Cổ phiếu 'họ FLC': Mã hủy niêm yết, mã cắt margin

Sau những sự việc liên quan đến nhân sự, hầu hết các cổ phiếu "họ FLC" đã lao dốc thị giá từ vài chục ngàn đến gần 200.000 đồng về ngưỡng giá "trà đá" dưới 3.000 - 5.000 đồng/cổ phiếu. Thậm chí còn liên tục đối diện với bản án cắt margin, hủy niêm yết.

Cổ phiếu 'họ FLC': Mã hủy niêm yết, mã cắt margin

ROS bị hủy niêm yết, chưa được giao dịch cổ phiếu trên UPCoM

Chiều 25/8, HoSE đã có quyết định hủy niêm yết bắt buộc toàn bộ hơn 567,58 triệu cổ phiếu ROS của FLC Faros, áp dụng từ ngày 5/9.

Lý do được HoSE đưa ra là FLC Faros đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin mà Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Ngày 30/8, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã có thông báo về việc thực hiện chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu ROS của FLC Faros từ sàn HoSE sang UPCoM. Nhiều nhà đầu tư cho rằng với quyết định này cổ phiếu ROS sau khi bị hủy niêm yết trên HoSE vẫn có thể giao dịch trên UPCoM với biên độ dao động 15%/phiên.

Tuy nhiên, cũng cùng ngày 30/8, đại diện HNX cho biết việc VSD chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký cổ phiếu ROS từ sàn HoSE sang UPCoM chỉ là xử lý kỹ thuật trên hệ thống đối với cổ phiếu bị hủy niêm yết.

Cụ thể, theo quy định, công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc hủy bỏ tự nguyện nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.

Tuy nhiên, với trường hợp của FLC Faros, đại diện HNX cho hay theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, việc nâng khống vốn điều lệ của công ty từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng thuộc hành vi bị cấm theo quy định và đang trong quá trình điều tra. Do đó, HNX chưa có cơ sở để xác định số vốn điều lệ của công ty này là hợp lệ cũng như tính đại chúng của FLC Faros cùng số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch.

"Việc xem xét hồ sơ đăng ký giao dịch của ROS trên UPCoM sẽ được thực hiện sau khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng và hướng dẫn của cơ quan quản lý", đại diện HNX nhấn mạnh.

Đáng chú ý, ROS giao dịch trên sàn HoSE từ ngày 1/9/2016 với mức giá tham chiếu 10.500 đồng/cổ phiếu. Sau đó không lâu, mã này đã trở thành một hiện tượng trên sàn khi nhanh chóng tạo hình biểu đồ dựng đứng. Cuối năm 2017, giá cổ phiếu ROS đạt đỉnh 214.000 đồng/cổ phiếu, kéo theo vốn hóa thị trường FLC Faros tăng lên 101.200 tỷ đồng.

Nhưng thời kỳ đỉnh cao cũng không giữ được lâu, sang năm 2018, ROS liên tục lao dốc từ mức 178.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 36.150 đồng. Sang năm 2019-2020, ROS vẫn tiếp tục dò đáy với một giai đoạn năm 2020 chỉ giao dịch ở mức 2.000 đồng.

Sang năm 2021, cổ phiếu này mới bật tăng trở lại và từng leo lên vùng 16.000 đồng vào đầu năm 2022. Sau vụ việc thao túng chứng khoán của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị phanh phui, cùng với nhóm cổ phiếu trong hệ sinh thái FLC, ROS cũng bị bán tháo.

Kết phiên 11/8 - tức phiên giao dịch cuối cùng ở HoSE trước khi bị đình chỉ, cổ phiếu ROS dừng ở 2.510 đồng/cp, chỉ bằng 24% giá tham chiếu ngày mới nhập sàn, giá trị vốn hóa tương đương 1.425 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu ROS của FLC Faros trước khi bị đình chỉ giao dịch và hủy niêm yết bắt buộc. Nguồn: Tradingview.
Diễn biến giá cổ phiếu ROS của FLC Faros trước khi bị đình chỉ giao dịch và hủy niêm yết bắt buộc. Nguồn: Tradingview.

