Nguyên nhân lạm phát tại Trung Quốc thấp hơn các nền kinh tế khác

Trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển khác đều gặp phải tình trạng lạm phát kỷ lục buộc các Ngân hàng Trung ương phải tăng lãi suất, chỉ số lạm phát của Trung Quốc lại ngược chiều và cho phép nước này nới lỏng chính sách tiền tệ.

Một khu phố mua sắm tại Thượng Hải, Trung Quốc trước đại dịch Covid-19. Ảnh: MSB
Một khu phố mua sắm tại Thượng Hải, Trung Quốc trước đại dịch Covid-19. Ảnh: MSB

Theo SCMP trong tháng 5 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Trung Quốc tăng 2,1% so với cùng kỳ một năm trước và hiện đang ở mức cao nhất trong 6 tháng. Điều này cũng giống với xu hướng chung giá dầu, nông sản và giá nhập khẩu nguyên liệu tăng trên toàn cầu.

CPI cốt lõi của Trung Quốc, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động, đã tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái và không ghi nhận bất kỳ sự thay đổi nào so với tháng 4. Tỷ lệ lạm phát trong 5 tháng đầu năm đã tăng 1,5%, thấp hơn nhiều so với mức tối đa cả năm của chính phủ là 3%.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) nhằm đo lường giá sản phẩm khi rời khỏi nhà máy thậm chí chỉ tăng 6,4% trong tháng 5 – tương đương với việc giảm so với mức đỉnh 13,5% vào tháng 10 năm ngoái.

Tuy nhiên tại các nền kinh tế phát triển khác của phương Tây như Mỹ và châu Âu, tỷ lệ lạm phát đã gia tăng lên mức kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Tại Mỹ, lạm phát đã lên mức cao nhất trong 40 năm là 8,6% trong khi con số này là 8,1% ở khu vực đồng tiền chung châu Âu. Hồi tháng 4 tại Anh, tỷ lệ lạm phát thậm chí còn đạt mức báo động 9%.

Xung đột ở Ukraine đã làm gián đoạn thị trường hàng hóa, năng lượng, phân bón và ngũ cốc toàn cầu. Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra cảnh báo rằng cuộc xung đột này hoàn toàn có thể gây ra cú sốc giá hàng hóa lớn nhất trong 5 thập kỷ.

Khác với các nền kinh tế phát triển khác như Mỹ và châu Âu, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc không bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng của thế giới. Ảnh: Getty Images
Khác với các nền kinh tế phát triển khác như Mỹ và châu Âu, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc không bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng của thế giới. Ảnh: Getty Images

Nguyên nhân cho tỷ lệ lạm phát thấp tại Trung Quốc

Theo các quan chức và chuyên gia Trung Quốc, nguyên nhân chính ở đây có thể tới từ sự khác biệt với các biện pháp kích thích của phương Tây, đặc biệt là các phương án như in tiền quy mô lớn để cứu các nền kinh tế đang bị đại dịch Covid-19 tàn phá. Trong khi bảng cân đối tài chính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng hơn gấp đôi trong 2 năm qua lên 8,9 nghìn tỷ USD, thì chính phủ Trung Quốc lại lựa chọn phương án kích thích thận trọng hơn và không nới lỏng quá mức.

Ngoài ra, một phần nguyên nhân cũng tới từ tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ tạo nên giỏ CPI của Trung Quốc. Cụ thể, Trung Quốc chú trọng nhiều hơn đến quần áo và thực phẩm - những thứ phù hợp với vị thế là một quốc gia có thu nhập trung bình cao. Trong khi đó, Mỹ lại chú trọng nhiều hơn đến nơi ở và giao thông – những yếu tố dễ bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng toàn cầu và điều kiện tiền tệ trong nước.

Hiện các nhà chức trách vẫn chưa tiết lộ tỷ trọng giỏ CPI của Trung Quốc. Tuy nhiên theo ông Huang Wentao, một nhà phân tích tại China Securities, ước tính tỷ trọng đối với thực phẩm của Trung Quốc là 18,4% so với 7,8% ở Mỹ. Đối với quần áo, tỷ trọng của Trung Quốc là 6,2% so với con số 2,8% của Mỹ. Tỷ trọng giá thuê nhà ở tại Trung Quốc chỉ chiếm 16,2% so với mức 32% của Mỹ trong khi giao thông vận tải là 10,1%, thấp hơn mức 15,1% ở Mỹ.

Thêm vào đó, nền kinh tế Mỹ dựa nhiều vào việc nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng trong khi năng lực công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc đồng nghĩa với việc nước này có nhiều dư địa hơn để đối phó với sự tăng giá của hàng hóa toàn cầu.

Giá sản xuất tăng không ảnh hưởng đến CPI của Trung Quốc

PPI và CPI có mối tương quan chặt chẽ với nhau do giá tiêu dùng sẽ dao động theo mức tăng hoặc giảm của giá nguyên vật liệu sản xuất. Tuy nhiên trong trường hợp của Trung Quốc, mối tương quan này đang suy yếu trong những năm gần đây.

PPI của Trung Quốc giảm 3,7% vào tháng 5/2020, nhưng đã tăng 13,6% vào tháng 10 năm ngoái trong khi giá tiêu dùng trong nước vẫn tương đối ổn định. Theo China Securities Co, chu kỳ gia súc của Trung Quốc khiến giá lương thực và giá sản phẩm công nghiệp có sự khác biệt.

Giá thịt lợn đóng một vai trò lớn trong chu kỳ lạm phát tiêu dùng với tỷ trọng ước tính trong giỏ CPI là 2,4%. Giá thịt lợn, loại thịt chủ yếu trên bàn ăn của người dân Trung Quốc, đã giảm 37% so với một năm trước đó trong 5 tháng đầu năm 2022.

Ngoài ra, các lý do khác có thể kể đến còn bao gồm sự sụt giảm của nhu cầu ở hạ nguồn và sự gia tăng trong cạnh tranh. Theo một số chuyên gia khác, nguyên nhân cho tỷ lệ lạm phát thấp của Trung Quốc còn tới từ nhu cầu nội địa sụt giảm do chính sách zero-Covid. Một minh chứng cho việc này là doanh số bán lẻ giảm 6,7% trong tháng 5 nhưng vẫn chậm hơn so với mức giảm mạnh 11,1% trong tháng 4 trước đó.

Thêm vào đó, do Trung Quốc là công xưởng của thế giới, chi phí sản xuất tăng cao sẽ bị hấp thụ phần lớn bởi các nhà sản xuất hoặc người mua nước ngoài chứ không phải thị trường nội địa.

Do Trung Quốc là công xưởng của thế giới, phần lớn các chi phí gia tăng trong sản xuất sẽ được hấp thụ bởi các nhà sản xuất và người mua nước ngoài chứ không phải thị trường nội địa. Ảnh: Xinhua
Do Trung Quốc là công xưởng của thế giới, phần lớn các chi phí gia tăng trong sản xuất sẽ được hấp thụ bởi các nhà sản xuất và người mua nước ngoài chứ không phải thị trường nội địa. Ảnh: Xinhua

Viễn cảnh kiểm soát lạm phát của Bắc Kinh

Tuy trên số liệu tình hình vẫn đang ổn định, thực tế lạm phát đã ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ hộ gia đình Trung Quốc trên GDP. Trong năm 2021, con số này đã tăng vọt lên 61,6% từ mức 17,9% của năm 2008, một phần do đại dịch. Ngoài ra, giá ngũ cốc trong 5 tháng đầu năm cũng tăng 2,2% so với một năm trước đó trong khi giá trứng tăng 6,8%, giá dầu ăn tăng 3,7% và giá rau tăng 8,7% theo dữ liệu chính thức của chính phủ.

Thêm vào đó, các hành vi tiêu dùng của người dân cũng có những điều chỉnh nhất định do lạm phát. Một ví dụ có thể kể đến là giá dầu thô quốc tế tăng 68% so với cùng kỳ năm trước đã buộc nhiều gia đình tại đây chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc xe điện.

Trước tình hình giá dầu thô và ngũ cốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, một số nhà phân tích lo lắng CPI của Trung Quốc có thể sẽ tăng theo, đặc biệt là khi WB ước tính giá dầu thô Brent và lúa mỳ có thể tăng 40% trong năm 2022.

Trước mắt, chính phủ Trung Quốc vẫn luôn duy trì mức cảnh giác cao về lạm phát do nó là một nhân tố gây bất ổn xã hội. Hồi tháng 4 vừa qua, thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc Yi Gang đã khẳng định mục tiêu chính của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả và việc làm. Đảm bảo nguồn cung cấp ngũ cốc và năng lượng trong nước cũng đồng thời là một nhiệm vụ quan trọng khác của chính phủ.

Theo China International Capital Corporation, lạm phát của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự tăng giá bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nhu cầu bên ngoài thấp hơn và đồng nhân dân tệ phục hồi. Báo cáo hôm 14/6 của tổ chức này nhận định đà tăng giá thịt lợn và sự phục hồi của nền kinh tế sẽ thúc đẩy giá tiêu dùng tăng lên nhưng tình hình nhìn chung vẫn tương đối ổn định. Trong phạm vi cả năm, tổ chức này dự đoán mức tăng giá sẽ là 2,1% - vẫn trong mục tiêu đề ra của chính phủ.

Hải Dương khai mạc tuần văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại tại Kiếp Bạc

Hải Dương khai mạc tuần văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại tại Kiếp Bạc

Tham gia Tuần văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 có gần 80 gian hàng quảng bá văn hóa, ẩm thực, sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, làng nghề đến từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An… và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Hải Dương.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ưu đãi

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ưu đãi

Ngày 18/9, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN và Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo về phương thức tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Quỹ phát triển DNNVV".
Doanh nghiệp Việt Nam lắp đặt điện gió tại Philippines

Doanh nghiệp Việt Nam lắp đặt điện gió tại Philippines

Ngày 12/9, IPC E&C Philippines Corp và Goldwind International Philippines, Inc đã ký kết thỏa thuận lắp đặt và cung cấp thiết bị cẩu cho tuabin dự án điện gió trên bờ Kalayaan 2, tại đảo Laguna, Philippines.
Hơn 60 cuộc giao thương thành công giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam

Hơn 60 cuộc giao thương thành công giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam

Nhóm 11 doanh nghiệp thuộc Đoàn doanh nghiệp khu thương mại tự do Hàn Quốc đã có những cuộc giao thương thành công với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, công nghệ, cơ khí,...
Tổng vốn hóa thị trường sàn giao dịch chứng khoán Campuchia đạt 2,73 tỷ USD

Tổng vốn hóa thị trường sàn giao dịch chứng khoán Campuchia đạt 2,73 tỷ USD

Theo báo cáo của Cơ quan quản lý giao dịch chứng khoán Campuchia (SERC), kết thúc quý 2/2024, tổng giá trị vốn hóa Sàn giao dịch chứng khoán Campuchia (CSX) đạt 2,73 tỷ USD.
Sơ mi rơ moóc của Thaco tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

Sơ mi rơ moóc của Thaco tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu

Sơ mi rơ moóc Thaco Trailers hiện là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Thaco Industries xuất sang Mỹ, Canada, Mexico, Nhật Bản, Australia…
Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Ngành thủy sản nỗ lực trở lại ‘đường đua’ 10 tỷ USD

Sở hữu những ưu thế nổi trội cùng tiềm lực phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu, ngành thủy sản năm 2024 được kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu 10 tỷ USD cũng như hướng đến các mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia HSBC tại báo cáo nghiên cứu về hành lang thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) với tiêu đề "Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam".
70 tỷ USD đang chờ được rót vốn vào bất động sản trên khắp Châu Á

70 tỷ USD đang chờ được rót vốn vào bất động sản trên khắp Châu Á

Việt Nam và các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương khác là nơi đến của khoảng 70 tỷ USD nguồn vốn nhắm vào các dự án bất động sản trong lúc các nhà đầu tư đang tìm thời điểm tối ưu để xuống tiền, theo Cushman & Wakefield.
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp Ấn Độ gia tăng đầu tư trong các lĩnh vực bán dẫn, khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh, dược phẩm, đặc biệt là vaccine, thuốc điều trị các bệnh nan y và năng lượng tái tạo,…
AIIB dành 5 tỷ USD lãi suất ưu đãi để hợp tác với Việt Nam

AIIB dành 5 tỷ USD lãi suất ưu đãi để hợp tác với Việt Nam

Chiều 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Kim Lập Quần, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Doanh nghiệp trà sữa Trung Quốc dần kiệt sức

Doanh nghiệp trà sữa Trung Quốc dần kiệt sức

Trước tình trạng cạnh tranh quá mức, các doanh nghiệp trong ngành trà sữa Trung Quốc đang đối mặt với dấu hiệu “bong bóng vỡ tan” và kiệt sức, theo một bài viết trên Bloomberg.
Đề nghị Campuchia hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh

Đề nghị Campuchia hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh

Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị phía Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Campuchia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung

Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của Samsung

Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của Samsung

Đây là thông tin được ông Lee Jae Yong, Chủ tịch tập đoàn Samsung chia sẻ tại cuộc gặp mặt với Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 2/7 tại Hàn Quốc.
Long An: Xúc tiến đầu tư, giao thương với tất cả các thị trường phù hợp

Long An: Xúc tiến đầu tư, giao thương với tất cả các thị trường phù hợp

Trong cuộc trao đổi với Mekong ASEAN, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Huỳnh Văn Sơn khẳng định tỉnh sẽ không ngừng mở rộng thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội theo hướng phát triển xuất, nhập khẩu bền vững.
Standard Chartered: Việt Nam đạt mức tăng trưởng 'nhiều nước phải ghen tị'

Standard Chartered: Việt Nam đạt mức tăng trưởng 'nhiều nước phải ghen tị'

Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp ông Jose Vinals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ tiếp lãnh đạo tập đoàn đường sắt Trung Quốc

Thủ tướng Chính phủ tiếp lãnh đạo tập đoàn đường sắt Trung Quốc

Chiều 25/6, tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC) - nhà cung cấp hệ thống điều khiển vận tải đường sắt lớn nhất thế giới.
Việt Nam và Liên bang Nga ký kết 11 văn kiện hợp tác

Việt Nam và Liên bang Nga ký kết 11 văn kiện hợp tác

Tại cuộc hội đàm ngày 20/6, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chứng kiến lễ trao 11 văn kiện hợp tác được ký kết nhân chuyến thăm.
3 lĩnh vực có thể nâng cấp trong FTA giữa ASEAN, Australia và New Zealand

3 lĩnh vực có thể nâng cấp trong FTA giữa ASEAN, Australia và New Zealand

Bản nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) nên chú trọng đến các lĩnh vực như đầu tư, thương mại phát triển bền vững và đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Cơ hội mới từ thương mại giữa ASEAN và Trung Đông

Cơ hội mới từ thương mại giữa ASEAN và Trung Đông

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC cho rằng, mặc dù thương mại giữa ASEAN và Trung Đông chủ yếu tập trung trong lĩnh vực năng lượng, gia tăng tự do thương mại có thể mang lại nhiều cơ hội mới.
Sắp có thêm nhiều nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Sắp có thêm nhiều nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Ngày 6/6, tại Hà Nội, Đoàn công tác của Tổng cục Hải quan Trung Quốc do ông Triệu Tăng Liên - Phó Tổng cục trưởng dẫn đầu đã thăm và làm việc với Bộ NN&PTNT.
Hợp tác về nuôi biển: 'Na Uy có cá hồi, Việt Nam có cá vược'

Hợp tác về nuôi biển: 'Na Uy có cá hồi, Việt Nam có cá vược'

Nuôi biển được đánh giá là ngành tiềm năng trong bức tranh phát triển thủy sản bền vững của Việt Nam, do đó việc hợp tác với các quốc gia phát triển trong lĩnh vực này như Na Uy sẽ là cơ hội để ngành đạt được những kết quả mơ ước.
Sắp diễn ra tuần hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề tại Hải Dương

Sắp diễn ra tuần hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề tại Hải Dương

Tuần hàng giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương - nhân dịp tưởng niệm đại danh y, thiền sư Tuệ Tĩnh sẽ được tổ chức tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Bia (xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng).
Việt Nam kêu gọi Đài Loan đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

Việt Nam kêu gọi Đài Loan đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông, Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, điện tử bán dẫn, đổi mới sáng tạo, trong đó ưu tiên doanh nghiệp hệ sinh thái của ngành công nghiệp bán dẫn.
Bất động sản thương mại nhắm mục tiêu 100% được chứng nhận xanh vào năm 2030

Bất động sản thương mại nhắm mục tiêu 100% được chứng nhận xanh vào năm 2030

Theo khảo sát của Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Jones Lang LaSalle (JLL), thuê văn phòng trong các tòa nhà được chứng nhận xanh đã trở thành tiêu chí tối thiểu đối với hầu hết khách thuê bất động sản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC).
Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Đây là khẳng định của bà Mary Ng, Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada, khi trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc gặp chiều 27/3.
Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các nghị sĩ Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ để Chính phủ nước này sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc

Nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc

Chiều 27/3, lãnh đạo Sở Thương mại tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) dẫn đầu đoàn 20 doanh nghiệp sang tham dự Hội nghị kết nối giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam tại Bắc Ninh.
TS Võ Trí Thành: Hai điểm sáng thấy rõ từ thế giới hỗ trợ kinh tế Việt Nam

TS Võ Trí Thành: Hai điểm sáng thấy rõ từ thế giới hỗ trợ kinh tế Việt Nam

“Một bên là trở ngại, một bên là những cơ hội chưa bao giờ có. Vấn đề hiện nay không chỉ là vượt qua khó khăn mà là nắm bắt xu thế để phát triển,” TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.
The Body Shop nộp đơn xin phá sản

The Body Shop nộp đơn xin phá sản

The Body Shop đã phải nộp đơn phá sản tại Mỹ và Canada do thách thức tài chính kéo dài cùng môi trường bán lẻ ngày càng cạnh tranh.
Đưa cà phê Việt tới gần hơn với người tiêu dùng Algeria

Đưa cà phê Việt tới gần hơn với người tiêu dùng Algeria

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Algeria, ngày 2/3 cơ quan này đã phối hợp với Trung tâm Thương mại Bab Ezzouar tổ chức Ngày giới thiệu các sản phẩm cà phê Việt Nam tại thủ đô Algiers.
VinFast chính thức ra mắt thị trường Indonesia

VinFast chính thức ra mắt thị trường Indonesia

Ngày 07/02, VinFast Auto công bố sẽ tham dự Triển lãm Ô tô Quốc tế Indonesia (IIMS) 2024 từ ngày 15/02 đến 25/02/2024.
VinFast tham dự Triển lãm ô tô quốc tế Canada 2024

VinFast tham dự Triển lãm ô tô quốc tế Canada 2024

VinFast Auto công bố tham dự Triển lãm ô tô quốc tế Canada 2024 (CIAS) diễn ra tại Toronto từ ngày 16/02 đến ngày 25/02/2024.
Những ngành hưởng lợi từ thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Trung Quốc

Những ngành hưởng lợi từ thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Trung Quốc

Trong báo cáo cập nhật ngày 11/12, Chứng khoán Mirae Asset (MAS) đã chỉ ra những nhóm ngành tiềm năng khi Việt Nam mở rộng hợp tác phát triển với Trung Quốc.
Xem thêm