Hơn 200 gian hàng ngành dệt may tham gia HanoiTex và HanoiFabric 2023

Dệt May Việt nAM
17:39 - 26/10/2023
Hơn 200 gian hàng ngành dệt may tham gia HanoiTex và HanoiFabric 2023
0:00 / 0:00
0:00
Triển lãm là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước tìm kiếm các đối tác uy tín, tìm hiểu và lựa chọn các vật liệu, nguyên phụ liệu mới, phù hợp với định hướng phát triển và bắt kịp xu hướng của ngành dệt may toàn cầu.

Từ ngày 25/10 đến 27/10, tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội diễn ra Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết bị, Nguyên phụ liệu 2023 (HanoiTex & HanoiFabric 2023).

Tại triển lãm năm nay có sự góp mặt của trên 200 gian hàng đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan và Việt Nam.

Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2023 có sự góp mặt của 200 gian hàng đến từ nhiều quốc gia.

Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2023 có sự góp mặt của 200 gian hàng đến từ nhiều quốc gia.

Chia sẻ tại triển lãm, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, HanoiTex & HanoiFabric 2023 là nền tảng tốt nhất cho ngành dệt may để tìm nguồn cung ứng thiết bị, công nghệ tiên tiến và nguyên phụ liệu đa dạng, mở ra nhiều cơ hội gặp gỡ và hợp tác kinh doanh cả trong lẫn ngoài nước đến với các doanh nghiệp.

Theo đại diện Vinatex, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng sự đa dạng của các nguồn nguyên vật liệu trong nước còn hạn chế, làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành.

Ở góc độ quốc gia, để phát triển ngành dệt may bắt kịp nhu cầu cao của thế giới đòi hỏi ngành phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Để đáp ứng và tháo gỡ được điểm nghẽn này, cần tập trung phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước nhưng quan trọng là phải theo xu thế xanh và tuần hoàn, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về xác định nguồn gốc xuất xứ, cũng như các sắc thuế bổ sung có thể áp dụng trong thời gian tới như ERP, CBAM.

Hiện nay, năng lực sản xuất vải nội địa chỉ mới đáp ứng được 36% nhu cầu, thị phần vải nhập khẩu đang chiếm đến 64%. Như vậy, bên cạnh câu chuyện chuyển đổi số, Việt Nam cần có một chiến lược bài bản để đa dạng hóa nguồn cung nhằm đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng dệt may bền vững, ông Lê Tiến Trường nhận định.

Gian hàng trưng bày các bộ phận máy thêu và máy hoàn chỉnh của công ty SinSim (Trung Quốc).

Gian hàng trưng bày các bộ phận máy thêu và máy hoàn chỉnh của công ty SinSim (Trung Quốc).

Nhận định về xu hướng ngành dệt may trên thế giới, bà Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, những xu hướng nổi bật là phát triển bền vững, sản xuất và tiêu dùng thông minh, có trách nhiệm, các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, tái cấu trúc theo hướng tăng khả năng dự báo, ứng phó với khủng hoảng,... sẽ tác động đến môi trường kinh doanh và cạnh tranh của ngành dệt may.

Từ đó đặt ra yêu cầu và sàng lọc các nhà sản xuất, nhà cung ứng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng để giữ được thị phần tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,... để tạo ra doanh thu mới và nâng cao uy tín thương hiệu.

Bà Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) tại Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết bị, Nguyên phụ liệu 2023.

Bà Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) tại Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết bị, Nguyên phụ liệu 2023.

Về xu hướng sản xuất và tiêu dùng thông minh, theo bà Linh, cần thúc đẩy phân khúc ứng dụng kỹ thuật trên thị trường dệt may như sử dụng sợi quang, kim loại và các loại polyme dẫn điện khác nhau để tương tác với môi trường. Giúp phát hiện và phản ứng với các kích thích vật lý khác nhau như các nguồn cơ học, nhiệt, hoặc hoá học và điện.

Đối với xu hướng phát triển bền vững, đại diện Bộ Công thương chia sẻ, thay vì tận dụng tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ, xu hướng phát triển bền vững đang buộc các công ty lớn phải tập trung vào việc tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và đầu tư vào các hoạt động sản xuất hướng tới xuất khẩu bền vững.

Bà Linh lấy ví dụ, hiện Công ty TNHH Dupont Việt Nam đang sử dụng lông thú giả được làm từ thực vật có chất liệu giống y như lông thú thật dành cho các sản phẩm thời trang cao cấp hay trên các sàn diễn. Hay Công Ty Tnhh Eastman đang sử dụng thảm bỏ đi để làm vật liệu dệt may mới.

Gian hàng trưng bày sản phẩm làm từ lông thú giả thu hút nhiều sự chú ý của khách tham quan.

Gian hàng trưng bày sản phẩm làm từ lông thú giả thu hút nhiều sự chú ý của khách tham quan.

Chia sẻ về một số lưu ý đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham dự triển lãm, bà Bảo Linh cho rằng, các doanh nghiệp cần theo kịp những thay đổi mới để có thể tiếp cận gần hơn đến với nhiều tệp khách hàng.

Trong đó cần chuẩn bị sẵn sàng để tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi nhẹ của các đơn hàng; đa dạng hoá các nguồn cung và có những thay đổi kịp thời theo các chính sách mới.

Ngoài ra, việc tìm nguồn cung ứng bền vững là mục tiêu quan trọng trong chương trình nghị sự dài hạn, cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp đều tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn cho người lao động.

Vì vậy, Triển lãm HanoitexHanoiFabric 2023 sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm kiếm các đối tác uy tín, tìm hiểu và lựa chọn các vật liệu, nguyên phụ liệu mới, phù hợp với định hướng phát triển, đồng thời cũng bắt kịp xu hướng của ngành dệt may toàn cầu, đặc biệt đáp ứng các quy định về minh bạch nguồn gốc xuất xứ và xanh hóa nguồn nguyên liệu.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Nguyên liệu tái chế được sử dụng để sản xuất các loại vải phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.

Nguyên liệu tái chế được sử dụng để sản xuất các loại vải phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.

Trang thiết bị máy móc, nguyên phụ liệu của doanh nghiệp nước ngoài.

Trang thiết bị máy móc, nguyên phụ liệu của doanh nghiệp nước ngoài.

Chia sẻ với Mekong ASEAN, đại diện Công ty TNHH Sợi Đà Lạt cho biết, doanh nghiệp này sản xuất khoảng 3.000 tấn sợi hàng năm. Trong đó có 5 loại sợi khác nhau bao gồm sợi dành cho dệt thoi, sợi dệt kim phẳng, sợi dệt kim tròn, sợi dệt bít tất và sợi kỹ thuật cho đồ bảo hộ lao động hay đồng phục doanh nghiệp.

Chia sẻ với Mekong ASEAN, đại diện Công ty TNHH Sợi Đà Lạt cho biết, doanh nghiệp này sản xuất khoảng 3.000 tấn sợi hàng năm. Trong đó có 5 loại sợi khác nhau bao gồm sợi dành cho dệt thoi, sợi dệt kim phẳng, sợi dệt kim tròn, sợi dệt bít tất và sợi kỹ thuật cho đồ bảo hộ lao động hay đồng phục doanh nghiệp.

Công ty TNHH Máy Nhuộm Heng Yu Sheng (Việt Nam) với các sản phẩm như khoá tự động nhập khẩu Đài Loan (Trung Quốc), van an toàn, phốt trục hoặc phốt cơ khí và các thiết bị nhuộm khác.

Công ty TNHH Máy Nhuộm Heng Yu Sheng (Việt Nam) với các sản phẩm như khoá tự động nhập khẩu Đài Loan (Trung Quốc), van an toàn, phốt trục hoặc phốt cơ khí và các thiết bị nhuộm khác.

Một số gian hàng của các doanh nghiệp nước ngoài có mặt tại triển lãm.

Một số gian hàng của các doanh nghiệp nước ngoài có mặt tại triển lãm.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Giá thực phẩm thế giới giảm tháng thứ 7 liên tiếp

Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực thực phẩm thế giới tiếp tục giảm trong tháng 2/2024, tháng thứ bảy liên tiếp duy trì xu thế đi xuống. Trong đó, tất cả các loại ngũ cốc thiết yếu đều giảm, bất chấp giá đường và thịt tăng.
Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Ngành kinh doanh ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam đã trải qua năm 2023 vô cùng khó khăn, được giới chuyên gia nhận định là “kỳ kiểm tra” tiếp theo sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuối năm các tín hiệu tích cực đã xuất hiện báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ.