Vinamilk: Doanh thu tăng nhưng biên lợi nhuận tiếp tục thu hẹp

ngành sữa Việt nAM
09:35 - 02/05/2022
Doanh thu bán hàng của Vinamilk tăng do nhu cầu tiêu dùng phục hồi. Ảnh: Vinamilk
Doanh thu bán hàng của Vinamilk tăng do nhu cầu tiêu dùng phục hồi. Ảnh: Vinamilk
0:00 / 0:00
0:00
Doanh thu quý đầu năm của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM) tăng hơn 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp lại giảm mạnh về mức 40,5% do áp lực từ các chi phí sản xuất gia tăng.

Vinamilk công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 13.878 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.764 tỷ đồng. Trong khi doanh thu tăng ở mức 5,2% so với cùng kỳ năm 2021 thì lợi nhuận lại đi lùi 12%.

Nguyên nhân khiến doanh thu của Vinamilk tăng nhưng lợi nhuận giảm là do giá vốn tăng 11%, khiến biên lợi nhuận gộp tiếp tục giảm xuống 40,53%. Con số này cùng kỳ năm trước là 43,84%. Từ mức 49%, biên lợi nhuận của VNM gần như giảm liên tục trong ba năm gần đây. Riêng quý 1 năm nay lùi đến 2% và tiếp tục thấp hơn so với doanh nghiệp nhóm dưới là Công ty cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP).

Bên cạnh đó, việc doanh thu tài chính tăng 12,5% lên 320 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính đột biến từ 6,4 tỷ đồng lên 132 tỷ đồng; hoạt động liên doanh liên kết tăng lỗ từ 9 tỷ lên 35 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý tăng nhẹ cũng là những yếu tố khiến lợi nhuận của VNM “đi lùi”.

Theo lý giải từ ban lãnh đạo VNM, nguyên nhân khiến biên lợi nhuận thu hẹp là do giá nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục duy trì ở mức cao do thiếu hụt nguồn cung và ảnh hưởng từ khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu. Thêm vào đó, việc giá dầu thô tăng cao đã làm đội thêm chi phí vận chuyển, đẩy giá vốn bán hàng và nhiều chi phí đầu vào tăng theo. Công ty khắc phục phần nào bằng cách chủ động nguồn cung trong nước như sữa tươi nguyên liệu thu mua từ trang trại, đường...

VNM cũng liên tục đổi mới, đa dạng về chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng, điều chỉnh giá bán, dịch chuyển cơ cấu ngành hàng… giúp doanh thu thuần tăng. Ngoài ra, đơn vị còn thực hiện các biện pháp kiểm soát chi phí hoạt động và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thời điểm ngày 31/3/2022, tổng tài sản của Vinamilk đạt 52.996 tỷ đồng tổng tài sản, giảm 337 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ phải trả cũng tăng nhẹ từ 17.482 tỷ đồng lên 18.018 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 34.977 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.479 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ diễn ra vào ngày 26/4 vừa qua, cổ đông Vinamilk đã thông qua kế hoạch trả cổ tức bằng tiền năm 2022 là 3.850 đồng/cổ phiếu. Đây là mức cao mà VNM đã duy trì trong nhiều năm. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM sau giai đoạn phục hồi nhẹ lại tiếp tục xuống dốc từ phiên 4/4 đến nay, kết phiên 29/4 ở mức giá 74.200 đồng. Thời gian qua, sự dịch chuyển dòng tiền từ nhóm đầu cơ sang nhóm cơ bản được kỳ vọng sẽ mang lại khởi sắc cho VNM. Tuy nhiên so với các mã bluechip khác, cổ phiếu của Vinamilk dường như vẫn chưa thể lấy lại sức hút.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.