Thị phần còn trống cho gia vị Việt tại Trung Đông

Gia vị Trung Đông
05:35 - 28/07/2022
Thị phần còn trống cho gia vị Việt tại Trung Đông
0:00 / 0:00
0:00
Thị trường Trung Đông có nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu khi nhu cầu về gia vị tương đối lớn. Tuy nhiên, khi xuất khẩu sang khu vực này, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến các chứng nhận đặc thù như chứng nhận Halal.

Chiều ngày 27/7, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu gia vị sang thị trường Trung Đông và châu Phi.

UAE - Thị trường trung gian cho doanh nghiệp xuất khẩu gia vị Việt Nam

Theo ông Trương Xuân Trung - Tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam tại UAE, thị trường UAE có chính sách rất mở, hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới đều mở trụ sở tại đây, bao gồm châu Âu, Trung Đông, châu Á… Mặt khác, luật hải quan của UAE đồng nhất với các nước trung đông (GCC), cho nên khi đã xuất khẩu vào quốc gia này thì khi xuất sang các quốc gia GCC sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu lần 2.

Như vậy, đây được coi là thị trường trung gian để doanh nghiệp xuất khẩu vào và tái xuất đi các quốc gia khác.

Bên cạnh đó, UAE là quốc gia Hồi giáo nên nhu cầu sử dụng gia vị của người dân tại đây tương đối lớn. Khác với quốc gia Hồi giáo như Indonesia (vốn là quốc gia có nhiều điểm tương đồng về gia vị với Việt Nam), UAE có nhiều khoảng trống để gia vị Việt có cơ hội thâm nhập bởi tính chất bổ trợ, nông nghiệp của quốc gia này cũng chỉ chiếm 0,9% trong cơ cấu nền kinh tế của UAE.

Doanh nghiệp khi xuất khẩu sang đây cũng cần lưu ý về tiêu chuẩn chứng nhận về Halal (giấy chứng nhận, xác nhận rằng sản phẩm không có các chất cấm theo yêu cầu Shari'ah Islamiah - luật Hồi giáo).

Logo chứng nhận Halal vào thị trường UAE.

Logo chứng nhận Halal vào thị trường UAE.

Thu nhập của người dân UAE tương đối cao, đạt 42.969 USD/người, do vậy chi phí cho tiêu dùng thực phẩm rất lớn, thúc đẩy nhu cầu sử dụng thực phẩm gia tăng, kéo theo nhu cầu gia vị cũng tăng theo.

Mặc dù không phải là thị trường có dân số quá đông, tuy nhiên, lượng khách du lịch đến đây lại tương đối lớn. Trong năm 2021, sự kiện Dubai Expo của UAE đã thu hút hơn 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Ngoài các hoạt động chính, quốc gia này còn tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới. Lượng khách du lịch đến UAE cũng là khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp xuất khẩu gia vị Việt cần quan tâm.

Khi xuất khẩu sang thị trường này, doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề về tem nhãn. Trong đó, sản phẩm phải ghi đầy đủ tên sản phẩm, chất phụ gia, khối lượng tình, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nước xuất xứ, hạn sử dụng…

Ngoài ra, từ năm 2018 tới nay, UAE đã bắt đầu áp dụng 2 loại thuế nhập khẩu (trước 2018 không có), trong đó thuế nhập áp dụng với đa phần hàng hóa là 5%, riêng đối với mặt hàng rượu là 50% và thuốc lá là 100%.

Cơ hội xuất khẩu gia vị sang các thị trường khác

Đối với thị trường Arab Saudi, theo ông Trần Trọng Kim, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Arab Saudi, thị trường này tiêu thụ nhiều gia vị khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là hồ tiêu, quế, hồi. Trong thực phẩm của người Arab Saudi sử dụng rất nhiều gia vị, thói quen mua sắm nhiều và thường xuyên cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gia vị của Việt Nam.

Các kênh phân phối chủ yếu tại thị trường này chủ yếu là siêu thị, đại siêu thị, các cửa hàng bán lẻ. Về thuế, hiện nay Arab Saudi đánh thuế từ 1 -12% đối với hàng hóa nhập khẩu.

Ông Kim cũng cho biết, khi xuất khẩu sang thị trường này, doanh nghiệp cần lưu ý đến 5 điểm sau. Thứ nhất, hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu phía doanh nghiệp Việt Nam đóng gói thương hiệu của họ, chính vì vậy thương hiệu của Việt Nam tại Arab Saudi tương đối mờ nhạt. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu để tạo nền móng xuất khẩu bền vững.

Thứ hai, xu thế của người tiêu dùng Arab đang hướng tới xanh, ưu tiên sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thứ ba, doanh nghiệp cần thanh toán theo hình thức L/C nhằm đảm bảo an toàn. Thứ tư, không giao dịch với đối tác mà doanh nghiệp sẽ mất phí môi giới, phí chấp thuận đầu tư bởi đây là loại phí doanh nghiệp không cần bỏ ra. Thứ năm, đối tác nhập khẩu Arab Saudi ưu tiên tham khảo mẫu trực tiếp, doanh nghiệp nên gửi mẫu cho phía đối tác để tăng khả năng xuất khẩu hơn.

Ngoài ra, tại một số thị trường khác như Iran hay Nam Phi cũng đều rất ưa chuộng các sản phẩm gia vị. Trong đó, tại Nam Phi, người tiêu dùng quốc gia này đặc biệt ưa chuộng sản phẩm gia vị cay như ớt, gừng… Tại Iran, quốc gia này đặc biệt yêu thích hàng Việt Nam, mặt khác, gia vị của Việt Nam cũng sẽ không bị cạnh tranh tại thị trường này do hàng gia vị của 2 quốc gia có tính bổ trợ. Mỗi năm, thị trường này nhập khẩu khoảng 170.000 tấn gia vị/năm. Iran được coi là trung tâm tập trung gia vị của khu vực và là nơi trung chuyển đi các khu vực khác.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới

Trong khi đó, năm 2021, theo số liệu từ ITC, Việt Nam là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, đạt 950 triệu USD, chiếm 44,4% tổng trị giá xuất khẩu hồ tiêu của thế giới. Ngoài ra, một số mặt hàng khác cũng chiếm thị phần lớn như quế chiếm 27%, đạt 275 triệu USD; hồi chiếm 8,6%, đạt 115 triệu USD…

Về mặt hàng hồ tiêu, đại diện của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 175.000 tấn, giảm 10% so với năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 125.553 tấn hồ tiêu, đạt 568,8 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2021, lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm 19,1% nhưng kim ngạch lại tăng 13,5%. Hồ tiêu của Việt Nam hiện đứng vị trí số 1 về sản lượng, chiếm 55% thị phần toàn cầu.

Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất là tiêu đen nguyên hạt, đạt 89.823 tấn, tương ứng 380,2 triệu USD; tiêu đen xay đạt 16.027 tấn, tương ứng 73,9 triệu USD; tiêu trắng nguyên hạt đạt 13.354 tấn, tương ứng 78,6 triệu USD…

Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất hồ tiêu của Việt Nam, đạt 30.109 tấn, giảm 8%, tiếp theo là thị trường UAE, Ấn Độ, Đức… Tại khu vực Trung Đông và châu Phi, UAE là thị trường nhập khẩu nhiều nhất, đạt 10.292 tấn; đứng thứ 2 là Iran, đạt 2.054 tấn; Egypt đạt 1.645 tấn…

Trong khi đó, quế là loại hàng nông sản có sản lượng đứng thứ 3 thế giới, chiếm 16,9% thị phần toàn cầu, đạt 41.000 tấn (sau Indonesia, Trung Quốc). Tổng diện tích trồng quế của Việt Nam đạt 150.000 ha, tập trung chủ yếu ở Yên Bái, Lào Cai, Sơn La…

6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 34.250 tấn quế, đạt trị giá 151,8 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và tăng 14,6% về trị giá. Các thị trường lớn đều có lượng nhập khẩu giảm như Ấn Độ, Mỹ, Indonesia… Một số thị trường ghi nhận tăng như Bangladesh, Hàn Quốc, Hà Lan, Brazil…

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.