Nông sản Việt vẫn vắng bóng trong giỏ hàng nhập khẩu của Áo

Áo đang hồi phục rất nhanh sau đại dịch nhờ tỉ lệ tiêm chủng cao, kéo theo đó là nhu cầu thị trường cũng tăng trở lại, qua đó thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam qua các con số khởi sắc trong quý III 2021.

Nông sản Việt vẫn vắng bóng trong giỏ hàng nhập khẩu của Áo

Năm 2020, GDP của Áo giảm tới 6,2% do tác động của dịch Covid-19 và việc áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Tuy nhiên sang năm 2021, kinh tế của đất nước này đang từng bước hồi phục nhờ tốc độ tiêm vaccine vượt xa so với nhiều quốc gia thành viên EU. Sau khi các biện pháp hạn chế được gỡ bỏ vào tháng 6/2021, kinh tế Áo tăng trưởng nhanh chóng trong quý III/2021, đạt tốc độ tăng trưởng GDP 3,3% so với quý trước đó, đưa Áo trở thành nền kinh tế có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong khối Liên minh EU.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của Áo cũng tăng nhanh trở lại, thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Áo. Theo Tổng cục Hải quan, trong quý III 2021, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt - Áo đạt 821,7 triệu USD, tăng 29,2% so với quý trước và chiếm 6% tỷ trọng trên tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam với toàn khối EU.

Mặc dù vậy, tính chung trong 9 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường Áo vẫn giảm 2,63% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 2,38 tỷ USD, chênh lệch rất nhiều so với tốc độ tăng 13,4% của kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường EU trong cùng thời gian.

Về xuất khẩu, trong quý III 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Áo đạt 749,18 triệu USD, tăng 36,6% so với quý II nhưng vẫn giảm 6,6% so với quý III năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Áo trong 9 tháng năm 2021 đạt 2,14 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược so với tốc độ tăng 11,7% sang toàn khối EU trong cùng thời gian.

Hiện kim ngạch xuất khẩu sang Áo đang chiếm 7,4% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU và Áo tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam tại EU. Như vậy, sau giai đoạn tăng liên tục từ năm 2010 - 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Áo đã giảm kể từ năm 2019 đến nay.

Theo số liệu của Eurostat, kim ngạch nhập khẩu của Áo từ thị trường Việt Nam trong 8 tháng năm 2021 cũng chỉ đạt 1,75 tỷ Euro (tương đương 1,97 tỷ USD), giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 1,7% trên tổng kim ngạch nhập khẩu của Áo.

Hiện Việt Nam là thị trường nhập khẩu ngoại khối lớn thứ 4 của Áo sau Thụy Sĩ, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trái ngược với mức giảm trong nhập khẩu của Áo từ Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu của Áo từ các thị trường khác trong 8 tháng năm 2021 lại tăng gần 22% so với cùng kỳ năm trước. Riêng nhập khẩu từ 3 thị trường ngoại khối lớn nhất là Thụy Sĩ, Trung Quốc và Hoa Kỳ tăng lần lượt 13,7%, 32,8% và 9,5%.

Một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới tình trạng này là do cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Áo vẫn rất hạn chế, hầu như phụ thuộc vào xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện (chiếm tới gần 80% tỷ trọng). Trên 20% còn lại tập trung vào các mặt hàng công nghiệp chế biến gồm gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép, máy móc dụng cụ và phụ tùng.

Trong khi đó, các mặt hàng nông, thủy sản vốn là thế mạnh của Việt Nam lại chiếm tỉ trọng thấp trong giỏ hàng xuất khẩu sang Áo, do các doanh nghiệp nông, thủy sản của Việt Nam chưa khai thác và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này.

Mặt khác, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã gây ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Áo. Việc 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh – nơi đặt các nhà máy sản xuất chính của Samsung Việt Nam, phải thực hiện các biện pháp phòng dịch, giãn cách xã hội đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất, xuất khẩu và gây khó khăn trong hoạt động vận chuyển từ các cảng biển Việt Nam tới thị trường EU.

