Trami.
Đại biểu nêu giải pháp cho vấn nạn quảng cáo tràn lan thuốc kém chất lượng

Đại biểu nêu giải pháp cho vấn nạn quảng cáo tràn lan thuốc kém chất lượng

Trước tình trạng bán thuốc tràn lan trên môi trường mạng, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) bày tỏ tán thành việc quy định chặt chẽ về kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử; nhấn mạnh rằng các thuốc bán online phải là loại thuốc được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Đề xuất chưa tăng lương trong năm 2025

Đề xuất chưa tăng lương trong năm 2025

Chính phủ kiến nghị trình Quốc hội trong năm 2025 chưa xem xét tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công...
Luật Dược sửa đổi: Quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc

Luật Dược sửa đổi: Quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc

Dự thảo sửa đổi Luật bổ sung một số quy định để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn liên quan trong hoạt động kinh doanh chuỗi nhà thuốc, các quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.
Năng lượng và mỏ là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào

Năng lượng và mỏ là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào

Chiều 21/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Phosay Sayasone, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào đang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 19-21/10.
Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Phiên họp ngày 22/10, Quốc hội nghe trình bày thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và thảo luận về một số dự thảo luật.
'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đánh giá dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến; nhưng phạm vi sửa đổi luật nên tập trung vào vấn đề thật sự cấp thiết, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Lương Cường

Phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Lương Cường

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên cương vị mới, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện sẽ nỗ lực hết mình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Ông Lương Cường được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chủ nhiệm UBKT: 'Cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn'

Chủ nhiệm UBKT: 'Cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn'

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế, tính chung 9 tháng đầu năm 2024, bình quân mỗi tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; tỷ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập trong 9 tháng đầu năm 2024 là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023.
Xem thêm