'Trị bệnh' giải ngân vốn đầu tư công chậm

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, dự án Luật Đầu tư công sửa đổi thể hiện rõ sự thay đổi về tư duy xây dựng pháp luật, từ chỉ tập trung quản lý sang vừa quản lý vừa kiến tạo phát triển, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đẩy mạnh phân cấp phân quyền.

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công sửa đổi sáng 6/11, các đại biểu đều nhất trí với việc sửa đổi luật này nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư công - động lực quan trọng phát triển kinh tế.

'Trị bệnh' giải ngân vốn đầu tư công chậm
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông). Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho biết, đầu tư công có vai trò quan trọng, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên những năm qua, việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn luôn gắn liền với các cụm từ “chậm”, “rất chậm”, “như một căn bệnh mạn tính chưa có phác đồ điều trị”. Vì vậy, đại biểu tán thành cao việc xem xét sửa đổi Luật Đầu tư công theo quy trình một kỳ họp.

Về các nội dung cụ thể, đại biểu đồng tình với quy định tách riêng dự án bồi thường tái định cư, vì giải phóng mặt bằng là điểm ách tắc chủ yếu của các dự án bấy lâu nay. Tuy nhiên ông đề nghị làm rõ như thế nào là “thực sự cần thiết” để tránh tâm lý sợ sai, đồng thời phải quy định chặt chẽ trách nhiệm triển khai, tránh tình trạng dự án giải phóng xong không triển khai gây lãng phí. “Nhiều dự án diện tích lớn nhưng đất để hoang rất lãng phí,” đại biểu nêu.

Về nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng, đại biểu Dương Khắc Mai đánh giá, trong điều kiện kinh tế và giá đầu vào như hiện nay, việc nâng quy mô là hết sức cần thiết. Tuy nhiên đại biểu muốn cơ quan soạn thảo làm rõ tiêu chí, vì sao lại là 30.000 tỷ đồng mà không phải con số thấp hơn hay cao hơn? “Theo tôi thì tăng gấp đôi,” ông nêu quan điểm.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Đoàn Thái Bình) đánh giá cao sự chuẩn bị của ban soạn thảo và phản biện của cơ quan thẩm tra, với việc làm kỹ, cụ thể và tập trung các vấn đề ách tắc lớn. “Nên chăng xây dựng lại một luật mới với đúng tinh thần quyết liệt trong điều kiện mới,” đại biểu đề xuất khi nhận thấy dự án sửa đổi quá nhiều vấn đề quan trọng về đầu tư công.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ và Bộ KH&ĐT sớm xây xây dựng các nghị định hướng dẫn dẫn, mạnh dạn giao quyền cho địa phương để phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm và qua đó cũng đánh giá được năng lực của các địa phượng. “Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm khâu nào cũng phải nhanh chóng giải quyết để doanh nghiệp không phải chờ. Thực tế, có dự án phải chờ 6-7 năm chỉ vì chờ hỏi ý kiến,” ông Thân nêu thực tế.

'Trị bệnh' giải ngân vốn đầu tư công chậm
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Đoàn Thái Bình). Ảnh: CTTĐT Quốc hội

MỞ NHƯNG KHÔNG BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ

Giải trình các vấn đề đại biểu nêu tại cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự án Luật Đầu tư công sửa đổi thể hiện rõ sự thay đổi về tư duy xây dựng pháp luật, từ chỉ tập trung quản lý sang vừa quản lý vừa kiến tạo phát triển, tạo không gian mới, khơi thông điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển. Đi cùng đó là chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đẩy mạnh phân cấp phân quyền.

“Kinh nghiệm của các nước làm rất nhanh vì họ ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn rồi cứ thế thực hiện, không cần phải xin phép, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Việc lập dự án, trình các bước rất mất thời gian mà sau này không kiểm soát được chặt chẽ,” Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn chứng một tỉnh của Trung Quốc trong 3 năm làm 2.000 km đường cao tốc. Bí quyết để họ làm nhanh, nhiều mà rẻ chính là nhờ phân cấp mạnh cho địa phương, thành lập các công ty Nhà nước để làm dự án đầu tư công; còn đường xá, cầu cống, cây xanh chuyển cho tư nhân.

Theo Bộ trưởng KH&ĐT, các nội dung sửa đổi lần này đều là các vấn đề cốt lõi, vướng mắc trong thực tiễn. “Luật sửa đổi lần này chính là thay thế Luật Đầu tư công năm 2019 chứ không phải sửa đổi, bổ sung một số điều,” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phản hồi ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Thân.

'Trị bệnh' giải ngân vốn đầu tư công chậm
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giải trình ý kiến các đại biểu. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Về nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên đã được quy định từ năm 1997, trong khi quy mô nền kinh tế đã tăng hơn 10 lần so với năm 2000, tổng chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013-2024 tăng gần 3 lần; trượt giá bình quân từ năm 2000 bình quân khoảng 3%/năm.

Theo Bộ trưởng, dự kiến Luật Đầu tư công sửa đổi có đời sống ít nhất 5-10 năm. Quy mô vốn 20.000 tỷ đồng có thể phù hợp hiện nay nhưng sau vài năm có khi không phù hợp. Vì vậy để ổn định, đảm bảo tuổi luật, mức 30.000 tỷ đồng là phù hợp. Đó cũng là đẩy mạnh phân cấp phân quyền trong quản lý đầu tư công.

Trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội đã quyết nghị chủ trương đầu tư 10 dự án quan trọng quốc gia, trong đó có 9 dự án có quy mô trên 10.000 tỷ đồng. Trong số 9 dự án này, có 5 dự án có quy mô trên 30.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2026-2030, dự kiến có khoảng 40 dự án có quy mô trên 10.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 30 dự án có quy mô trên 30.000 tỷ đồng. Như vậy, khi nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia lên mức trên 30.000 tỷ đồng thì số lượng dự án cần trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vẫn còn rất nhiều, chưa kể các dự án khác phát sinh trong kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

Về phân cấp vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách Trung ương từ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định điều này không vi phạm Hiến pháp và Luật Ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, việc phân cấp này sẽ giúp quy trình điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn hiện hành giảm từ 11 bước xuống 6 bước, giảm thời gian từ 3-4 tháng. Qua đó, giảm được nhiều thủ tục hành chính và tiết kiệm được thời gian.

Về vấn đề như tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng đây sẽ là bước tiến quan trọng. “Trước đây chỉ có hai bước là chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, còn giờ tách làm ba bước, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án và thực hiện dự án. Trong đó, giải phóng mặt bằng nằm ở khâu chuẩn bị dự án. Việc tách bạch sẽ biết nguyên nhân ở đâu và trách nhiệm thuộc về ai. Điều này cũng giúp thực hiện song song việc thực hiện thủ tục đầu tư và giải phóng mặt bằng. Đây là cuộc cải cách rất lớn, nhưng chúng tôi cũng đồng ý với các đại biểu là phải quy định chặt chẽ, mở nhưng phải quản lý, kiểm soát được để tránh thất thoát, lãng phí,” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ kết quả Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ kết quả
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Không thể để các dự án Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Không thể để các dự án 'chờ gom một mẻ'
ĐBQH ĐBQH 'hiến kế' thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư công
Phân quyền quản lý quốc lộ, nâng cao trách nhiệm của địa phương Phân quyền quản lý quốc lộ, nâng cao trách nhiệm của địa phương
Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giãi bày, ngành giáo dục không muốn có gì đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái bất thường. Tuy nhiên thực tế, một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến tháng 6/2025, ước giảm thu ngân sách 25.000 tỷ đồng

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến tháng 6/2025, ước giảm thu ngân sách 25.000 tỷ đồng

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số mặt hàng, dịch vụ thêm 6 tháng, tức tới hết tháng 6/2025.
Hải Dương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hải Dương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về đẩy mạnh các giải pháp cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Kỳ họp thứ 27 HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 10 nghị quyết

Kỳ họp thứ 27 HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 10 nghị quyết

Sáng 14/11, tại Trung tâm Văn hoá xứ Đông (thành phố Hải Dương), HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII khai mạc Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề).
Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại không có đất ở

Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại không có đất ở

Chính phủ đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở, đất ở và đất khác trong cùng thửa đất đối với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
Chưa tăng lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Chưa tăng lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Quốc hội thống nhất chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025 nhưng Chính phủ có thể đề xuất tăng trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội thuận lợi hơn và cân đối được nguồn.
NHNN nêu nguyên chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

NHNN nêu nguyên chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp còn chậm trong thời gian qua.
Sẽ đổi mới toàn diện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Sẽ đổi mới toàn diện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, với những chính sách mới tạo bước đột phá trong công tác xây dựng pháp luật.
Đề xuất ưu tiên về tiền lương, quy định riêng tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Đề xuất ưu tiên về tiền lương, quy định riêng tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Quốc hội bàn Luật Dữ liệu: Làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư

Quốc hội bàn Luật Dữ liệu: Làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư

Các đại biểu Quốc hội cho biết tình trạng lộ lọt dữ liệu và xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần phải có những quy định cụ thể để bảo mật và bảo vệ người tiêu dùng; đồng thời cần tiếp tục rà soát, đảm bảo thống nhất quy định trong dự án Luật Dữ liệu và pháp luật hiện hành.
Đề xuất chi hơn 22.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Đề xuất chi hơn 22.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Chính phủ đề xuất có cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm để phát triển bền vững ngành hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.
Bộ trưởng Công Thương: 'Chúng ta dứt khoát phải có điện hạt nhân trong tương lai'

Bộ trưởng Công Thương: 'Chúng ta dứt khoát phải có điện hạt nhân trong tương lai'

Giải trình trước Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định Quốc hội năm 2016 mới chỉ tạm dừng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, chứ chưa phải hủy bỏ; đồng thời nhấn mạnh rằng Việt Nam dứt khoát phải có điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới.
Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về các dự án tồn đọng kéo dài

Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 112 ngày 6/11 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Trình Quốc hội thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận quyền sử dụng đất

Trình Quốc hội thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận quyền sử dụng đất

Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Hai chiều ý kiến về mức xử phạt vi phạm kiểm toán độc lập

Hai chiều ý kiến về mức xử phạt vi phạm kiểm toán độc lập

Các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình cần phải tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập. Tuy nhiên tranh luận xoay quanh mức phạt nào là hợp lý và đảm bảo tính răn đe.
Cơ chế kiểm soát doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ

Cơ chế kiểm soát doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ

Dự thảo luật của Chính phủ đề xuất hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng của doanh nghiệp cần có báo cáo vốn điều lệ đã góp trong 10 năm tính đến thời điểm đăng ký chào bán, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập.
'Trị bệnh' giải ngân vốn đầu tư công chậm

'Trị bệnh' giải ngân vốn đầu tư công chậm

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, dự án Luật Đầu tư công sửa đổi thể hiện rõ sự thay đổi về tư duy xây dựng pháp luật, từ chỉ tập trung quản lý sang vừa quản lý vừa kiến tạo phát triển, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đẩy mạnh phân cấp phân quyền.
Đơn giản hóa quy trình, thủ tục đối với khoáng sản nhóm IV

Đơn giản hóa quy trình, thủ tục đối với khoáng sản nhóm IV

Về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và Chính phủ đã thống nhất theo hướng vẫn quy định cấp phép nhưng đơn giản hóa quy trình, thủ tục đối với khoáng sản nhóm IV nhằm khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sau sắp xếp, Hải Dương còn 207 đơn vị hành chính cấp xã

Sau sắp xếp, Hải Dương còn 207 đơn vị hành chính cấp xã

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện, một thị xã và 2 thành phố; 207 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 151 xã, 46 phường và 10 thị trấn.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, tránh 'giật cục'

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, tránh 'giật cục'

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về đảm bảo cung ứng điện, an ninh năng lượng.
Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP

Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP

Chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp 7% GDP của cả nước vào năm 2030, 8% vào năm 2035.
Một số chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 11/2024

Một số chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 11/2024

Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, điều kiện đặt lệnh giao dịch mua cổ phiếu và các quy định mới về lãi suất áp dụng cho tổ chức và cá nhân là loạt chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Đề xuất biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

Đề xuất biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

VKSND Tối cao đề xuất thí điểm biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản nhằm ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm.
Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt đối với một số dự án công nghệ cao

Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt đối với một số dự án công nghệ cao

Các dự án này sẽ theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhằm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Đề xuất dừng ngay việc miễn thuế với hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ

Đề xuất dừng ngay việc miễn thuế với hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ

Với ưu điểm giá rẻ, giao hàng nhanh, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng đặt hàng giá trị nhỏ trên sàn thương mại điện tử. Việc miễn thuế cho loại hàng hoá này tạo ra sự thiếu công bằng với hàng hóa sản xuất trong nước và thất thu thuế.
Sửa Luật Chứng khoán: Bổ sung nhiều quy định nhằm thúc đẩy thị trường

Sửa Luật Chứng khoán: Bổ sung nhiều quy định nhằm thúc đẩy thị trường

Chính phủ đề xuất bổ sung nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức, cá nhân nước ngoài để tạo thuận lợi, tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam.
Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ kết quả

Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ kết quả

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

Theo đề xuất của Chính phủ, việc nâng tuổi phục vụ tại ngũ sẽ bảo đảm cho sĩ quan cấp Trung tá trở xuống khi nghỉ hưu có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa 75%.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đảm bảo được nguồn điện sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đảm bảo được nguồn điện sạch

Theo Tổng Bí thư, trong tương lai Việt Nam cần đảm bảo đủ nguồn điện sạch để thu hút đầu tư, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa khi đi ra thế giới.
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư công

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư công

Quốc hội dành cả ngày hôm nay 26/10 để thảo luận về các nội dung như tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, đầu tư công, Luật Điện lực (sửa đổi)...
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Đây là một trong những yêu cầu được Chính phủ nhấn mạnh tại Nghị quyết 188/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bộ Công Thương nói về việc tái khởi động dự án điện hạt nhân

Bộ Công Thương nói về việc tái khởi động dự án điện hạt nhân

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ đang nghiên cứu nhu cầu thực tiễn về điện hạt nhân để đánh giá việc có nên triển khai hay không, với quan điểm là khi đầu tư điện hạt nhân sẽ sử dụng công nghệ mới để đảm bảo an toàn tối đa.
Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước 31/10

Địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước 31/10

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 109 ngày 22/10/2024 yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai.
Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật Dữ liệu đề cập đến việc thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia, sẽ do Chính phủ quyết định theo thẩm quyền và dự kiến đây sẽ là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an.
Xem thêm