Indonesia vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam năm 2024

Năm 2024 Indonesia dự báo sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam trong bối cảnh nước này thiếu hụt nguồn cung từ sản xuất trong nước.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Sáng 29/2, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức chương trình “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài” tháng 2/2024 với chủ đề “Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo và định hướng công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường gạo năm 2024”.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Nguyễn Ngọc Nam nhận định, trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xung đột chính trị, việc Ấn Độ dừng xuất khẩu gạo đột ngột… đã tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023. Trong đó, hầu hết các nước xuất khẩu gạo lớn đều tập trung đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia, áp lực lạm phát… đã góp phần đẩy giá gạo thế giới tăng cao trong năm qua.

Năm 2023, Việt Nam xác kỷ lục mới về xuất khẩu gạo (kể từ năm 1989 đến nay) với 8,13 triệu tấn gạo và 4,67 tỷ USD (số liệu từ Tổng cục Hải quan). Châu Á tiếp tục là thị trường chính với các nước nổi bật như Philippines, Indonesia, Trung Quốc; kế đến là châu Phi…

Về chủng loại, ông Nam cho biết, nếu gạo thơm, gạo chất lượng cao chiếm trên 75% tổng lượng gạo xuất khẩu. “Điều này cho thấy những năm qua, cơ cấu chủng loại gạo của Việt Nam và các thị trường có sự thay đổi theo hướng bền vững, chất lượng ngày càng được nâng lên và đáp ứng yêu cầu thị trường”, ông Nam chia sẻ tại Hội nghị.

Bước sang năm 2024, ông Nam cho rằng, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, bao gồm vấn đề thời tiết, động thái từ Ấn Độ... Tại các thị trường, Philippines tiếp tục là thị trường chính, châu Phi tương đối ổn định. Đáng chú ý, năm 2024, Indonesia tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn tiếp theo của Việt Nam.

Nhu cầu gạo dự trữ lớn từ phía Indonesia, giá gạo bán lẻ hiện lên tới 1,16 USD/kg

Chia sẻ rõ hơn tình hình thị trường, theo ông Phạm Thế Cường – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, trong 5 năm qua (từ năm 2018 đến nay), số lượng gạo sản xuất của Indonesia tương đối ổn định với mức 31 triệu tấn gạo/năm, trong 40 năm qua sản lượng sản xuất chưa bao giờ tăng 10%/năm với năng suất lúa hiện tại đạt 4,2 tạ/ha. Trong khi đó, mức tiêu dùng của quốc gia này lại ở khoảng 30 triệu tấn.

“Trước tình trạng sản xuất và tiêu thụ gạo của Indonesia, điều này đang cho thấy vấn đề đảm bảo an ninh lương thực một cách bền vững cho hơn 275 triệu dân với mức tăng trưởng dân số khoảng 1,17%/năm của chính phủ Indonesia vẫn là một thách thức lớn. Đây cũng tiếp tục là cơ hội cho gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này”, ông Cường nhận định.

Năm 2023, Bộ Nông nghiệp Indonesia đã đề ra mục tiêu sản xuất 54,5 triệu tấn thóc, tương đương 32,07 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thiên tai, canh tác thu hẹp nên năm qua nước này chỉ đạt 30,9 triệu tấn gạo trong khi nhu cầu tiêu thụ lên tới 30,62 triệu tấn gạo, do đó Indonesia gần như không có gạo để dự trữ.

Do ảnh hưởng bởi thời tiết, nguồn gạo sản xuất trong nước của Indonesia đang rơi vào tình trạng thiếu hụt. Ảnh minh họa.
Do ảnh hưởng bởi thời tiết, nguồn gạo sản xuất trong nước của Indonesia đang rơi vào tình trạng thiếu hụt. Ảnh minh họa.

Sản xuất trong nước thiếu hụt đã khiến Indonesia sau 3 năm không nhập khẩu gạo dự trữ đã ra quyết định nhập khẩu gạo dự trữ quốc gia với tổng hạn ngạch năm 2023 là 3,5 triệu tấn. Trong khi đó mức nhập khẩu gạo trung bình giai đoạn 2019 – 2022 của quốc gia này là 409.000 tấn/năm. Dù vậy, tính đến ngày 31/12/2023, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia mới chỉ thực hiện mua vào gần 2,7 triệu tấn gạo, lượng gạo còn lại phải thực hiện nhập khẩu trong đầu năm 2024.

Ông Cường cho biết, ngày 26/2 vừa qua, theo Bộ trưởng Thương mại Indoneisa, tổng lượng gạo nhập khẩu dự kiến của quốc gia này đã được quyết định là 3,6 triệu tấn, tăng 1,6 triệu tấn so với dự kiến ban đầu. Điều này xuất phát từ việc gieo cấy vụ canh tác chính trong năm của Indonesia bị chậm do thiếu nước (ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino diễn ra trong năm 2023). Do đó, theo dự kiến, vụ lúa này sẽ thu hoạch vào tháng 5 và 6 (định kỳ hàng năm sẽ vào tháng 3 và 4).