Bên cạnh đó, cước phí vận tải đường biển từ châu Á sang châu Âu liên tục tăng lên những mức cao kỷ lục, trong khi Áo là thị trường có dung lượng nhỏ nên các doanh nghiệp ít có nhu cầu nhập khẩu khối lượng lớn hoặc nguyên container.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Áo đã chuyển sang đẩy mạnh nhập khẩu những loại hàng hóa có thể thay thế được hoặc nhập khẩu trung gian từ các thị trường nội khối như Đức hoặc Hà Lan và giảm nhập khẩu từ thị trường ngoại khối để giảm bớt chi phí vận chuyển.

Trước những yếu tố này, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng của Việt Nam sang Áo đều giảm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam sang Áo trong 9 tháng qua chỉ đạt 1,68 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu từ Eurostat cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu điện thoại di động trong 8 tháng đầu năm 2021 của Áo đã tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu từ các thị trường ngoại khối giảm 4,7%, chiếm 71% tỷ trọng và từ các thị trường nội khối tăng 14,8%, chiếm 29% tỷ trọng.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan

Việt Nam là thị trường nhập khẩu ngoại khối điện thoại di động lớn nhất của Áo với kim ngạch nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 1,3 tỷ Euro, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, xuất khẩu hàng dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Áo cũng giảm, một phần do các doanh nghiệp Áo đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc và giảm nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn sản xuất và xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị ngưng trệ. Tuy nhiên, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác và nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày sang thị trường này vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao, lần lượt tăng 28% và 192,3% so với cùng kỳ năm trước

Dự báo xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Áo trong quý cuối năm 2021 sẽ khả quan hơn so với ba quý đầu năm trong bối cảnh kinh tế Áo đang ghi nhận xu hướng hồi phục tích cực với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng nhanh trở lại. Ngoài ra, sự tăng tốc trong hoạt động sản xuất của Áo cũng sẽ khiến nhu cầu máy móc, nguyên phụ liệu gia tăng.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực và những ưu đãi thuế quan trong EVFTA sẽ là những yếu tố hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này, đặc biệt là những mặt hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ.

Về nhập khẩu, trong quý III/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Áo đạt 72,5 triệu USD, giảm 17,5% so với quý trước và giảm 11,4% so với quý III/2020.

Tính chung trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Áo đạt 239,8 triệu USD, vẫn tăng 8,03% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 1,93% tỷ trọng trên tổng kim ngạch nhập khẩu từ Liên minh EU. Trong 9 tháng qua, nhập khẩu hầu hết các nhóm hàng chủ lực từ thị trường Áo đều giảm.

Trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất, chiếm 23% tổng kim ngạch, đạt 55,24 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là nhóm hàng dược phẩm với 54,45 triệu USD, giảm 8,8% và chiếm 22,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan

Tuy nhiên, nhập khẩu một số mặt hàng từ Áo vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao cho dù quy mô nhập khẩu không lớn như: Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (tăng 337,4%), Thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 94,7%), Kim loại thường khác (tăng 48,3%)…

Về cán cân thương mại, trong nhiều năm qua, cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Áo luôn ở trạng thái thặng dư nghiêng về phía Việt Nam. Kể từ năm 2017, mức thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường Áo đã chính thức vượt mốc 3 tỷ USD và duy trì mức trên 3 tỷ USD trong các năm 2018, 2019 và giảm xuống gần 2,6 tỷ USD trong năm 2020. Riêng trong 9 tháng năm 2021, thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường Áo đạt 1,9 tỷ USD, thấp hơn 100 triệu USD so với mức thặng dư cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu hàng nông sản tăng hơn 21% nửa đầu tháng 1/2025

Nhập khẩu hàng nông sản tăng hơn 21% nửa đầu tháng 1/2025

Nửa đầu tháng 1/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Việt Nam nhập siêu 1,7 tