500 ngân hàng mạnh nhất châu Á: Những cái tên đến từ Việt Nam

NGÂN HÀNG Việt nAM
14:17 - 02/11/2023
500 ngân hàng mạnh nhất châu Á: Những cái tên đến từ Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Tại "Bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2023", TPBank tiếp tục dẫn đầu nhóm ngân hàng Việt Nam với 6,05 điểm, xếp hạng 165. Trong danh sách năm nay, Việt Nam góp mặt thêm 2 thành viên mới.

The Asian Banker vừa công bố "Bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2023" với 6 tiêu chí bao gồm quy mô tài sản, tốc độ tăng trưởng, quản trị rủi ro, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản và tính thanh khoản.

20 ngân hàng thương mại Việt Nam góp mặt trong danh sách năm nay. Trong đó, TPBank có thứ hạng cao nhất (165/500) - tiếp tục dẫn đầu các ngân hàng Việt Nam năm thứ 2 liên tiếp trong Top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương của The Asian Banker.

Mặc dù không phải ngân hàng có quy mô tài sản cao nhất nhưng TPBank đạt điểm đánh giá cao về tiền gửi, thanh khoản, an toàn vốn, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu…

The Asian Banker đánh giá cao những nỗ lực của TPBank trong sự chủ động thực hiện các quy định Basel III. Vào năm 2022, dù đã đạt chuẩn Basel III trước đó, TPBank vẫn tiếp tục gia tăng năng lực quản trị rủi ro với phương pháp nâng cao theo Basel III.

Trong 9 tháng 2023, TPBank cũng tập trung tăng trưởng thu nhập dịch vụ 15% so với cùng kỳ và thu nhập ngoại hối tăng 32%, thay thế cho sự chững lại của thu nhập lãi thuần. Kết quả, ngân hàng đạt lợi nhuận gần 5.000 tỷ đồng.

Đứng thứ hai là ngân hàng trong nhóm Big 4 - Vietcombank tại thứ hạng 190 trong Top 500. Tiếp đến là các ngân hàng MB Bank với thứ hạng 221 với 5,68 điểm. Techcombank xếp hạng 257 với tổng điểm đạt 5,65 điểm và ACB đứng thứ 5 với 5,6 điểm xếp thứ hạng 281 trong bảng AB500.

Hai tên tuổi quen thuộc còn lại là VietinbankBIDV lần lượt giữ vị trí 266 và 275. Ngân hàng LPBank đồng xếp hạng 275 cùng BIDV với tổng điểm là 5,23.

Tiếp theo là Agribank với 5,13 điểm, xếp hạng 288, Sacombank hạng 299, SeABank hạng 334, HDBank hạng 336, VIB hạng 340, MSB hạng 349, SHB hạng 358, VPBank hạng 362 và Eximbank hạng 362.

Ngân hàng OCB đứng ở vị trí 373 - giữ vững thành tích về chỉ số tăng trưởng, quy mô tài sản và quản trị rủi ro… Cụ thể, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.915 tỷ đồng, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản của ngân hàng đạt 216.755 tỷ đồng, tăng 11,7% so với đầu năm.

Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt khi hệ số CIR của OCB ghi nhận mức giảm so với cùng kỳ 2022 từ 39,4% xuống còn 32,1%. Các chỉ số liên quan về quản trị rủi ro như hệ số an toàn vốn (CAR), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, hệ số cho vay trên huy động (LDR), tỷ lệ nợ xấu được OCB duy trì ở mức an toàn và đáp ứng theo quy định của NHNN.

So với năm 2022, danh sách ngân hàng Việt lọt vào Top 500 năm 2023 có thêm 2 gương mặt mới là NamABank PVComBank, xếp vị trí 379 và 423/500.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.