Cổ phiếu ngân hàng nỗ lực giữ thị trường, khối ngoại đảo chiều mua ròng

TCB MBB
16:07 - 16/04/2024
Cổ phiếu ngân hàng giúp thị trường ngừng đà "rơi".
Cổ phiếu ngân hàng giúp thị trường ngừng đà "rơi".
0:00 / 0:00
0:00
Sau khi giảm về sát vùng 1.200 điểm, thị trường đã nhận được dòng tiền bắt đáy. Tín hiệu tích cực nữa là khối ngoại đã trở lại mua ròng.

Kết phiên 16/4, VN-Index đứng ở mốc 1.215,58 điểm, giảm gần 1 điểm so với kết phiên hôm qua. So với thời điểm giảm sâu nhất hơn 12 điểm, chỉ số đã “rút chân” khá mạnh. HNX-Index và UPCoM cũng đều ở chiều giảm.

Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 30.000 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh, trong đó khối ngoại chiếm hơn 5.600 tỷ đồng và mua ròng nhẹ 64 tỷ đồng trên sàn HoSE. Mã được mua ròng mạnh nhất là SSI với giá trị hơn 90 tỷ đồng, kế đến là MWG 58 tỷ đồng, VIX 56 tỷ đồng, DGC 52 tỷ đồng, DPG 50 tỷ đồng, EVF 45 tỷ đồng; HDC, SIP, VPB, KBC, DIG, PDR, KDH, GEX 23-43 tỷ đồng...

Ngược lại, VHM tiếp tục là cái tên bị khối ngoại bán ròng mạnh với giá trị hơn 200 tỷ đồng. Danh sách còn có VNM 84 tỷ đồng, VRE 64 tỷ đồng, VCB 59 tỷ đồng, VIC 47 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ FUEVFVND 46 tỷ đồng; MSN, NKG trên 40 tỷ đồng; MSB, HSG, TCH, STB trên 30 tỷ đồng...

VN-Index “rút chân” nhờ nỗ lực hồi phục của nhóm ngân hàng. Trong rổ VN30, TCB có mức tăng tốt nhất +2,5%. MBB tăng 2,1%, CTG tăng 1,8%; ACB, BID, SHB tăng hơn 1%. VPB, VIB, TPB tăng dưới 1%. Các cổ phiếu ngân hàng nhỏ có LPB tăng mạnh nhất hơn 4%, ngoài ra còn có PGB tăng 2,7%.

Mặc dù vậy sự hồi phục không diễn ra đồng đều, đa số các mã ngân hàng nhỏ vẫn ở chiều giảm. Giảm mạnh nhất là NVB -5%. VAB giảm 3,3%, VBB giảm 2,9%, OCB giảm 2,9%, KLB giảm 2,6%... VCB gây tác động tiêu cực khi giảm hơn 1%.

Nhóm nhựa - hoá chất phục hồi khá tốt sau phiên “đỏ lửa”. DGC tăng hơn 2%, GVR tăng 1,9%, DCM và DPM tăng hơn 1%; DPR, DNP, CSV, LAS đều tăng giá.

Các nhóm công nghệ thông tin, khai khoáng, nông nghiệp tăng vốn hoá nhẹ nhờ các “đầu tàu” như FPT +1,3%, CTR +2,5%, PVS +2,6%, PVD +0,8%, HAG +0,8%, HNG +0,5%...

Nhóm xây dựng và bất động sản vẫn là gánh nặng lớn nhất với thị trường với mức thanh khoản lớn. DIG giảm 3,7%, khớp lệnh 45,6 triệu đơn vị; DXG giảm 4,3%, khớp lệnh 25,4 triệu đơn vị; NVL giảm 4,6%, khớp lệnh 48,7 triệu đơn vị. VCG, HHV, BCG, DXS, HTN, NHA, FCN, ITA... giảm sâu 4-6%. CEO, PDR, CII giảm hơn 2%. VIC, VRE, KBC, NLG giảm hơn 1%... Chiều tăng có VHM, KDH, HDC, DPG, SJS, HUT, HPX, KOS, SZC, PC1... nhưng không có mã nào tăng vượt trội.

Nhóm chứng khoán cũng diễn biến tiêu cực với đa số các mã ở chiều giảm. VND, VIX, VCI giảm gần 2%. Nhiều mã nhỏ giảm mạnh như IVS -7,4%, PSI -4,9%, BMS -5,5%, AAS -4,6%, TCI -5,9%, VDS -3,7%, TVB -3,9%...

Ở các nhóm ngành khác, nhiều cổ phiếu vẫn chịu áp lực điều chỉnh lớn như GEX -3,7%, DBC -4,7%, ASM -6,2%, SBT -5,4%, QNS -3,4%...

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.