Cổ phiếu FECON thăng hoa, lãnh đạo và cổ đông lớn của doanh nghiệp này bán ra hàng triệu cổ phiếu

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
14:22 - 07/01/2022
FECON hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
FECON hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
0:00 / 0:00
0:00
Thời gian qua, nhiều lãnh đạo FECON liên tiếp bán ra hàng triệu cổ phiếu “của nhà”. Vậy thị giá của mã này trên thị trường chứng khoán đang được đánh giá thế nào?

Ông Trần Trọng Thắng, Phó chủ tịch HĐQT CTCP FECON (mã chứng khoán FCN - sàn HoSE) vừa bán ra 205.000 cổ phiếu; giảm sở hữu từ 866.461 cổ phiếu về còn 661.461 cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện từ 29/12/2021 đến 5/1/2022. Đáng chú ý, trước đó ông Thắng chỉ đăng ký bán 200.000 cổ phiếu.

Trước ông Thắng, nhiều lãnh đạo FECON cũng đồng loạt đăng ký bán cổ phiếu. Cụ thể, ông Nguyễn Song Thanh (thành viên HĐQT) đăng ký bán 30.000 cổ phiếu theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận.

Ông Nguyễn Văn Thanh (Tổng Giám đốc) đăng ký bán 60.200 cổ phiếu theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận.

Bà Hà Thế Phương (Phó Chủ tịch HĐQT FECON) đăng ký mua 1.876 cổ phiếu từ bà Hà Thị Chín (em gái ruột của bà Phương), tương đương toàn bộ số cổ phiếu bà Chín đang nắm giữ tại doanh nghiệp này.

Cả 3 giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 22/12 đến ngày 20/1.

FECON đang thực hiện nhiều dự án điện gió.

FECON đang thực hiện nhiều dự án điện gió.

Ngoài ra, lãnh đạo FECON đăng ký bán cổ phiếu còn có ông Phạm Việt Khoa (Chủ tịch HĐQT) đăng ký bán gần 1,5 triệu cổ phiếu từ ngày 20/12 tới ngày 18/01; ông Lê Quang Hanh (Phó Chủ tịch HĐQT) đăng ký bán 68.000 cổ phiếu; bà Phạm Thị Hồng Nhung (Thành viên HĐQT) đăng ký bán 29.400 cổ phiếu; ông Phạm Trung Thành (Thành viên HĐQT) đăng ký bán 16.200 cổ phiếu.

Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên năm 2021, tình hình kinh doanh của FECON không tránh khỏi bị ảnh hưởng như các doanh nghiệp cùng ngành khác. Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 cho thấy, FECON đạt doanh thu thuần 868,4 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi gộp 93,6 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu tài chính ghi nhận 10,8 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ; tuy nhiên lãi sau thuế chỉ đạt 20,2 tỷ đồng, giảm 56,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng, FECON ghi nhận doanh thu thuần 2.209 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi ròng 71 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ.

Hồi đầu năm, FECON đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 3.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 175 tỷ đồng. Như vậy trong 3 quý, FECON mới hoàn thành 57% chỉ tiêu doanh thu và 40% chỉ tiêu lợi nhuận.

Giải trình về kết quả kinh doanh, FECON cho biết, trong quý III/2021, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư cũng các đợt giãn cách xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ triển khai các dự án, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí như máy móc, nhân công chờ việc, xét nghiệm, cách ly... Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu tăng mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí, giảm lợi nhuận gộp trong kỳ.

Cổ phiếu FCN tăng dựng đứng trong tháng cuối năm.

Cổ phiếu FCN tăng dựng đứng trong tháng cuối năm.

Mặc dù kết quả kinh doanh sụt giảm nhưng cổ phiếu FCN lại tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Nếu như hồi tháng 7, mã này chạm đáy 10.000 đồng thì đến đầu tháng 11 bắt đầu tăng lên mức 17.000 đồng. Đặc biệt trong tháng 12, FCN bứt phá mạnh leo lên đỉnh 30.300 đồng (23/12), đánh dấu vùng giá cao nhất của mã này kể từ khi niêm yết tới nay. Sang đầu năm mới, cổ phiếu của FECON tiếp tục tăng lên 32.000 đồng (6/1).

Việc phi mã của FCN trong thời điểm cuối năm được cho là thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư vào thị trường bất động sản, xây dựng khởi sắc cùng chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch. Thực tế, FECON đang sở hữu nhiều dự án tiềm năng, đặc biệt là các công trình điện gió như: Cụm trang trại điện gió B&T Quảng Bình (tổng giá trị trúng thầu 1.392 tỷ đồng), Điện gió Thái Hoà (tổng giá trị 276 tỷ đồng), Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng (tổng giá trị 440 tỷ đồng), Điện gió Trà Vinh V1.3 (trị giá trên 400 tỷ đồng)…

Trong một diễn biến khác, FECON cũng vừa chào bán thành công 32 triệu cổ phiếu riêng lẻ, qua đó tăng vốn điều lệ từ 1.254 tỷ đồng lên 1.574 tỷ đồng. Số cổ phiếu trong đợt phát hành này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm.

Loạt cổ đông FECON bán ra FCN đều có lý do chung là cơ cấu lại nguồn vốn cá nhân. Tuy nhiên với đà tăng phi mã như trên thì ai cũng dễ đoán mục đích của họ chính là “chốt lời”.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.