Khối ngoại mua ròng phiên thứ ba liên tiếp, gom mạnh HPG

HPG QCG
16:04 - 29/12/2023
Giao dịch nhóm xây dựng và bất động sản.
Giao dịch nhóm xây dựng và bất động sản.
0:00 / 0:00
0:00
Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023, chỉ số VN-Index chỉ còn thiếu đôi chút nữa là chinh phục mốc 1.130 điểm. Cùng với việc khối ngoại mua ròng ba phiên liên tiếp, tín hiệu đang cho thấy sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới 2024.

VN-Index đóng cửa phiên 29/12 ở mốc 1.129,93 điểm, tăng 1 điểm so với kết phiên trước. HNX-Index giảm 0,3 điểm trong khi UPCoM cũng tăng nhẹ. Thanh khoản không có gì đột biến, tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt hơn 15.700 tỷ đồng, trong đó khối ngoại chiếm hơn 2.200 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 300 tỷ đồng trên sàn HoSE, đánh dấu phiên mua ròng thứ ba liên tiếp, sau chuỗi bán ròng ròng rã suốt 20 phiên. Mã được mua ròng mạnh nhất là HPG với 52 tỷ đồng, kế đến là GEX và KDH 35 tỷ đồng, HSG 34 tỷ đồng, KBC và VCB 30 tỷ đồng; STB, chứng chỉ quỹ FUEVFVND, CMG, PVD, BCM, VPB, PDR trên 20 tỷ đồng… Ngược lại, VNM bị bán ròng mạnh nhất hơn 60 tỷ đồng. GMD cũng bị bán ròng 48 tỷ đồng, GAS 39 tỷ đồng; HDB, VJC, SHB, NLG hơn 10 tỷ đồng…

Thị trường hôm nay giằng co nhưng có sự phân hóa rõ hơn. Trong rổ VN30, hai mã tăng vượt trội là GVR +4,4% và HDB +4,9%. Ngoài ra còn có VPB +2,1%, BID +1,6%, SAB +1,3%, STB +1,3%, SSB +1,1%... Ngược lại, VCB là điểm trừ lớn nhất khi giảm hơn 3%. VHM và VNM cũng giảm hơn 1%. Một số mã giảm nhẹ như FPT, BVH, GAS, MWG, SSI…

Các nhóm tăng vốn hóa hôm nay có bất động sản – xây dựng, thủy sản, bán lẻ, vật liệu xây dựng, nhựa – hóa chất. Trong đó, nhóm nhựa – hóa chất đạt hiệu suất tốt nhất nhờ sự bứt phá của GVR, cạnh đó là DGC +0,4%, DCM +1,7%, DPM +0,5%, PHR +0,6%...

Tại nhóm xây dựng và bất động sản, các mã tăng đáng kể là NVL +2,1%, DXG +1,6%, CII +3,4%, HUT +3,6%, KDH +2,5%, PC1 +3,6%. DIG, PDR, CEO, VCG, KBC, VIC, VPI, REE, BCM, CTD, HHV… tăng nhẹ. Đáng chú ý là BCR tăng gần 10% lên mức giá 10.200 đồng/cp, khớp lệnh 3,6 triệu đơn vị. Sau khi rơi mạnh từ vùng giá 13.000 đồng xuống 8.000 đồng, cổ phiếu của BCG Land đã phục hồi trong vài phiên gần đây.

Ở chiều giảm, ngoài VHM còn có NLG, VRE, TCH, NTL, FCN… tuy nhiên mức giảm chỉ dưới 1%. Giảm mạnh có QCG của Quốc Cường Gia Lai, “rơi” hơn 6,5% giá trị. Doanh nghiệp vừa nhận được quyết định của TAND TP HCM về việc hủy phán quyết của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) về tranh chấp giữa QCG và CTCP Đầu tư Sunny Island. Theo đó, doanh nghiệp chưa thể nhận lại phần đất dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển tại huyện Nhà Bè, TP HCM do đây là tài liệu chứng cứ trong vụ Vạn Thịnh Phát.

Các nhóm bị giảm vốn hóa gồm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, nông nghiệp, vận tải kho bãi… Nhóm nông nghiệp giảm mạnh nhất do HAG giảm 3,7%. Cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai chịu áp lực điều chỉnh sau khi về lại vùng đỉnh 15 tháng. Diễn biến trái ngược, HNG vẫn đạt mức tăng tốt +2,8%, khớp lệnh hơn 17 triệu đơn vị. Chỉ trong vòng nửa tháng qua, mã của HAGL Agrico đã tăng hơn 30%.

Nhóm ngân hàng giảm chủ yếu do tác động của VCB. NVB cũng giảm sâu gần 8%, PGB giảm 2,6%. Nhóm chứng khoán giảm nhẹ do SSI, BSI, CTS, FTS, MBS, TVB… Vẫn nhiều mã đóng cửa với sắc xanh, với TVC đạt hiệu suất tốt nhất +5%, TCI +3%, BMS +2,7%...

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.