FLC, HAI VÀ ROS có nguy cơ sẽ "gặp nhau" trên sàn UPCom

Sự việc ROS bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE có thể coi như một "phát súng lệnh" về những tín hiệu xấu có thể xảy ra kế tiếp với 2 doanh nghiệp cùng họ khác là FLC (Tập đoàn FLC) và HAI (Nông dược H.A.I) khi đến thời điểm hiện tại, cả 2 doanh nghiệp này đều chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, chưa họp ĐHCĐ thường niên 2022, chưa công bố kết quả kinh doanh các quý đầu năm 2022 cũng như báo cáo tài chính soát xét bán niên năm này.

Ngày 23/8/2022, HOSE đã gửi thông báo về khả năng đình chỉ giao dịch hai cổ phiếu FLC và HAI. Nếu bị đình chỉ và tiếp tục chậm trễ thực hiện nghĩa vụ công bố các thông tin được yêu cầu, viễn cảnh 3 mã cổ phiếu cùng hệ sinh thái FLC sẽ "gặp lại nhau" trên sàn UPCoM trong thời gian sắp tới.

Đóng cửa phiên giao dịch 30/8, cổ phiếu FLC rớt sàn về 4.020 đồng/cổ phiếu, sụt giảm hơn 80% so với đỉnh cao gần 24.000 đồng vào đầu năm nay.

Tương tự, HAI cũng giảm sàn xuống còn 1.800 đồng và mất hơn 80% so với giá sát 10.000 đồng vào đầu năm nay.

Cổ phiếu GAB, ART và KLF bị cắt margin trên HNX từ 31/8

Sóng gió với cổ phiếu "họ FLC" chưa dừng lại ở đó, ngày 24/8 mới đây, HoSE có thông báo số 1546/TB-SGDHCM về việc bổ sung mã chứng khoán GAB của của Công ty cổ phần Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.

Lý do được HOSE đưa ra là vì Công ty cổ phần Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC chậm công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã soát xét quá 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.

Với cổ phiếu GAB, tính tới hết quý II/2022, ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu 51,09% vốn của GAB, Chứng khoán BOS nắm 4,93%. Như vậy, tuy ông Quyết không nằm trong ban lãnh đạo nhưng đang là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này.

Đồng thời, kể từ hôm 28/3 (một ngày trước khi ông Trịnh Văn Quyết bị tạm giam) cho đến nay, cổ phiếu GAB liên tiếp không phát sinh giao dịch trên sàn chứng khoán, giá tham chiếu đứng yên ở mốc 196.400 đồng/cp.

Ở một diễn biến khác, ngày 30/8, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo bổ sung thêm 11 mã cổ phiếu vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.

Đáng nói trong danh sách này, 2 cổ phiếu có khối lượng lưu hành lớn nhất và thanh khoản lớn nhất đều thuộc họ cổ phiếu FLC bao gồm ART (CTCP Chứng khoán BOS) và KLF (CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS).

Với cổ phiếu KLF, báo cáo tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 hồi tháng 6 ghi nhận tổng cộng gần 21.000 cổ đông với hơn 165 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.

Nhớ lại thời hoàng kim từ tháng 5/2014, cổ phiếu KLF từng là một trong những cổ phiếu đắt đỏ, đại diện góp mặt trong rổ HNX30.

Song, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/8, mặc dù tăng hơn 3,8% trong phiên này, cổ phiếu KLF cũng chỉ nhích lên mức 2.700 đồng/cổ phiếu - giảm 75% so với giá hồi đầu tháng 1/2022; khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 4,1 triệu đơn vị.

Với cổ phiếu ART, ghi nhận tại báo cáo phiên họp ĐHCĐ thường niên (lần 2) 2022 hồi cuối tháng 7, doanh nghiệp hiện có hơn 14.500 cổ đông nắm giữ gần 97 triệu cổ phiếu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/8, cổ phiếu ART tăng mạnh hơn 4,6% lên mức 4.500 đồng - giảm khoảng 75% so với giá hồi đầu năm; thanh khoản trung bình 10 phiên gần nhất đạt 2,8 triệu đơn vị.

