Nhu cầu dăm gỗ từ các thị trường xuất khẩu chính dự báo tiếp tục tăng

Gỗ XUẤT KHẨU
06:51 - 17/02/2023
Nhu cầu dăm gỗ từ các thị trường xuất khẩu chính dự báo tiếp tục tăng
0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo của Nhóm nghiên cứu các hiệp hội gỗ và tổ chức Forest Trends, trong năm 2023, nhu cầu tiêu thụ dăm gỗ của 2 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Hàn Quốc và Nhật Bản dự báo tiếp tục tăng.

Tăng trưởng cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu trong năm 2022

Theo báo cáo “Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ năm 2022” do nhóm nghiên cứu các hiệp hội gỗ và tổ chức Forest Trends thực hiện, trong năm 2022, lượng và giá trị xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh.

Cụ thể, lượng dăm xuất khẩu trong năm đạt 15,81 triệu tấn, tăng 16,21% so với năm 2021. Giá trị xuất khẩu đạt gần 2,79 tỷ USD, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh kể từ tháng 3 và đạt đỉnh vào tháng 8. Sau đó mặc dù bắt đầu có xu hướng giảm nhưng lượng và kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ vẫn duy trì 1,1 triệu tấn/tháng và 220 triệu USD/tháng.

Lượng và giá trị xuất khẩu dăm gỗ hàng năm giai đoạn 2013 - 2022
Lượng và giá trị xuất khẩu dăm gỗ hàng năm giai đoạn 2013 - 2022

Theo báo cáo, việc mở rộng xuất khẩu dăm gỗ trong thời gian qua chủ yếu do mức giá xuất khẩu tăng mạnh. Mức giá trung bình năm 2022 đã tăng 38,06% so với năm 2021. Mức giá FOB xuất khẩu tăng từ khoảng 130 USD/tấn hồi đầu năm lên mức kỷ lục hơn 200 USD/tấn vào giai đoạn tháng 8 – tháng 10/2022. Tuy nhiên, từ tháng 10/2022 trở đi, giá dăm có dấu hiệu hạ nhiệt dù vẫn duy trì ở mức cao.

Giá xuất khẩu dăm gỗ trung bình hàng năm giai đoạn 2013 - 2022 (Đơn vị: USD/tấn)
Giá xuất khẩu dăm gỗ trung bình hàng năm giai đoạn 2013 - 2022 (Đơn vị: USD/tấn)
Giá xuất khẩu dăm gỗ trung bình theo tháng trong năm 2022 (Đơn vị: USD/tấn)
Giá xuất khẩu dăm gỗ trung bình theo tháng trong năm 2022 (Đơn vị: USD/tấn)

Về thị trường, Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới gần 95% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu dăm của Việt Nam.

3 yếu tố tác động lên xuất khẩu dăm gỗ trong năm 2023

Theo báo cáo, các tín hiệu về thị trường xuất khẩu dăm gỗ năm 2023 hiện chưa rõ ràng, tuy nhiên có thể thấy được 3 yếu tố đang tác động tới tình hình xuất khẩu và sản xuất dăm gỗ trong nước.

Cụ thể, mức giá xuất khẩu năm 2023 có xu hướng giảm so với năm 2022. Giá xuất khẩu mặt hàng này trong các tháng đầu năm 2023 đang giảm so với các tháng trước đó. Theo thông tin từ một số doanh nghiệp, đà giảm này có thể sẽ kéo dài tới hết quý 2/2023.

Các thông tin về nhu cầu tiêu thụ dăm tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện chưa rõ ràng, do vậy khó có thể đưa ra các đánh giá chính xác về biến động tại các thị trường này trong năm 2023.

Dù vậy, nhu cầu tiêu thụ dăm tại Nhật Bản và Hàn Quốc dự báo có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023 bởi mặt hàng này được sử dụng để thay thế cho than làm nguyên liệu đầu vào sản xuất điện.

Bên cạnh đó, nguồn cung dăm và viên nén nội địa đặc biệt từ các cơ sở sản xuất đồ gỗ của Hàn Quốc năm 2023 có thể giảm. Từ đó, các cơ sở này phải thu hẹp quy mô sản xuất do kinh tế thế giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng đang trải qua giai đoạn khó khăn.

Sự suy giảm nguồn cung nội địa có thể đòi hỏi Hàn Quốc phải mở rộng lượng nhập khẩu trong thời gian tới.

Thứ hai, các cơ chế chính sách của Việt Nam về việc hoàn thuế VAT khi xuất khẩu chưa rõ ràng cũng tác động đến tình hình xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam. Tình trạng doanh nghiệp dăm không thể hoàn thuế VAT diễn ra trong năm 2022 và tới nay vẫn chưa được giải quyết.

Việc đọng vốn do chưa được hoàn thuế khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành đang cân nhắc về các hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong tương lai. Nếu xảy ra trường hợp trên có thể sẽ tác động tới sản xuất và xuất khẩu của ngành dăm gỗ.

Thứ ba, năm 2023 dự kiến sẽ không còn xảy ra tình trạng “sốt” nguyên liệu đầu vào cho dăm và tình trạng khai thác rừng non, tranh mua tranh bán giữa các doanh nghiệp dăm như trong năm 2022.

Bên cạnh đó, xuất khẩu ván bóc sang thị trường Trung Quốc đã có dấu hiệu hồi phục. Sản xuất ván bóc (và ván ép) chủ yếu tập trung ở các địa phương nơi có các diện tích rừng trồng phát triển. Sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất ván bóc (ván ép) được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho dăm (và viên nén). Xuất khẩu ván bóc hồi phục khuyến khích việc khai thác rừng, từ đó thúc đẩy nguồn nguyên liệu cho dăm phát triển.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Lê Hồng Nhung - Mekong ASEAN

Giá thực phẩm thế giới giảm tháng thứ 7 liên tiếp

Theo báo cáo của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực thực phẩm thế giới tiếp tục giảm trong tháng 2/2024, tháng thứ bảy liên tiếp duy trì xu thế đi xuống. Trong đó, tất cả các loại ngũ cốc thiết yếu đều giảm, bất chấp giá đường và thịt tăng.
Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu chè tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh

Tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Tín hiệu hồi phục của ngành F&B tại Việt Nam

Ngành kinh doanh ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam đã trải qua năm 2023 vô cùng khó khăn, được giới chuyên gia nhận định là “kỳ kiểm tra” tiếp theo sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuối năm các tín hiệu tích cực đã xuất hiện báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ.