Mô hình mới cho cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội: 'Lấy cư dân làm chủ thể'

Một mô hình mới về cải tạo chung cư cũ đang được đề xuất, trong đó cộng đồng dân cư sẽ đóng vai trò chủ thể, là trọng tâm của việc cải tạo, cùng kết nối với các doanh nghiệp bất động sản để thực hiện nguồn lực xã hội hóa.

Một góc của hộ dân còn sót lại tại tầng 5 khu nhà G6A Thành Công do chưa thống nhất được tiếng nói chung về phần đền bù và chính sách sau khi quay lại tái định cư. Ảnh: Quách Sơn/MKA.
Một góc của hộ dân còn sót lại tại tầng 5 khu nhà G6A Thành Công do chưa thống nhất được tiếng nói chung về phần đền bù và chính sách sau khi quay lại tái định cư. Ảnh: Quách Sơn/MKA.

Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 1.579 chung cư cũ được xây dựng từ những năm 1960 - 1990, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành với nhiều chung cư đã hết niên hạn sử dụng. Gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập, đơn lẻ, quy mô từ 2 - 6 tầng.

Từ năm 1999 đến nay, Hà Nội mới chỉ cải tạo, xây dựng lại được 19 chung cư cũ (đạt khoảng 1,2%). Do hết niên hạn sử dụng, cấu kiện xây dựng bị lún, nứt, nghiêng, cộng với việc hộ dân tự cơi nới, sửa chữa nên nhiều chung cư cũ bị hư hỏng nặng, nguy hiểm, cần phải di dời, phá dỡ trong thời gian nhất định để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Ngày 15/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, thay thế nghị định cũ ban hành năm 2015; Ngày 18/12/2021, UBND TP. Hà Nội ra Quyết định số 5289/QĐ-UBND về "Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội", song, tiến độ thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ hiện còn rất chậm.

Đề xuất mô hình cộng đồng hộ dân chủ động liên kết cải tạo chung cư cũ

Phân tích về một trong nguyên nhân của việc chậm tiến độ, tại hội thảo Triển khai giải pháp công nghệ mô hình Cộng đồng hộ dân tổ chức liên kết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, ngày 25/8, TS. Phạm Đình Tuyển, Giảng viên Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Đại học Xây dựng) cho biết, tại Hà Nội, các khu chung cư cũ đều nằm tại khu vực trung tâm thành phố, có vị trí đắc địa về bất động sản.

Hiện tại, mô hình xã hội hóa đầu tư được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, thực hiện theo mong muốn của doanh nghiệp. Khi dự án đi vào hoạt động, cộng đồng hộ dân chủ sở hữu nhà chung cư cũ không còn tồn tại.

Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới đang chọn xây dựng lại chung cư cũ theo hình thức xã hội hóa đầu tư với mô hình "Cộng đồng hộ dân chủ động tổ chức liên kết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ - ngôi nhà của chính họ".

Biển cảnh báo nguy hiểm ở các khu chung cư cũ. Ảnh: Quách Sơn/MKA.
Biển cảnh báo nguy hiểm ở các khu chung cư cũ. Ảnh: Quách Sơn/MKA.

Ở Việt Nam, mô hình này là đề tài do nghiên cứu cấp Bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo; mã số: B2022 - XDA - 08; thời gian thực hiện 2022 – 2023. Đề tài có sự tham gia của nghiên cứu và cam kết triển khai thực hiện của CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Đại học Xây dựng (NUCETECH).

Đây là mô hình xã hội hóa được dẫn dắt bởi cộng đồng chủ sở hữu nhà chung cư, thực hiện theo mong muốn của cộng đồng dân cư, hướng tới công bằng hơn về quyền lợi và giữ được cộng đồng hộ dân cũ. Đây cũng là mô hình thu hút được nhiều người, nhiều tổ chức hơn cùng tham gia thực hiện.

Theo TS Tuyển - trưởng nhóm nghiên cứu đề tài, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ không chỉ là quá trình chuyển đổi, thay thế một khu chung cư, nhà chung cư xuống cấp nguy hiểm; không chỉ là dự án chất lượng sống, sinh kế và cộng đồng hay kinh doanh bất động sản mà còn là một dự án phát triển của TP Hà Nội nhằm phát triển và xây dựng đô thị trong tương lai.

Ảnh tác giả

Mô hình này sẽ mở ra một cơ hội mới về một nơi ở khang trang, giữ được hoạt động sinh kế, văn hóa cộng đồng, cũng như một tài sản có giá trị vượt trội tại khu vực trung tâm thành phố. Vì vậy có thể huy động các hộ dân chủ động và cùng gắng sức cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ với tinh thần ''khó vạn lần dân liệu cũng xong'.

TS. Phạm Đình Tuyển, Giảng viên Đại học Xây dựng

Chia sẻ từ thực tế, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đặt ra câu hỏi: Tại sao di dân phố cổ không thực hiện được? Tại sao giãn dân ở một số nơi không làm được?

Lý do ông Nghiêm đưa ra là vì không tạo dựng được sinh kế cho người dân nên đều thất bại. “Nếu yêu cầu họ di chuyển từ các chung cư phố cổ sang vị trí khác mà không tính đến sinh kế thì họ làm gì để sống, vậy họ ở lại ngồi bán hàng vỉa hè phố hàng Đào còn hơn”, ông Nghiêm chỉ ra vấn đề.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cũng chỉ ra một số dự án cải tạo khu chung cư cũ thành công ở khu vực Giảng Võ, Văn Chương khi huy động được vai trò của người dân, để họ được tự chọn chủ đầu tư, tự quyết định phương thức tiến hành.

Ảnh tác giả

Như vậy có thể thấy rằng, khi người dân đồng lòng tham gia, tự quyết định ngôi nhà của mình, giữ được văn hóa cộng đồng bao đời nay thì tỷ lệ thành công cao của quá trình cải tạo sẽ cao.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam

"Mô hình cộng đồng hộ dân chủ động tổ chức liên kết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ rất thiết thực và cần thiết phải gấp rút thực hiện, tuy nhiên cần vạch ra lộ trình cụ thể. Khi tiến hành đừng chỉ tính số liệu thực hiện được bao nhiêu mà phải tính đến di sản văn hóa, diện mạo Thủ đô”, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Lời giải mới cho bài toán cũ

Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, trong phát triển đô thị, mô hình được dẫn dắt bởi cộng đồng ngày càng chiếm ưu thế, TS. Phùng Đình Tuyển chỉ ra các cấu thành tham gia của mô hình Cộng đồng hộ dân chủ động tổ chức liên kết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Trong đó, quy định rõ, các hộ dân - chủ sở hữu chung cư cũ sẽ chủ động về nguồn vốn cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; liên kết với các tổ chức có liên quan để đầu tư xây dựng lại chính ngôi nhà đang xuống cấp và nguy hiểm của họ, thay vì thụ động chờ đạt được các thỏa thuận với lợi ích hạn chế được đưa ra bởi nhà đầu tư kinh doanh bất động sản đến từ bên ngoài.

Sau khi kết thúc dự án, nhà chung cư vẫn tiếp tục thuộc cộng đồng hộ dân cũ. Mô hình này khuyến khích các chủ sở hữu căn hộ chung cư cùng góp vốn để đầu tư xây dựng ngôi nhà chung của chính họ và được hưởng quyền lợi từ chính việc đó; tạo sự chủ động và nhiệt tình tham gia vào quá trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ và tạo sự thu hút các nguồn lực khác trong xã hội cùng tham gia thực hiện.

Nhiều dãy nhà chung cư cũ 60 Thổ Quan đã xuống cấp với mức độ nguy hiểm được Sở Xây dựng Hà Nội xác định ở cấp B và C. Ảnh: TTXVN.
Nhiều dãy nhà chung cư cũ 60 Thổ Quan đã xuống cấp với mức độ nguy hiểm được Sở Xây dựng Hà Nội xác định ở cấp B và C. Ảnh: TTXVN.

Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong mô hình này, trên cơ sở tính toán các lợi ích sau khi có các thông tin về quy hoạch chi tiết chung cư cũ được phê duyệt, quyết định đầu tư vốn hoặc góp vốn với chủ sở hữu nhà chung cư. Tỷ lệ đầu tư vốn do cộng đồng hộ dân quyết định.

Chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thỏa thuận về đơn vị làm chủ đầu tư. Khi dự án mang lại lợi nhuận lớn và rõ ràng, cộng đồng hộ dân đồng lòng góp vốn đầu tư xây dựng lại ngôi nhà của họ. Họ sẽ được hưởng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong mô hình này, nhà đầu tư là doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp xã hội.

Một thành phần không thể thiếu trong mô hình cải tạo chung cư cũ là Ban đại diện cộng đồng hộ dân, đóng vai trò quyết định kết nối với các tổ chức có liên quan, điều hành, giám sát việc triển khai dự án, cũng như có trách nhiệm là trọng tài phân chia quyền lợi có được từ kinh doanh bất động sản cho các hộ dân tham gia góp vốn.

Lời giải mới của bài toán cải tạo chung cư cũng làm xuất hiện thêm các tổ chức khác tham gia ngoài Ban đại diện cộng đồng hộ dân và nhà đầu tư, gồm: ngân hàng, quỹ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát của cộng đồng hộ dân. Toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng có được từ sự đóng góp của các sở hữu nhà chung cư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được chuyển vào Ngân hàng hoặc Quỹ đầu tư phát triển.

"Từ cách làm này có thể kế thừa văn hóa cộng đồng đã hình thành từ trước và góp phần đổi mới, nâng cao năng lực quản trị và cải thiện cơ chế quản lý dài hạn của cộng đồng. Đồng thời, xem xét cân bằng giữa xây dựng lại và bảo tồn những nét kiến trúc văn hóa đặc trưng, đặc biệt là các chung cư đơn lẻ tại quận nội đô lịch sử như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng”, TS. Phạm Đình Tuyển chỉ ra.

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

Mekong ASEAN: Để thực hiện dự án cải tạo chung cư cũ, việc huy động sự tham gia của các hộ dân có thể thực hiện như thế nào khi người dân là những người vốn không dư dả về tài chính, thưa ông?

TS. Phạm Đình Tuyển: Một vấn đề có thể thấy rõ rằng lợi ích kinh tế người dân thu được sẽ rất lớn khi họ cải tạo thành công ngôi nhà của chính mình. Vậy tại sao họ không vay vốn để thực hiện, khác so với trước kia là mọi quyền quyết định thuộc về hết chủ đầu tư.

Người dân hoàn toàn có quyết tâm để đón nhận cơ hội thay đổi ngôi nhà của mình trở nên khang trang hơn và những giá trị tăng lên kèm theo đó. Vấn đề ở đây là làm sao tuyên truyền để người dân hiểu và sẵn sàng đón nhận mô hình này vì tôi tin chắc rằng không ai muốn “mời ông hàng xóm sửa nhà cho mình cả”.

Để tạo thuận lợi cho người dân tham gia mô hình này cần có các chính sách khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ họ được vay vốn với định giá tài sản thế chấp phù hợp.

Mekong ASEAN: Ông có cho rằng so với mô hình trước đây, theo mô hình mới thì các chủ đầu tư có thể sẽ bị giảm đi lợi nhuận trong các dự án?

TS. Phạm Đình Tuyển: Hiện nay, các chủ đầu tư đang gặp những khó khăn trong đàm phán với người dân, nhất là về vấn đề đền bù khiến dự bị kéo dài dai dẳng về thời gian.

Nhưng với mô hình này, chủ đầu tư có thể trao đổi đàm phán với người dân theo hướng 2 bên cùng đóng góp và phân chia lợi nhuận sau khi thực hiện dự án, tạo ra sự đồng thuận cùng đứng về một phía thì sẽ dễ dàng thực hiện hơn nhiều so với trước đây.

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là đường sắt lưỡng dụng

Theo Thủ tướng Chính phủ, Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng toàn tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam với vận tốc thiết kế 350 km/h; là đường sắt lưỡng dụng, vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ quốc phòng, an ninh.
Hà Nội thông xe 2 tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu

Hà Nội thông xe 2 tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu

Sáng 4/10, hai tuyến đường Âu Cơ và Xuân Diệu (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) chính thức được thông xe sau khi cải tạo, mở rộng. Hai công trình cũng được gắn biển chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hà Nội: 70% căn hộ bán được trong 9 tháng đầu năm có giá trên 4 tỷ đồng

Hà Nội: 70% căn hộ bán được trong 9 tháng đầu năm có giá trên 4 tỷ đồng

Theo Savills Việt Nam, trong tổng số các căn hộ bán được tại thị trường Hà Nội từ đầu năm đến nay, căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70%, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020; 29% còn lại là các căn hộ từ 2 đến 4 tỷ đồng; đặc biệt căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng chỉ chiếm 1% .
Vị trí 26 nhà ga được đề xuất trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Vị trí 26 nhà ga được đề xuất trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đề xuất với chiều dài 1.541 km, đi qua 20 tỉnh thành và khi hoàn thiện sẽ mang lại sự kết nối thuận tiện từ Hà Nội đến TP HCM.
Đề xuất giảm vốn đầu tư đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

Đề xuất giảm vốn đầu tư đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

Sau khi TP Hà Nội rà soát, cân đối và thống nhất với hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, tổng mức đầu tư của dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô sẽ giảm khoảng 2.129 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư ban đầu.
Hà Nội: Xây dựng đô thị thông minh trong môi trường số

Hà Nội: Xây dựng đô thị thông minh trong môi trường số

Giữa bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hướng của cách mạng công nghiệp mới, Hà Nội xác định rằng việc xây dựng một đô thị thông minh là yêu cầu tất yếu và cấp thiết.
Khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường nối 3 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh

Khởi công cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường nối 3 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh

Sáng 2/10, UBND tỉnh Bến Tre đã khởi công dự án cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.
TP Thủ Đức: Thông xe cầu Nam Lý bắc qua sông Rạch Chiếc

TP Thủ Đức: Thông xe cầu Nam Lý bắc qua sông Rạch Chiếc

Sáng 2/10, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM đã thông xe dự án cầu Nam Lý trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp bắc qua sông Rạch Chiếc, TP Thủ Đức.
Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Ngày 1/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương liên quan về triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
Hoàn thành xây dựng cầu Phong Châu mới chậm nhất trong năm 2025

Hoàn thành xây dựng cầu Phong Châu mới chậm nhất trong năm 2025

Văn phòng Chính phủ có văn bản ngày 30/9 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ cơ sở chọn tốc độ 350km/h

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ cơ sở chọn tốc độ 350km/h

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 441 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Chính thức thông xe cầu phao thay thế cầu Phong Châu, Phú Thọ

Chính thức thông xe cầu phao thay thế cầu Phong Châu, Phú Thọ

Từ 6h ngày 30/9, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), phục vụ nhu cầu đi lại trước mắt của người dân.
Khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình

Khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình

Sáng 29/9, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn qua tỉnh Hòa Bình với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Hải Dương: Khởi công nhà máy văn phòng phẩm Deli 6500 tỷ đồng

Hải Dương: Khởi công nhà máy văn phòng phẩm Deli 6500 tỷ đồng

Ngày 28/9, Tập đoàn Deli (Trung Quốc) đã khởi công xây dựng Nhà máy Deli Hải Dương tại khu công nghiệp Đại An mở rộng.
TP HCM tăng kinh phí dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm lên hơn 17.000 tỷ đồng

TP HCM tăng kinh phí dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm lên hơn 17.000 tỷ đồng

Tại kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP HCM sáng 27/9, các đại biểu nhất trí thông qua tờ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng Rạch Xuyên Tâm.
Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng khai trương chợ mới Phú Lộc

Hải Dương: Huyện Cẩm Giàng khai trương chợ mới Phú Lộc

Chợ mới Phú Lộc được đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tiểu thương đang bán hàng tại chợ Phú Lộc cũ và của người dân thôn Phú Lộc nói riêng, người dân trong và ngoài xã Cẩm Vũ (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) nói chung.
Khởi công dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng tại Đông Nam Bộ vào tháng 11/2024

Khởi công dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng tại Đông Nam Bộ vào tháng 11/2024

Sáng 26/9, trong chương trình công tác tại Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát thực địa, kiểm tra tiến độ triển khai dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.
Hơn 1.200 gian hàng tham gia triển lãm Vietbuild 2024 lần thứ 3 tại Hà Nội

Hơn 1.200 gian hàng tham gia triển lãm Vietbuild 2024 lần thứ 3 tại Hà Nội

Sáng 25/9, tại Hà Nội, lễ khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild 2024 lần thứ 3 với chủ đề “Trang trí nội ngoại thất – Kiến trúc – Bất động sản và Vật liệu xây dựng” được diễn ra tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia.
Bến Tre sắp khởi động dự án đường bộ ven biển kết nối 3 tỉnh ĐBSCL

Bến Tre sắp khởi động dự án đường bộ ven biển kết nối 3 tỉnh ĐBSCL

UBND tỉnh Bến Tre vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.
Quy hoạch tỉnh giúp Đồng Nai 'kết nối, hội nhập và cất cánh'

Quy hoạch tỉnh giúp Đồng Nai 'kết nối, hội nhập và cất cánh'

Đây là nhận định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai diễn ra ngày 24/9, tại TP Biên Hòa.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang lên 4 làn xe

Điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang lên 4 làn xe

Sáng 24/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, một số Bộ, ngành liên quan về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
Chủ tịch tỉnh Hải Dương kiểm tra một số dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh

Chủ tịch tỉnh Hải Dương kiểm tra một số dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh

Chiều 23/9, ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương kiểm tra thực tế tình hình triển khai một số dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
Duyệt gấp hơn 9 tỷ đồng phục vụ trục vớt cầu Phong Châu, Phú Thọ

Duyệt gấp hơn 9 tỷ đồng phục vụ trục vớt cầu Phong Châu, Phú Thọ

Cục Đường bộ Việt Nam vừa phê duyệt khoản kinh phí hơn 9 tỷ đồng để trục vớt cầu Phong Châu và các phương tiện gặp nạn trong vụ sập cầu.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 nối hai tỉnh Bình Dương - Đồng Nai

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 nối hai tỉnh Bình Dương - Đồng Nai

Sáng 23/9, UBND tỉnh Bình Dương khánh thành dự án xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2) nối liền xã Bạch Đằng, TP Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) với xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai).
Năm 2025 sẽ có cầu nối liền hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương

Năm 2025 sẽ có cầu nối liền hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương

Cầu Kênh Vàng sẽ là biểu tượng kết nối hành lang phát triển giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và nâng cao đời sống người dân hai tỉnh.
Thủ tướng: Nhà ở xã hội phải có hạ tầng đầy đủ như nhà ở thương mại

Thủ tướng: Nhà ở xã hội phải có hạ tầng đầy đủ như nhà ở thương mại

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, nhà ở xã hội cần có hạ tầng giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục, điều kiện vệ sinh môi trường đầy đủ cho người dân như nhà ở thương mại.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành Vành đai 4 qua Bắc Ninh cuối năm 2025

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành Vành đai 4 qua Bắc Ninh cuối năm 2025

Sáng 22/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua Bắc Ninh tại thị xã Thuận Thành.
Triển khai cao điểm '500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường cao tốc'

Triển khai cao điểm '500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường cao tốc'

Đợt thi đua "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc" vừa được phát động với 5 nội dung thi đua chính, thực hiện từ tháng 8, sơ kết vào tháng 12 và tổng kết vào cuối năm 2025.
Hà Nội sắp khánh thành Cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng

Hà Nội sắp khánh thành Cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành kế hoạch về việc khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội.
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho người dân Làng Nủ vào ngày 21/9

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho người dân Làng Nủ vào ngày 21/9

Việc xây dựng khu nhà tạm được bố trí trên nền nhà văn hóa cũ của thôn, với tổng diện tích đất mượn của bà con là 2.500 m2. Mỗi gian nhà ở đây có diện tích 36 m2.
IDICO được chấp thuận xây dựng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng

IDICO được chấp thuận xây dựng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ngày 17/9 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện ngày 16/9 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Hải Dương: Huyện Kim Thành nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển

Hải Dương: Huyện Kim Thành nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển

Trên địa bàn huyện Kim Thành (Hải Dương), trong thời gian qua, công tác đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm và đẩy mạnh, nhiều công trình được triển khai, thực hiện, từ đó đã tạo thêm động lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương.
Quảng Ngãi: Cầu Trà Khúc 2 thông xe trở lại sau hơn 2 tháng sửa chữa

Quảng Ngãi: Cầu Trà Khúc 2 thông xe trở lại sau hơn 2 tháng sửa chữa

Sau hơn 2 tháng sửa chữa, cầu Trà Khúc 2 (TP Quảng Ngãi) chính thức thông xe trở lại, các phương tiện lưu thông theo hai hướng Bắc - Nam đi qua cầu bình thường.
Vẫn còn 51 vị trí bị hạn chế giao thông trên các tuyến sông phía Bắc

Vẫn còn 51 vị trí bị hạn chế giao thông trên các tuyến sông phía Bắc

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa thông báo danh sách vị trí đang hạn chế giao thông đường thủy trên các tuyến sông khu vực phía Bắc, để đảm bảo an toàn công trình cầu vượt sông.
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp rộng 105ha

Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp rộng 105ha

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang.
Xem thêm