Dòng tiền đang đổ vào nhóm cổ phiếu tăng trưởng tốt sau vụ việc tại FLC

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
17:51 - 02/04/2022
VN-Index (đồ thị tuần) tạo một nến xanh tăng điểm và vượt mốc 1.500 điểm. Nguồn: VCBS
VN-Index (đồ thị tuần) tạo một nến xanh tăng điểm và vượt mốc 1.500 điểm. Nguồn: VCBS
0:00 / 0:00
0:00
Trải qua một tuần biến động với nhiều tin tức tiêu cực nhưng VN-Index vẫn tăng gần 18 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền đã có sự điều chỉnh theo hướng an toàn và dài hạn hơn, trong đó nhóm cổ phiếu tăng trưởng tốt vẫn được kỳ vọng bứt phá trong những phiên tới.

VN -Index vừa trải qua một tuần giao dịch với khá nhiều các tin tức tiêu cực về việc bắt giữ Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, cũng như loạt lãnh đạo ngành chứng khoán bị xem xét kỷ luật. Tuy nhiên, trị trường lại bất ngờ phản ứng trái chiều, dòng tiền đổ vào nhóm vốn hoá lớn khiến chỉ số sàn HoSE tăng điểm mạnh.

VN-Index có tuần tăng điểm thứ ba liên tiếp với mức tăng 17,94 điểm, lên mốc 1.516,44. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HoSE gần 815 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 4,46% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 132 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 10,39% so với tuần giao dịch trước. Thanh khoản khớp lệnh tuy vẫn thấp hơn mức trung bình 20 tuần nhưng đã cho thấy là dòng tiền đang đổ vào thị trường mạnh hơn.

Cổ phiếu ngành công nghệ thông tin tăng mạnh nhất với mức +13,4% giá trị vốn hóa, nhờ sự xuất sắc của trụ cột trong nhóm là FPT +16%, CMG +13%... FPT liên tục bứt phá sau khi vượt vùng đỉnh cũ tháng 11/2021. Khối lượng giao dịch mã FPT cũng luôn ở mức cao (trên mức trung bình 20 phiên gần nhất) cho thấy dòng tiền đang hướng đến cổ phiếu này.

Cổ phiếu FLC đã tiệm cận mức giá 111.000 đồng/cp. TradingView

Cổ phiếu FLC đã tiệm cận mức giá 111.000 đồng/cp. TradingView

Tiếp theo là nhóm dịch vụ tiêu dùng với mức tăng 3,3% giá trị vốn hóa, nhờ sự khởi sắc của các cổ phiếu ngành con bán lẻ như MWG +12,3%, DGW +3,9%... Trong đó, MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động có phiên cuối tuần tăng kịch trần lên đỉnh lịch sử 156.000 đồng/cp. Vốn hóa của doanh nghiệp cũng vươn lên 114.200 tỷ đồng, tương đương 5 tỷ USD. Chỉ tính riêng phiên thứ Sáu, vốn hóa của MWG đã tăng gần 7.500 tỷ đồng.

Nhóm hàng tiêu dùng cũng tăng khá tốt 3,2% nhờ sự xuất sắc của các cổ phiếu trụ cột như VNM +8,6%, SAB +5%...

Nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng tăng 2,1% và đóng góp khá tích cực vào mức tăng chung với VIB tăng mạnh nhất 7,6%, NVB tăng 7%. Nhiều bluechip cũng ở chiều tăng như VCB +0,4%, BID +2,1%, CTG +2,6%, VPB +5%, MBB +4,7%, ACB +2,1%, MBB +4,7%... Ở chiều ngược lại, cổ phiếu KLB của Kienlongbank giảm mạnh nhất (-5,3%), kết thúc chuỗi tăng nóng trước đó. Tính từ đầu năm 2022 tới nay, cổ phiếu này đã tăng tới gần 60%, cao nhất toàn ngành ngân hàng.

Bên cạnh đó, mã STB cũng phải chịu nhiều áp lực, điều chỉnh giảm 4,3%, sau những thông tin liên quan tới nhóm cổ phiếu FLC. Hiện tại, Sacombank đang là chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn FLC với tổng dư nợ ngắn hạn lẫn dài hạn là hơn 1.840 tỷ đồng.

Trong khi các nhóm ngành trên tưng bừng thì các nhóm hàng hoá, vật liệu tăng trong thời gian trước lại quay đầu giảm. Giá dầu điều chỉnh khiến cổ phiếu dầu khí mất 2,4% giá trị vốn hóa trong tuần qua: BSR (2,6%, OIL -7,5%, PVD -5,5%, PVB -7,6%, PVC -4,8%, PVS -2,6%... Ngành nguyên vật liệu giảm 1,5%, với các cổ phiếu thép HPG -1,5%, HSG -5,5%, NKG -3,9%... và các cổ phiếu hóa chất DPM -5,1%, DCM -5,4%...

