VN-Index giảm sâu, VNZ chỉ khớp 100 đơn vị nhưng vốn hóa tăng 3.400 tỷ đồng

CTCP VNG VN INDEX
16:18 - 01/02/2023
Các nhóm ngành đồng loạt giảm sâu.
Các nhóm ngành đồng loạt giảm sâu.
0:00 / 0:00
0:00
VN-Index có phiên giảm 35 điểm và đánh mất mốc 1.100 điểm, thanh khoản tăng vọt cho thấy áp lực chốt lời lớn. Đáng chú ý là cổ phiếu VNZ của CTCP VNG khi có giao dịch đầu tiên sau nhiều phiên trắng bên bán.

Kết phiên, chỉ số sàn HoSE lui về mức 1.075,97 điểm, giảm 35 điểm so với kết phiên hôm qua. HNX-Index giảm 6,4 điểm còn UPCoM cũng giảm gần 1 điểm. Thanh khoản tăng vọt với giá trị giao dịch khớp lệnh đạt gần 19.000 tỷ đồng.

Nhà đầu tư trở lại mua ròng nhẹ 86 tỷ đồng trên sàn HoSE (trong tổng số 3.000 tỷ đồng giao dịch). Họ vẫn tiếp tục xuống tiền mua vào HPG với giá trị ròng 203 tỷ đồng. HCM và HDB cũng được mua ròng hơn 40 tỷ đồng, tiếp sau là STB, BID, PVD, BVH…

Ngược lại, VHM dẫn đầu chiều bị bán ròng với giá trị gần 103 tỷ đồng, DGC cũng bị bán ròng hơn 40 tỷ đồng, tiếp sau là VNM, MSN, CTG, KDH, DPM, PVT, DXG…

Chỉ số VN30 giảm 37 điểm, đa số các bluechip đều bị chốt lời mạnh sau đợt sóng hồi vừa qua. Như HPG -5,4%, SSI -6,7%, STB -5,4%, BID -5,1%, CTG -4,9%... Ngược lại, các cổ phiếu không có nhiều chuyển biến tích cực thời gian qua như GAS, HDB, MWG, NVL, PDR, VIB, VNM lại giữ được sắc xanh khi kết phiên dù mức tăng không đáng kể.

Như thường thấy trong các phiên VN-Index điều chỉnh mạnh, nhóm chứng khoán thường rơi sâu nhất. Hôm nay, vốn hóa nhóm này “bốc hơi” 6,5%. Ngoài SSI giảm gần hết biên độ, các mã lớn VND, VCI, HCM, VIX đồng loạt nằm sàn. Nhiều mã khác cũng giảm sàn, giảm mạnh như 6-8% như CTS, BSI, FTS, APS, BVS, CSI, MBS, SHS…

Nhóm bất động sản và ngân hàng lần lượt giảm 3,8 và 3,6% giá trị vốn hóa. Tại nhóm bất động sản có 15 mã nằm sàn với những cái tên quen thuộc như DXG, CEO, DIG, HDC, IJC, ITA, LDG, SCR, NBB… Bộ ba nhà Vingroup gây sức nặng lớn khi VHM và VRE giảm 5,7%, VIC giảm 3,3%. Các mã lớn như BCM, KDH, NLG, KBC cũng đều ở chiều giảm.

Ngược lại, bộ đôi gây chú ý giai đoạn cuối năm 2022 là NVL và PDR ngược dòng, riêng NVL tăng 2,55 lên mức giá 14.550 đồng. Từ đầu tháng 1 tới nay, cổ phiếu của Novaland vẫn đang loanh quanh ở khu vực giá này.

Với nhóm ngân hàng, áp lực cũng đến từ các mã đầu ngành. VCB giảm 3%, VPB, STB, TPB, BID giảm hơn 5%. ACB, CTG, MBB, TCB giảm 3-4%; LPB giảm sàn. Chiều tăng ngoài HDB còn có KLB, SGB, VBB, VIB.

Ngoài các nhóm ngành trụ cột trên, các nhóm dầu khí, vật liệu xây dựng, xây dựng, nông nghiệp, thủy sản cũng giảm hơn 3% vốn hóa. Các nhóm còn lại cũng đều ghi nhận dòng tiền ra lớn hơn vào, trong đó nhóm bán lẻ giảm nhẹ nhất là 0,3% giá trị vốn hóa.

Cổ phiếu đáng chú ý hôm nay là VNZ của CTCP VNG khi có lệnh khớp đầu tiên sau 13 phiên "trắng" thanh khoản. Tuy khối lượng khớp lệnh chỉ vỏn vẹn 100 cổ phiếu nhưng với việc tăng kịch trần (+96.000 đồng, +40%) lên mức 336.000 đồng/cổ phiếu, VNZ trở thành mã có thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán thời điểm hiện tại.

Như vậy, chỉ với chưa đến 34 triệu đồng được giao dịch, vốn hóa của Vinagame đã tăng thêm hơn 3.400 tỷ lên trên 12.000 tỷ đồng (xấp xỉ 510 triệu USD). Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức định giá mà Vinagame từng chạm tới trong quá khứ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.