Trong hạn ngạch 3,6 triệu tấn gạo nhập khẩu, đã có 2 triệu tấn gạo được chính phủ Indonesia cấp phép, đáng chú ý có gần 400.000 tấn gạo đã được thực hiện nhập khẩu. Chính phủ Indonesia cũng sẽ căn cứ vào tình hình sản xuất gạo trong nước để quyết định thực hiện nhập khẩu đủ hạn ngạch lượng gạo trên hay không.

Hiện tại, giá gạo bán lẻ trên thị trường tự do đối với gạo cao cấp tại Indonesia đã lên tới 18.000 Rupiah, tương đương 1,16 USD/kg (mức giá trần chính phủ Indonesia ấn định là 0,9 USD/kg). Theo ông Cường, hiện tượng giá gạo khan hiếm đã xuất hiện tại các siêu thị Indonesia. Tính đến tháng 2/2024, Indonesia đã phải trải qua 8 tháng thâm hụt gạo liên tiếp do sản xuất trong nước thiếu hụt. Trước tình trạng giá gạo tăng cao và thiếu hụt nguồn cung, Bộ trưởng Thương mại Indonesia đề nghị người dân chuyển qua mua gạo bình ổn giá của chính phủ để tránh tình trạng giá gạo tăng quá cao trên thị trường tự do.

Với tình hình thiếu hụt gạo và tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo diễn ra trong trung tuần tháng 3/2024 (tháng lễ kéo dài trong 1 tháng) sẽ khiến nhu cầu lương thực của quốc gia này tiếp tục tăng cao, ông Cường cho biết.

Thách thức và những lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Indonesia

Theo Tham tán thương mại Phạm Thế Cường, gạo Việt hiện đã có chỗ đứng tại Indonesia khi Việt Nam luôn là một trong 3 quốc gia cung cấp gạo nhập khẩu lớn nhất cho quốc gia này. Tuy nhiên, theo đánh giá của thương vụ, gạo Việt cũng phải đối mặt với nhiều thách thức tại thị trường này.

Cụ thể, Indonesia luôn chủ trương tự đảm bảo an ninh lương thực từ nguồn lúa gạo sản xuất trong nước. Do đó, quốc gia Đông Nam Á này duy trì chính sách nhập khẩu chặt chẽ đối với lúa gạo, khiến nhu cầu nhập khẩu có xu hướng giảm. Điều này thể hiện rõ trong giai đoạn 2019 – 2022, Cơ quan hậu cần quốc gia đã không nhập khẩu gạo dữ trữ, toàn bộ gạo dự trữ đến từ nguồn sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, chính phủ Indonesia cũng ngày càng chú trọng hình thành các vùng lúa gạo canh tác tập trung, đặc biệt thúc đẩy tăng tối thiểu 1 triệu ha trồng lúa, phát triển hệ thống thủy lợi, có chính sách hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp…

Đồng thời, sự cạnh tranh gay gắt giữa gạo Thái Lan và Việt Nam trong phân khúc chất lượng cao cũng là yếu tố thách thức đối với doanh nghiệp. Ông Cường cho biết, hiện sự nhận diện thương hiệu của gạo Việt Nam tại thị trường này chưa thực sự rõ nét, trong khi đó tại các siêu thị, gạo Thái Lan có thương hiệu dễ nhận biết với người tiêu dùng Indoneisa hơn.

Từ các yếu tố trên, để xuất khẩu gạo Việt sang Indonesia bền vững, ông Cường khuyến nghị, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng gạo, đa dạng hóa chủng loại, đảm bảo không vị phạm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Doanh nghiệp cần đảm bảo kiểm dịch, giao hàng đúng hạn và quan tâm đến việc phát triển thương hiệu, có chiến lược bài bản trong việc truyền thông…

Hợp tác quốc tế để tăng cường năng lực chống kháng thuốc tại Việt Nam

Hợp tác quốc tế để tăng cường năng lực chống kháng thuốc tại Việt Nam

Cục trưởng Thú y Nguyễn Văn Long cho rằng, nếu Việt Nam không thực hiện quyết liệt phòng, chống kháng thuốc từ bây giờ thì tương lai có thể sẽ phải chạy theo chữa bệnh liên quan đến kháng thuốc.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 56 thị trường chính, trong đó Thái Lan là thị trường lớn nhất trong khối ASEAN.
Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới

Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các tỉnh giáp Campuchia về việc tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn, protein động vật qua biên giới Việt Nam.
Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025

Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025

Năm 2025 ngành chăn nuôi có thể tiếp tục tăng trưởng cao nhờ nhu cầu và sản lượng đều tăng. Đây là dự báo được đưa ra tại báo cáo ngành chăn nuôi của ABS Research.
Nhiều sản phẩm OCOP tham gia Hội chợ Xuân Hà Nội 2025

