VN-Index đi lên trong nghi ngờ, VHM bất ngờ bị khối ngoại 'xả' mạnh

HPG VHM
16:05 - 27/06/2023
Giao dịch các nhóm ngành phiên 27/6.
Giao dịch các nhóm ngành phiên 27/6.
0:00 / 0:00
0:00
Trong trạng thái rung lắc khi tiếp cận ngưỡng kháng cự mạnh, VN-Index tiếp tục đi lên với sự phân hóa của dòng tiền. HPG vẫn là mã được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong khi VHM bất ngờ bị bán ròng tới 366 tỷ đồng.

VN-Index kết phiên 27/6 ở mốc 1.134,33 điểm, tăng 2,3 điểm so với kết phiên hôm qua. UPCoM cũng tăng điểm trong khi HNX giảm 0,19 điểm. Thanh khoản giảm mạnh so với các phiên gần đây, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 16.600 tỷ đồng, riêng kênh khớp lệnh là 15.500 tỷ đồng.

Khối ngoại giao dịch gần 2.300 tỷ đồng trên sàn HoSE và vẫn bán ròng mạnh với giá trị 462 tỷ đồng. Riêng VHM bị bán 366 tỷ đồng. STB cũng bị bán ròng hơn 90 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có VNM, VRE, KBC, SAB, HCM, DIG…

Chiều mua ròng, HPG vẫn nằm trong ưu tiên của khối ngoại, được mua ròng gần 140 tỷ đồng. Tính từ đầu tháng 6 đến nay, khối ngoại đã mua ròng hơn 1.300 tỷ đồng trên cổ phiếu đầu ngành thép, đẩy giá trị mua ròng luỹ kế từ đầu năm lên đến 4.300 tỷ đồng và đưa HPG trở thành cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất sàn chứng khoán.

Danh sách mua ròng của khối ngoại hôm nay còn có CTG, SSI, FRT, DGW, DPM, NVL…

HPG cũng là mã có tác động tích cực nhất thị trường khi tăng 2,4% lên mức giá 25.800 đồng, cao nhất kể từ tháng 5/2022. Trong nhóm VN30, SSI và VRE cũng tăng tốt với tỷ lệ 3,1% và 2,8%. Đối với các mã bluechip còn lại, dòng tiền phân hóa, giảm mạnh nhất là PDR -1,4%.

Dòng tiền hôm nay hướng mạnh đến nhóm cổ phiếu vận tải, với hai mã vận tải dầu khí PVT và PVP tăng trần. VIP tăng 6,2%, HAH tăng 3,5%, VTO tăng 3,4%... VJC và GMD cũng tăng nhẹ.

Các nhóm ngành hầu hết ở chiều tăng, tuy nhiên mức biến động không mạnh và có sự phân hóa giữa các cổ phiếu. Nhóm chứng khoán được kéo lên nhờ SSI, VND, VCI, HCM… đều ở chiều tăng. Ngược lại, VIX tiếp tục bị bán mạnh, giảm 3,5%, khớp lệnh 23,7 triệu đơn vị, đứng thứ hai toàn sàn sau NVL.

APS của Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương cũng chưa thoát cảnh “nằm sàn” từ mở cửa, dư bán giá sàn 11,8 triệu đơn vị và chỉ khớp hơn 244.000 đơn vị. Tương tự, hai cổ phiếu khác thuộc nhóm APEC là API và IDJ cùng bị "chất sàn" lần lượt 6 triệu đơn vị và gần 17 triệu đơn vị.

Nhóm bất động sản được kéo lên bởi các mã lớn VHM, VIC, VRE, NVL, KBC, KDH… Ngược lại, các mã kéo giảm là BCM, DIG, NLG, VPI, KSF, PDR, HDG, DXG, CEO…

Nhóm ngân hàng ở chiều giảm, do chỉ còn 4 mã giữ được chiều tăng là CTG, ABB, SSB, VBB. Tuy nhiên các mã giảm cũng điều chỉnh không lớn, giảm mạnh nhất là EIB -1,7%.

Với các cổ phiếu đáng chú ý, QCG vẫn nằm sàn và đã lùi về mức giá 9.400 đồng. GEX giảm đáng kể 2,7% dù Tập đoàn Gelex vừa phát đi khuyến cáo nhà đầu tư cảnh giác với các tin đồn sai sự thật.

Nhìn chung trong phiên hôm nay, thanh khoản thị trường sụt giảm cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã thận trọng hơn. Tuy nhiên, VN-Index tiếp tục đi lên trong nghi ngờ chứng tỏ xu hướng tăng vẫn chưa dừng lại. Khi tâm lý thận trọng được rũ bỏ, chỉ số có thể hướng về mức giá mục tiêu tiếp theo là 1.150 điểm.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.