Kết quả kinh doanh quý II/2022, chỉ 2 doanh nghiệp báo lãi

Tính đến thời điểm này, 5/7 doanh nghiệp thuộc "hệ sinh thái FLC" gồm CTCP Tập đoàn FLC (Mã FLC - HOSE), CTCP Nông dược H.A.I (Mã HAI - HOSE), CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (Mã KLF - HNX), CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (Mã AMD - HOSE) và CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (Mã GAB - HOSE) đã thực hiện công bố báo cáo tài chính quý II và bán niên năm 2022.

Trong khi đó, CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã ROS - HOSE) và CTCP Chứng khoán BOS (Mã ART - HNX) trước đó đều đã có đơn gửi các sở về việc xin tạm hoãn công bố báo cáo tài chính quý này.

Cụ thể, về FLC, trong quý II này, FLC chỉ đạt 576,1 tỷ đồng doanh thu thuần, "bốc hơi" tới 65,6% so với kết quả đạt được ở cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết của FLC tăng cực mạnh. Nếu cùng kỳ năm ngoái chỉ ghi nhận lỗ 5,7 tỷ đồng thì quý II năm nay, mảng này lỗ đến 317,3 tỷ đồng (tăng tới 56 lần).

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 39,7% và 65,3% lên 46,1 tỷ đồng và 295,1 tỷ đồng.

Doanh thu không đủ bù chi phí khiến FLC bị lỗ thuần 637,5 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vào quý II/2022 (cùng kỳ lãi thuần 41,1 tỷ đồng). Thêm vào đó, lợi nhuận khác cũng chỉ đạt 25,8% mức cùng kỳ, đạt 1,6 tỷ đồng.

Kết quả, quý II năm nay, FLC lỗ trước thuế 635,9 tỷ đồng (so với mức lãi 47,3 tỷ đồng của quý II/2021). Lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp lên 640,2 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 20,9 tỷ đồng), trong đó, lỗ sau thuế thuộc về công ty mẹ là 643,7 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 25,7 tỷ đồng).

Lũy kế 6 tháng đầu năm, FLC đạt 1.661,2 tỷ đồng doanh thu thuần, chỉ bằng xấp xỉ 40% cùng kỳ và lỗ sau thuế 1.105,7 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 63,5 tỷ đồng).

Trong khi đó, KLF và AMD cũng lần lượt lỗ 17,7 tỷ và 24 tỷ đồng trong quý vừa qua, GAB lãi "còi" 1 tỷ. Ở chiều ngược lại, duy nhất HAI báo lãi khả quan với 17,1 tỷ đồng.

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

Nhờ đâu lợi nhuận HAGL vẫn tăng trưởng dù doanh thu sụt giảm

HAGL có quý lãi cao nhất trong năm 2024 mặc dù doanh thu sụt giảm, nhờ biên lợi nhuận cải thiện khi giá lợn hơi tăng cao trong giai đoạn vừa qua.
Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược 'trẻ hoá' thương hiệu

Vinamilk: Thách thức tăng trưởng và kỳ vọng chuyển mình sau chiến lược 'trẻ hoá' thương hiệu

Với vị thế dẫn đầu ngành nhưng Vinamilk cũng như nhiều doanh nghiệp lớn khác phải đối mặt áp lực tăng trưởng khi đã phát triển đến ngưỡng nhất định. Trước bối cảnh ấy, doanh nghiệp lựa chọn con đường tái định vị để “trẻ hoá” thương hiệu, có động lực phát triển mới.
Tập đoàn Hòa Phát và 'ván cược tỷ USD' vào Dung Quất 2

Tập đoàn Hòa Phát và 'ván cược tỷ USD' vào Dung Quất 2

"Chiến trường" thép đang cực kỳ khốc liệt, với sự cạnh tranh gay gắt và đòi hỏi tiềm lực, nhân sự lớn. Vì vậy trong ngắn hạn 5-10 năm tới, Hoà Phát sẽ tập trung vào lĩnh vực chủ chốt, với “cú đấm thép” đang chuẩn bị là Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2. Đó là khẳng định của ông Trần Đình Long về định hướng sắp tới của Hòa Phát.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản 'đồng khởi', BMP phá đỉnh

Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản 'đồng khởi', BMP phá đỉnh

Sau vài phiên giao dịch theo hướng giằng co, VN-Index hôm nay 17/10 đã lấy lại điểm số nhờ trợ lực từ nhóm ngân hàng, bất động sản. BMP phá đỉnh sau khi Nhựa Bình Minh công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024.
Lộc Trời có tân tổng giám đốc

Lộc Trời có tân tổng giám đốc

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (mã LTG) vừa công bố thông tin về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Hoàng giữ chức tổng giám đốc từ ngày 16/10/2024.
Lợi nhuận Nhựa Bình Minh tiếp đà hồi phục, cổ phiếu 'nhăm nhe' vượt đỉnh

Lợi nhuận Nhựa Bình Minh tiếp đà hồi phục, cổ phiếu 'nhăm nhe' vượt đỉnh

CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) vừa công bố báo cáo tài chính với mức lợi nhuận tiếp đà hồi phục. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu này cũng đang 'nhăm nhe' vượt đỉnh.
Nhóm doanh nghiệp bất động sản đầu tiên công bố lợi nhuận quý 3/2024

Nhóm doanh nghiệp bất động sản đầu tiên công bố lợi nhuận quý 3/2024

Một số doanh nghiệp bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến so với cùng kỳ, nhờ tình hình bán hàng tích cực hoặc chuyển nhượng dự án.
Ông Nguyễn Hùng Cường nhận thừa kế gần 21 triệu cổ phiếu DIG

Ông Nguyễn Hùng Cường nhận thừa kế gần 21 triệu cổ phiếu DIG

Chủ tịch HĐQT DIC Group Nguyễn Hùng Cường nhận thừa kế số cổ phiếu DIG có giá trị khoảng 400 tỷ đồng.
VN-Index giằng co khi dòng tiền hờ hững, QCG tiếp tục tăng trần

VN-Index giằng co khi dòng tiền hờ hững, QCG tiếp tục tăng trần

Dòng tiền vẫn đang thận trọng chờ đợi những thông tin mới từ mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2024, trước ngưỡng kháng cự quan trọng 1.300 điểm.
Chuỗi điện máy của MWG tại Indonesia cần thêm 'điều kiện đủ' để thành công

Chuỗi điện máy của MWG tại Indonesia cần thêm 'điều kiện đủ' để thành công

So với lần “xuất ngoại” gần nhất tại Campuchia, bước đi EraBlue của MWG nhằm thâm nhập vào thị trường điện máy Indonesia được đánh giá là hợp lý khi thị trường này đang ở thời điểm dễ bùng nổ trong thời gian tới.
Công ty thép đầu tiên báo lỗ quý 3/2024

Công ty thép đầu tiên báo lỗ quý 3/2024

Mặc dù doanh thu tăng trưởng nhưng do biên lợi nhuận sụt giảm, chi phí vẫn ở mức cao nên công ty này báo lỗ trong quý 3/2024.
MWG: Thăng trầm những mô hình bán lẻ

MWG: Thăng trầm những mô hình bán lẻ

Chủ tịch MWG cho rằng doanh nghiệp sẽ cần hai năm nữa để về lại mức lợi nhuận kỷ lục gần 5.000 tỷ đồng của năm 2021. Công ty vẫn đang trong lộ trình hiện thực hoá mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD.
Cổ phiếu bất động sản kéo VN-Index lùi bước, QCG ngược dòng tăng trần

Cổ phiếu bất động sản kéo VN-Index lùi bước, QCG ngược dòng tăng trần

Việc chinh phục mốc 1.300 điểm tiếp tục gặp khó khăn khi thị trường vẫn chưa có những thông tin thực sự hấp dẫn để kích thích dòng tiền mua mới.
Hai lãnh đạo cũ ứng cử vào HĐQT TTC AgriS

Hai lãnh đạo cũ ứng cử vào HĐQT TTC AgriS

Bà Huỳnh Bích Ngọc và ông Nguyễn Thanh Ngữ là hai ứng cử viên thành viên HĐQT TTC AgriS nhiệm kỳ mới. Hai người đều từng là lãnh đạo cấp cao của SBT.
Nhu cầu nhà xưởng xây sẵn và cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản KCN

Nhu cầu nhà xưởng xây sẵn và cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản KCN

Mặc dù nhu cầu đang ngày một tăng cao nhưng các nhà xưởng, nhà kho xây sẵn do doanh nghiệp bất động sản KCN Việt Nam phát triển mới ở quy mô nhỏ.
Loạt lãnh đạo Khang Điền mua vào hàng triệu cổ phiếu ESOP

Loạt lãnh đạo Khang Điền mua vào hàng triệu cổ phiếu ESOP

CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (HOSE: KDH) vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) của người nội bộ.
Thêm doanh nghiệp thép báo lãi quý 3/2024 tăng bằng lần so với cùng kỳ

Thêm doanh nghiệp thép báo lãi quý 3/2024 tăng bằng lần so với cùng kỳ

Sau Tập đoàn Hoà Phát, một doanh nghiệp nhỏ trong ngành thép cũng báo lãi quý 3/2024 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
5% vốn điều lệ Eximbank đổi chủ

5% vốn điều lệ Eximbank đổi chủ

Phiên giao dịch 14/10 chứng kiến gần 100 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 5,35% vốn Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – HOSE: EIB), được trao tay qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Nhờ đâu Dabaco báo lãi gấp 25 lần cùng kỳ

Nhờ đâu Dabaco báo lãi gấp 25 lần cùng kỳ

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã DBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với lợi nhuận sau thuế tăng đột biến, gấp 25 lần cùng kỳ năm 2023 - đạt 312 tỷ đồng.
'Ngôi sao hy vọng' của FPT Retail

'Ngôi sao hy vọng' của FPT Retail

Khi ngành bán lẻ sản phẩm công nghệ gặp khó khăn do thị trường bão hòa và cạnh tranh khốc liệt, FPT Retail nhanh chân chuyển trọng tâm kinh doanh sang chuỗi dược phẩm. FPT Long Châu giờ được coi như “ngôi sao hy vọng” của doanh nghiệp này, khi thị trường dược phẩm tỷ USD ở Việt Nam vẫn đang thiếu những “tay chơi” chuyên nghiệp.
Tập đoàn Hòa Phát lãi hơn 3.000 tỷ đồng trong quý 3/2024

Tập đoàn Hòa Phát lãi hơn 3.000 tỷ đồng trong quý 3/2024

Doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát trong quý 3/2024 đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng sụt giảm so với quý liền trước.
VHM tăng tốc khi chốt ngày mua lại cổ phiếu, bộ đôi TCH-HHS bị 'xả' mạnh

VHM tăng tốc khi chốt ngày mua lại cổ phiếu, bộ đôi TCH-HHS bị 'xả' mạnh

Phiên 14/10, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tích cực trong phiên sáng sau đó giảm nhiệt khi vượt qua mốc 1.290 điểm. Bộ đôi cổ phiếu TCH và HHS của nhóm Hoàng Huy Group giảm mạnh.
Những doanh nghiệp đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh quý 3/2024

Những doanh nghiệp đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh quý 3/2024

Bước vào mùa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024, đến nay đã có những cái tên đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh, vui buồn trái ngược.
Coteccons bổ sung tờ trình trả cổ tức và thưởng cổ phiếu

Coteccons bổ sung tờ trình trả cổ tức và thưởng cổ phiếu

Coteccons dự kiến chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10% và phát hành gần 5 triệu cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện quyền là 20:1.
Gemadept chào bán 103 triệu cổ phiếu, giá thấp hơn 62% so với trên sàn

Gemadept chào bán 103 triệu cổ phiếu, giá thấp hơn 62% so với trên sàn

Nếu hoàn tất đợt chào bán, Gemadept sẽ huy động được hơn 3.000 tỷ đồng, dùng để mua sắm tài sản cố định, trả nợ vay ngân hàng và tăng vốn góp vào Cảng Nam Đình Vũ.
Hệ sinh thái trải dài của Tập đoàn T&T

Hệ sinh thái trải dài của Tập đoàn T&T

Dưới sự chèo lái của doanh nhân Đỗ Quang Hiển, T&T từ cửa hàng kinh doanh nhỏ đã trở thành một trong những hệ sinh thái tư nhân lớn nhất hiện nay. Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trải dài từ tài chính đầu tư, bất động sản, nông nghiệp đến hạ tầng, năng lượng, thể thao…
Sabeco: 'Học cách khiêu vũ trong cơn mưa'

Sabeco: 'Học cách khiêu vũ trong cơn mưa'

Các quy định siết chặt vi phạm nồng độ cồn và sự cạnh tranh từ các đối thủ ngoại đã chặn đứng thế tăng trưởng của Sabeco. Bối cảnh ấy thôi thúc chủ hãng bia gần 150 năm tuổi phải tìm hướng đi mới, hiệu quả và thức thời hơn.
Nhận diện nhóm cổ phiếu sẽ là tâm điểm đầu tư tháng 10

Nhận diện nhóm cổ phiếu sẽ là tâm điểm đầu tư tháng 10

TPS nhận định VN-Index tháng 10/2024 sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng cũng mở ra cơ hội đầu tư vào hai lĩnh vực có tiềm năng thu hút dòng tiền mạnh là cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán.
Lợi nhuận Phát Đạt tiếp tục được 'cứu nguy' bằng doanh thu tài chính

Lợi nhuận Phát Đạt tiếp tục được 'cứu nguy' bằng doanh thu tài chính

Hai quý liên tiếp, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Phát Đạt đều chưa tới 10 tỷ đồng. Nhờ việc chuyển nhượng cổ phần công ty liên kết, doanh nghiệp bất động sản mới thoát một kỳ báo cáo thua lỗ.
VHM đỡ thị trường, cổ phiếu của Lộc Trời về đáy lịch sử

VHM đỡ thị trường, cổ phiếu của Lộc Trời về đáy lịch sử

Phiên cuối tuần, thị trường giao dịch giằng co với thanh khoản eo hẹp. Ba cổ phiếu nhóm Vingroup đóng góp lớn trong việc duy trì sắc xanh cho chỉ số, LTG của Lộc Trời giảm mạnh gần 10% lùi về vùng đáy lịch sử.
Chứng khoán HSC họp ĐHĐCĐ bất thường bàn chuyện tăng vốn

Chứng khoán HSC họp ĐHĐCĐ bất thường bàn chuyện tăng vốn

Sau thời gian chậm chân trong việc tăng vốn, HSC đang có động thái tích cực trong việc giành lại vị trí trong nhóm dẫn đầu ngành chứng khoán.
FPT và MSN làm trụ đỡ, VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp

FPT và MSN làm trụ đỡ, VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 10/10 một cách hứng khởi, sau 2 phiên tăng điểm trước đó cùng với diễn biến tích cực từ thị trường quốc tế.
Tổng giám đốc Lê Trí Thông muốn bán nửa triệu cổ phiếu PNJ

Tổng giám đốc Lê Trí Thông muốn bán nửa triệu cổ phiếu PNJ

Ông Lê Trí Thông – Tổng giám đốc CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận vừa có đăng ký giao dịch cổ phiếu PNJ gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 9/2024 giảm mạnh

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 9/2024 giảm mạnh

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 9/2024 chỉ đạt 23.800 tỷ đồng, bằng 40% tháng trước và chạm đáy 5 tháng.
Tiền vào nhóm cổ phiếu lớn kéo VN-Index tăng tốc

Tiền vào nhóm cổ phiếu lớn kéo VN-Index tăng tốc

Phiên 9/10, VN-Index tiếp tục hồi phục với dòng tiền tích cực chảy vào nhóm vốn hoá lớn. Những đầu tàu như VHM, HPG, MSN, VIC, SSB, ACB đều tăng giá tốt.
Xem thêm