Nhiều sản phẩm OCOP tham gia Hội chợ Xuân Hà Nội 2025

Từ ngày 9-16/1/2025, hội chợ Xuân Hà Nội 2025 được tổ chức tại tại quảng trường khu đô thị Royal City (Hà Nội) với quy mô hơn 200 gian hàng, nhằm tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa hàng Việt.
Xuất khẩu gỗ 2025: Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm sáng

Xuất khẩu gỗ 2025: Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm sáng

Một báo cáo do MBS vừa công bố nhận định, thị trường Mỹ sẽ tiếp tục là điểm sáng của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2025. Ngược lại, nhu cầu có thể sẽ suy giảm từ thị trường Trung Quốc và EU.
Nông nghiệp năm 2024: Sản xuất tăng trưởng đều cả 3 lĩnh vực

Nông nghiệp năm 2024: Sản xuất tăng trưởng đều cả 3 lĩnh vực

Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam kết thúc với sự tăng trưởng sản xuất tại cả ba lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Việt Nam mới chỉ có khoảng 10% cơ sở giết mổ động vật công nghiệp

Việt Nam mới chỉ có khoảng 10% cơ sở giết mổ động vật công nghiệp

Hiện nay Việt Nam chỉ có khoảng 10% cơ sở giết mổ động vật tập trung có quy mô công nghiệp, trong khi 90% còn lại thuộc về các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Sao Ta vượt 19% kế hoạch doanh số năm

Sao Ta vượt 19% kế hoạch doanh số năm

Kết thúc năm 2024, Sao Ta đạt hơn 250 triệu USD doanh số chung, vượt 19% kế hoạch năm.
6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kết quả kim ngạch kỷ lục giai đoạn 2013 – 2024.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến một cột mốc thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Mỹ khi kim ngạch lấy lại mốc tỷ USD sau hai năm suy giảm.
Phú Mỹ mang 'Xuân yêu thương, Tết sẻ chia' đến những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước

Phú Mỹ mang 'Xuân yêu thương, Tết sẻ chia' đến những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước

Tổng Công ty Phân bón & Hóa chất Dầu khí (PVFCCo, Phú Mỹ) vừa khởi động chương trình “Xuân yêu thương - Tết sẻ chia”, nhằm mang lại mùa xuân ấm áp cho những hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách trên khắp cả nước.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 sáng ngày 31/12.
Thủ tướng: 'Nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái'

Thủ tướng: 'Nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái'

Tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái gồm các ngành nghề khác để cùng phát triển.
Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".
Nông nghiệp về đích ngoạn mục, hướng tới tăng trưởng 4% năm 2025

Nông nghiệp về đích ngoạn mục, hướng tới tăng trưởng 4% năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thành công của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức. Sang năm 2025, ngành đặt mục tiêu tăng trưởng từ 3,5 - 4%, kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD.
Hải Dương thêm 11 sản phẩm đề nghị đánh giá, công nhận OCOP quốc gia

Hải Dương thêm 11 sản phẩm đề nghị đánh giá, công nhận OCOP quốc gia

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương sẽ báo cáo UBND tỉnh đề nghị đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm mới.
Hà Nội: Giá thịt lợn tăng nhẹ dịp cuối năm

Hà Nội: Giá thịt lợn tăng nhẹ dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế khiến giá lợn hơi tiến sát mốc 70.000 đồng/kg.
Hải Dương: Thành phố Chí Linh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 sao

Hải Dương: Thành phố Chí Linh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 sao

Năm nay, thành phố Chí Linh (Hải Dương) có 8 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đánh giá, phân hạng lần đầu.
Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hải Dương tổng kết 3 năm phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Hải Dương tổng kết 3 năm phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng 23/12, tại thành phố Hải Dương, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2024; tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024.
Một năm về đích của ngành thủy sản

Một năm về đích của ngành thủy sản

Những tháng đầu năm 2024, mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu được coi là thách thức lớn của ngành thủy sản trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Tuy nhiên, đến những ngày cuối năm, ngành thủy sản đã có thể tự tin về đích như mục tiêu đề ra.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Dự án AquaWatch được Cơ quan khoa học quốc gia Australia (CSIRO) khởi động tại Hải Phòng để thử nghiệm một hệ thống giám sát và dự báo chất lượng nước thế hệ mới cho ngành nuôi trồng thủy sản trong đất liền.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu cao su tại các thị trường khu vực ASEAN ghi nhận biến động trái chiều, trong khi cao su xuất khẩu của Thái Lan và Campuchia tăng trưởng thì Indonesia lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Theo VASEP, cá tra hiện là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông khi chiếm tỷ trọng 40% kim ngạch trong 11 tháng đầu năm 2024.
Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2024.
Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo

Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo

Tập đoàn Nhật Bản Sojitz vừa chính thức đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thịt bò mát Vinabeef với công suất 10.000 tấn/năm tại Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), thuộc tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao với tổng vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD.
Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Trải qua 11 tháng đầu năm 2024, hai thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 6,39 triệu tấn với 2,23 tỷ USD kim ngạch, tăng lần lượt 26% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Mỹ là ba thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia thu về hơn 573 triệu USD từ bán mủ và gỗ cao su, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xem thêm