VN-Index lấy lại điểm số, VND vẫn khớp lệnh đột biến khi công ty gặp sự cố

VND CHỨNG KHOÁN
16:29 - 26/03/2024
VND dẫn đầu thanh khoản thị trường.
VND dẫn đầu thanh khoản thị trường.
0:00 / 0:00
0:00
Các nhóm ngành trụ cột hôm nay đều đồng thuận dẫn dắt chỉ số phục hồi, tuy nhiên thanh khoản giảm sút cho thấy dòng tiền đã thận trọng hơn. Khối ngoại vẫn bán ròng với tâm điểm là VND.

Kết phiên 26/3, chỉ số sàn HoSE đóng cửa ở mốc 1.282,21 điểm, tăng hơn 14 điểm. Như vậy, VN-Index đã lấy lại toàn bộ điểm số đã mất và một lần nữa chinh phục ngưỡng kháng cự quan trọng 1.280 điểm, kỳ vọng tiếp tục chinh phục vùng 1.300 điểm.

HNX-Index và UPCoM cũng đều kết phiên trong sắc xanh. Thanh khoản sụt giảm, với giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt gần 22.000 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại chiếm gần 4.000 tỷ đồng và tiếp tục bán ròng 174 tỷ đồng trên sàn HoSE.

VND bị bán ròng đột biến gần 400 tỷ đồng, kế đến là MWG hơn 140 tỷ đồng, VNM 56 tỷ đồng, STB 47 tỷ đồng, DGW 36 tỷ đồng; MSN, VHM, TPB, SHB trên 20 tỷ đồng.

Ngược lại, PDR được mua ròng mạnh nhất 121 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có VPB 94 tỷ đồng, GEX 82 tỷ đồng, VIX 58 tỷ đồng, KDH 50 tỷ đồng, KBC 45 tỷ đồng, SSI 42 tỷ đồng, TCH 34 tỷ đồng, HCM 28 tỷ đồng...

VN30 tăng hơn 16 điểm lên mốc 1.286,23 điểm. Trong nhóm chỉ có 2 mã giảm giá là MSN -2%, SAB -0,2%. BCM và BID đứng tham chiếu. Tăng mạnh nhất là GVR +6,3%. Một số mã ngân hàng tăng đáng kể như VPB +3,7%, TCB +2,6%, MBB +2,2%, HDB +2,8%, VIB +1,8%...

Các nhóm ngành trụ cột hôm nay đều đồng thuận dẫn dắt chỉ số phục hồi. Nhóm ngân hàng ngoài các bluechip kể trên thì hầu hết các mã cũng đều tăng giá. BAB, BID, BVB, NVB, VAB, VBB đứng tham chiếu; không có mã nào ở chiều giảm.

Nhóm thép ghi nhận HPG tăng hơn 1%, NKG tăng 2,8%, HSG tăng 2,2%.

Nhóm bất động sản ghi nhận nhiều mã nhỏ tăng trần như QCG, ITC, NHA, VRC, VPH, D2D. HPX đã giảm nhiệt nhưng vẫn tăng 3,6% lên giá 8.300 đồng/cp, khớp lệnh hơn 16 triệu đơn vị. Kể từ khi được giao dịch trở lại (phiên 20/3) đến nay, cổ phiếu của Hải Phát đã tăng 60%. HPX cũng mới nhận thêm tin vui là được giao dịch ký quỹ trở lại.

Các mã bất động sản lớn và vừa tăng đáng kể có KDH +4,6%, TCH +4,8%, CRE +4,8%, KBC +3,1%, HDC +2,1%, PDR +1,8%, NLG +1,5%, VRE +1,3%. VHM, VIC, NVL, DXG, VPI, CEO tăng dưới 1%.

Nhóm chứng khoán hầu hết cũng đều tăng giá. VIX tăng mạnh 3,7%, VCI và VDS tăng hơn 2%, SSI tăng 1,3%, SHS tăng 1,5%, HCM tăng 0,7%, CSI tăng hơn 5%... Chiều giảm có VND, TVS, TVC, TCI, DSC, HBS. Trong đó, VND giảm hơn 2%, khớp lệnh gần 82 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường.

Phiên hôm qua, VND cũng khớp lệnh “khủng” hơn 86 triệu đơn vị - chiếm 7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành và là mức cao thứ hai trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu này, chỉ sau phiên giao dịch ngày 6/7/2023 (gần 106 triệu đơn vị).

Hết phiên giao dịch hôm nay, VND vẫn chưa thể khôi phục lại hệ thống, bị tấn công từ ngày 24/3. Trong công văn báo cáo gửi HoSE ngày 25/3, VNDirect cho biết hệ thống của công ty bị tấn công bởi một tổ chức quốc tế. Công ty đang làm việc với các đối tác là các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và cơ quan có thẩm quyết để giải quyết sự cố.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.