VN-Index tiếp tục 'lao dốc', NVL ngược dòng tăng mạnh sau loạt tin vui

NVL NOVALAND
16:07 - 05/04/2024
NVL dẫn đầu thanh khoản thị trường.
NVL dẫn đầu thanh khoản thị trường.
0:00 / 0:00
0:00
Bất chấp thị trường đỏ lửa, cổ phiếu của Novaland vẫn thu hút dòng tiền mua mới mạnh. Mã này khớp lệnh 107 triệu đơn vị, là mức thanh khoản cao thứ 3 trong lịch sử niêm yết.

Phiên 5/4, VN-Index tiếp tục giao dịch tiêu cực, đóng cửa ở mốc 1.255,11 điểm, giảm hơn 13 điểm so với kết phiên hôm qua. HNX-Index cũng giảm gần 3 điểm, còn UPCoM giảm 0,36 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt gần 25.000 tỷ đồng.

Trong đó, khối ngoại chiếm hơn 4.000 tỷ đồng, mua ròng phiên thứ hai liên tiếp nhưng giá trị mua ròng chỉ đạt hơn 25 tỷ đồng trên HoSE. Dẫn đầu chiều mua ròng là NVL, với giá trị 224 tỷ đồng. MWG cũng được mua ròng hơn 120 tỷ đồng. Danh sách còn có CTG 64 tỷ đồng, SBT 56 tỷ đồng, VNM 47 tỷ đồng; VPB, ASM, STB, NLG, KDH trên 40 tỷ đồng.

Ngược lại, VHM bị bán ròng mạnh nhất 228 tỷ đồng, kế đến là PVD 111 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ FUESSVFL 106 tỷ đồng; DIG, HCM, SSI trên 40 tỷ đồng; MSN 36 tỷ đồng…

Nhóm VN30 chỉ có 2 mã còn giữ được sắc xanh nhẹ là MWG +0,6% và VPB +0,8%. Giảm mạnh nhất là GVR -4,8%. MSN, SSI, VIB, VRE giảm hơn 2%. ACB, BCM, BID, CTG, MBB, TCB, TPB… giảm hơn 1%.

Nhóm chứng khoán mất 3,3% vốn hóa, là gánh nặng nhất kéo thị trường đi xuống. Nhiều mã giảm sâu như FTS -6,7%, CTS -6%, VDS -6,3%, ORS -5,3%, BMS -4,2%, VCI -4,4%, VIX -4%, VND -2%, SSI -2,3%, SHS -2,9%... Chiều tăng có HAC, HBS, IVS, trong đó HAC bứt phá tăng hơn 8%.

Nhóm ngân hàng chỉ có 4 mã tăng giá nhẹ là KLB, LPB, SGB, VPB. Các mã còn lại chủ yếu giảm 1-2%, trong đó VIB giảm mạnh nhất 2,2%.

Nhóm thép ghi nhận HPG -0,5%, HSG -2,6%, NKG -2,8%. POM nằm sàn phiên thứ ba liên tiếp, sau thông tin cổ phiếu nhiều khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2023.

Nhóm bất động sản cũng chìm trong sắc đỏ. VHM, VIC, PDR, DIG, DXG giảm nhẹ. VRE, KDH, KBC, CEO, DXS, HDC, KHG, ITA, TIG giảm hơn 2%; BCM, NLG, VPI giảm hơn 1%... Chiều tăng có KSF, NTL, CRE, CKG, NBB, DRH… Đáng chú ý là NVL thu hút dòng tiền mua mạnh, nhiều thời điểm tăng trần.

Đóng cửa, cổ phiếu của Novaland tăng 4,6% lên mức giá 18.300 đồng/cp, cao nhất kể từ tháng 9/2023. Mã khớp lệnh 108 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường, giá trị tương ứng gần 2.000 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản cao thứ 3 trong lịch sử niêm yết của Novaland, chỉ sau 2 phiên 22/11/2022 và 25/3/2024.

Thời gian qua, nhiều mã bất động sản đã rục rịch vào sóng tăng, như DIG, DPG, PDR… tuy nhiên NVL vẫn khá chậm chạp. Cổ phiếu này chỉ phát tín hiệu tích cực sau khi Novaland đón nhận hàng loạt tin vui.

HoSE mới đây đã quyết định đưa NVL khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý 2/2024, do báo cáo tài chính kiểm toán 2023 của công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương. Công ty cũng vừa đạt được thỏa thuận với trái chủ sở hữu 300 triệu USD trái phiếu về phương án chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, Novaland đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 ở mức 32.587 tỷ đồng, gấp gần 7 lần so với con số 4.757 tỷ đồng thực hiện năm 2023; lợi nhuận sau thuế ở mức 1.079 tỷ đồng, tăng 122%.

Trong báo cáo thường niên năm 2023, ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT Novaland cho biết, về cơ bản Novaland đã hoàn thành tái cấu trúc lại các khoản nợ vay và nợ trái phiếu trong cũng như ngoài nước, tài sản của công ty vẫn cân đối với các khoản nợ.

Trở lại phiên giao dịch hôm nay, các nhóm giảm sâu là sản phẩm cao su với DRC giảm sàn, CSM giảm 1%; nhựa – hóa chất với GVR -4,8%, DGC -2,4%, BCM -3,1%, DPM -2,1%, BMP -3,4%, PHR -3,4%, NTP -2,5%...

Nhóm hiếm hoi đi ngược thị trường là nông nghiệp, với HAG tăng 2%, HNG tăng 0,5%.

Tin liên quan

Đọc tiếp