Thủ tướng Hungary Viktor Orban tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ, ngày 1/2. Ảnh: Reuters |
"Tất cả 27 nhà lãnh đạo đã nhất trí về gói viện trợ bổ sung trị giá 50 tỷ Euro (54,3 tỷ USD) cho Ukraine trong ngân sách EU. Điều này đảm bảo nguồn tài trợ ổn định, dài hạn, có thể dự đoán được cho Ukraine", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel - người chủ trì Hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, viết trên mạng xã hội X ngày 1/2, theo AFP.
Khoản tài chính mới nhất cho Ukraine sẽ được rút từ ngân sách chung của EU và được phân bổ trong vòng 4 năm tới. Số tiền sẽ được sử dụng để trả lương cho khu vực công, duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ và hỗ trợ hệ thống phúc lợi đang bị bao vây.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cảnh báo trong nhiều tháng qua rằng ông sẽ phủ quyết gói viện trợ này, cho rằng EU không biết số tiền này sẽ được chi như thế nào và không biết điều gì sẽ xảy ra ở Ukraine trong những tháng tới. Ông Orban cũng từng lập luận rằng, Ukraine không thể đánh bại Nga trên chiến trường và các nhà lãnh đạo phương Tây nên thúc đẩy Kiev hướng tới một lệnh ngừng bắn và đàm phán hòa bình.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Budapest đã thay đổi lập trường sau khi sau khi các nhà lãnh đạo EU đưa ra khả năng xem xét lại khoản chi tiêu này sau 2 năm, nếu các quốc gia thành viên đồng thuận.
"Chúng tôi cuối cùng đã đàm phán thành công một cơ chế kiểm soát để đảm bảo rằng số tiền sẽ được sử dụng một cách hợp lý. Chúng tôi đã nhận được đảm bảo rằng tiền của Hungary sẽ không đến Ukraine", Tổng thống Hungary phát biểu.
Bình luận về gói hỗ trợ tài chính của EU, Tổng thống Volodymyr Zelensky nhấn mạnh việc EU phê duyệt khoản viện trợ là để củng cố khả năng ổn định kinh tế và tài chính cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Kiev và Moscow sắp bước sang năm thứ 3. Bộ Kinh tế Ukraine cho biết nước này dự kiến sẽ nhận được đợt viện trợ đầu tiên trị giá 4,9 tỷ USD từ EU vào tháng 3 năm nay.
Khoản hỗ trợ tài chính được EU thông qua trong bối cảnh triển vọng viện trợ từ Mỹ - nhà tài trợ lớn nhất của Ukraine - trở nên mờ mịt do sự bất đồng trong Quốc hội. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đang phản đối nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm hỗ trợ thêm 60 tỷ USD cho Kiev.
Gói viện trợ cuối cùng trị giá 250 triệu USD đã được Tổng thống Biden phê duyệt vào cuối tháng 12/2023 thông qua Cơ quan rút vốn của Tổng thống (PDA), cho phép vận chuyển vũ khí khẩn cấp cho các đồng minh mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội.
Đầu tháng 1, người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder, cảnh báo rằng quân đội đang cạn kiệt các lựa chọn "để bổ sung kho dự trữ". Trong khi đó, các quan chức EU cũng ngày càng thừa nhận rằng việc giao vũ khí cho Ukraine đã bị trì hoãn do các vấn đề về sản xuất và hậu cần.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 3/1 với CNN, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tuyên bố Kiev chỉ có thể trông cậy vào sự hỗ trợ của Mỹ và các đồng minh. "Chúng tôi không có kế hoạch B. Chúng tôi tin tưởng vào kế hoạch A", ông nhấn mạnh.
Khi được CNN hỏi liệu Ukraine có sự lựa chọn nào khác trong trường hợp viện trợ của Mỹ không đến kịp hay không, Ngoại trưởng Kuleba trả lời rằng Kiev chỉ có thể trông cậy vào sự hỗ trợ của Mỹ và các đồng minh. "Chúng tôi không có kế hoạch B. Chúng tôi tin tưởng vào kế hoạch A", ông nhấn mạnh.