Nhóm cổ phiếu gây chú ý tuần qua chính là “họ FLC”. Nhóm này đã có nhiều phiên nằm sàn sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán". Mặc dù được các nhà đầu tư đổ vào mua cao đột biến trong phiên cuối tuần 1/4, nhưng các mã đều đã bị bốc hơi giá trị mạnh. Trong đó, ROS là mã giảm mạnh nhất tuần; lùi về mức 6.920 đồng/cp, giảm gần 27%. FLC giảm 25,6%, về giá 10.850 đồng/cp; KLF giảm 22,5%, về giá 5.500 đồng/cp; HAI giảm gần 20%, về giá 5.440 đồng/cp; AMD cũng giảm gần 20%, về giá 5.730 đồng/cp.

Top cổ phiếu tăng giá và giảm giá trong tuần qua. Nguồn: MBS

Top cổ phiếu tăng giá và giảm giá trong tuần qua. Nguồn: MBS

Ưu tiên nhóm cổ phiếu tăng trưởng tốt

Theo Chứng khoán SHS, thị trường tăng điểm trong tuần thứ ba liên tiếp với mức thanh khoản được cải thiện khá tốt cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang được cải thiện. Sắp tới sẽ có nhiều thông tin hỗ trợ như kết quả kinh doanh quý 1/2022, kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp được công bố trong kỳ họp đại hội cổ đông thường niên, gói hỗ trợ kinh tế trị giá 340.000 tỷ đồng được thúc đẩy giải ngân...

Vì vậy, SHS kỳ vọng các chỉ số sẽ tiếp tục hướng tới những mức cao mới. Trong tuần giao dịch tới (4/4-8/4), VN-Index có thể đến vùng kháng cự tiếp theo trong khoảng 1.530-1.550 điểm. Các nhà đầu tư đã tiến hành mua vào khi thị trường test vùng hỗ trợ 1.425-1.450 điểm trong phiên 14/3 và 15/3 có thể nắm giữ danh mục hiện tại, đồng thời cân nhắc chốt lời nếu thị trường tiến tới vùng kháng cự mạnh kể trên.

MBS (Chứng khoán MB) đánh giá, yếu tố tác động bên trong và bên ngoài đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Do vậy, nếu có rung lắc hay điều chỉnh thì đó là cơ hội để cơ cấu danh mục, các nhóm cổ phiếu được tăng trưởng tốt sẽ là sự lựa chọn của dòng tiền.

Các chuyên gia của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) thì dự báo trong phiên giao dịch tới, thị trường có thể sẽ duy trì quán tính tăng điểm trong phiên sáng, trong đó VNSmallcap và HNX-Index sẽ kiểm định kháng cự MA10 ngày còn VN-Index sẽ kiểm định kháng cự đỉnh lịch sử tại 1530-1535 điểm. Ngưỡng kháng cự này có thể thúc đẩy lực bán chốt lãi ở vùng giá cao, tạo nên sự giằng co và rung lắc cho các chỉ số.

Tuy nhiên, nếu VN-Index có thể trụ vững trên mốc 1.515 điểm sau nhịp củng cố trên, chỉ số sẽ có cơ hội tăng điểm ở những phiên sau đó để lập đỉnh lịch sử mới tại khu vực 1.560 - 1.665 điểm. Ngược lại, nếu VN-Index đảo chiều đóng cửa dưới 1.515 điểm, chỉ số có thể sẽ cần kiểm định lại hỗ trợ MA5, MA10 đang nằm tại 1.500 điểm.

Còn theo VCBS (Chứng khoán Vietcombank), trong tuần qua, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đóng vai trò dẫn dắt đà đi lên của chỉ số, điển hình là nhóm VIC, VHM, VRE và nhóm ngân hàng. Tâm lý của nhà đầu tư nhìn chung đang ở trạng thái khá hưng phấn, thể hiện qua khối lượng giao dịch khớp lệnh trong phiên được cải thiện rõ rệt so với giai đoạn trước. Tuy nhiên nhìn dài hơn thì thị trường vẫn đang trong giai đoạn giằng co và không có xu hướng rõ ràng trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ.

Việc những chỉ báo kỹ thuật đang dần đi vào vùng quá mua có thể sẽ khiến cho áp lực chốt lời ngắn hạn trên thị trường gia tăng trong những phiên tới. Mặt khác, thống kê những năm trước trở lại đây cho thấy các chỉ số chứng khoán của Việt Nam thường ghi nhận diễn biến kém tích cực trong tháng 4 và giao dịch cũng không thực sự sôi động.

Trong giai đoạn trước mắt, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư chủ động giảm tỷ trọng cổ phiếu và tăng tỷ trọng tiền mặt trong danh mục, đồng thời tiếp tục theo dõi những thông tin tiếp theo về kinh tế vĩ mô trong nước cũng như diễn biến từ đại hội cổ đông của các doanh nghiệp niêm yết, để lên kế hoạch tích lũy dần cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư trung - dài hạn.

Tin tức đáng chú ý

PMI tháng 3 về gần vùng 50 điểm, chi phí đầu vào tăng nhanh nhất 11 năm. IHS Markit vừa công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 3 đạt 51,7 điểm, thấp hơn mức 54,3 điểm của tháng trước. IHS Markit đánh giá, nhìn chung các điều kiện kinh doanh đang tốt lên dù mức độ cải thiện của sản xuất công nghiệp kỳ này thấp nhất trong chu kỳ tăng trưởng kéo dài 6 tháng gần đây.

Tin liên quan

Đọc tiếp