VN-Index tiếp tục giảm mạnh, hai cổ phiếu 'họ Viettel' phá đỉnh

CTR VGI
16:11 - 11/03/2024
Giao dịch sàn HoSE phiên 11/3.
Giao dịch sàn HoSE phiên 11/3.
0:00 / 0:00
0:00
Phiên đầu tuần mới, chỉ số VN-Index diễn biến tích cực trong đa số thời gian khiến nhà đầu tư kỳ vọng về sự hồi phục sau phiên “lao dốc” cuối tuần trước. Nhưng sự tích cực ấy đã không duy trì được đến khi đóng cửa.

Vào cuối phiên chiều, lực bán lại tung ra dồn dập kéo chỉ số nhanh chóng đảo chiều. Kết phiên, VN-Index tiếp tục giảm gần 12 điểm, lùi về mốc 1.235,49 điểm. HNX-Index giảm 2,5 điểm còn UPCoM giảm 0,6 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt hơn 24.000 tỷ đồng. Đây vẫn là mức thanh khoản cao, được duy trì từ đầu năm 2024 đến nay.

Tín hiệu tích cực là khối ngoại đã trở lại mua ròng, với giá trị gần 250 tỷ đồng trên sàn HoSE (trong tổng số gần 4.000 tỷ đồng giao dịch). Trong đó, FRT được mua ròng mạnh nhất với giá trị 97 tỷ đồng, kế đến là EIB 66 tỷ đồng, FTS và HPG 63 tỷ đồng, VPI 57 tỷ đồng, DBC 50 tỷ đồng; KDH, VHM, VIC trên 40 tỷ đồng; STB, HDB 48 tỷ đồng…

Chiều bán ròng dẫn đầu là MSN -92 tỷ đồng, tiếp theo là KBC 64 tỷ đồng, VPB 49 tỷ đồng, PVD, SAB 41 tỷ đồng, DXG 38 tỷ đồng, DGW 34 tỷ đồng, MWG 33 tỷ đồng; DGC, PVT, SHB 25 tỷ đồng…

Dòng tiền tiếp tục rút ra khỏi nhóm vốn hóa lớn gây áp lực lên chỉ số. VN30 chỉ còn 3 mã giữ được sắc xanh là GVR, HDB và VNM. Chiều giảm mạnh nhất là VRE -3,5%, BCM -3,2%; MWG, MBB -2,8%; SHB -2,6%, BVH -2,5%... Các mã khác chủ yếu giảm 1-2%.

Xét về nhóm ngành thì cổ phiếu ngân hàng vẫn là nguyên nhân chính khiến chỉ số đi xuống. Đa số các mã đều ở chiều giảm, với VCB - 1,1%, BID -1,2%, CTG -1%, SHB -2,6%, STB, TCB -1,5%, VIB -1,2%... Ngược dòng ở chiều tăng chỉ có 3 mã là EIB, HDB và SGB – mức tăng không đáng kể.

Diễn biến tương tự tại các nhóm trụ cột khác như bất động sản, xây dựng, chứng khoán, thép… Nhóm xây dựng và bất động sản ghi nhận nhiều mã giảm 2-3% như NVL, KBC, VRE, VCG, BCM, CII, HDG, HQC, IJC… VHM, NLG, KDH, LCG cùng đứng tham chiếu. Các mã tăng ít ỏi gồm CTD, VPI, FCN, SJS…

Nhóm chứng khoán chỉ còn vài mã giữ được sắc xanh, gồm AGR, CTS, FTS, TVS, VFS, trong đó FTS tăng mạnh nhất 2,7%. VND giảm 2,6%, VDS giảm 3,1%, SHS giảm 2,7%, MBS giảm 2,5%, HCM giảm 1,8%... Nhiều mã nhỏ giảm 3-4% như AAS, ABW, APS, EVS, HBS, PSI, TCI, TVC…

Tại nhóm thép, HPG giảm 1,3%, HSG giảm hơn 2% còn NKG giảm 1,5%.

Chiều tăng hôm nay ghi nhận ở nhóm nhựa – hóa chất, công nghệ thông tin, thủy sản với dòng tiền vào tích cực ở một số mã.

Thị trường chung tiêu cực nhưng nhóm cổ phiếu “họ Viettel” lại bất ngờ toả sáng. Cả 3 cổ phiếu VGI của Viettel Global, CTR của Công trình Viettel và VTK của Tư vấn Thiết kế Viettel đều đua nhau tăng tốc. Cụ thể, VGI tăng 5,5% lên mức giá 38.500 đồng/cp, cao nhất kể từ tháng 4/2022. Chỉ từ đầu tháng 2/2024 đến nay, mã này đã tăng hơn 40% giá trị.

VTK tăng hơn 8% lên mức giá 44.000 đồng, cao nhất trong lịch sử niêm yết. Mã bứt phá mạnh từ đầu tháng 11/2023 với hiệu suất đầu tư đã lên tới 120%. Tương tự, CTR hôm nay cũng lập đỉnh mới với mức tăng trần lên giá 112.500 đồng/cp. Mã cũng bước vào nhịp tăng mạnh kể từ cuối tháng 10/2023 đến nay, với hiệu suất đầu tư 55%.

Một số cổ phiếu có dòng tiền giao dịch đột biến khác là DBC +4,1%, khớp lệnh hơn 24 triệu đơn vị; IDI +4,8%, khớp lệnh 8,8 triệu đơn vị; BAF +2,6%, khớp lệnh 6,5 triệu đơn vị; ASM +1,8%, khớp lệnh hơn 4 triệu đơn vị.

FRT của FPT Retail tiếp tục ghi dấu ấn bằng cú bứt tốc 6% lên 154.400 đồng/cp - mức cao nhất từ trước đến nay. Thanh khoản cũng tăng so với những phiên trước, với gần 1,4 triệu cổ phiếu được sang tay.

Nhìn lại hơn 2 tháng qua, cổ phiếu này phần lớn chỉ có một chiều tăng và nằm trong nhóm tăng mạnh nhất trên sàn HoSE. Tính từ thời điểm đà leo dốc bắt đầu (25/1/2024), FRT đã bứt phá gần 60% và vốn hóa cũng tăng thêm hơn 7.000 tỷ đồng, lên mốc 21.000 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.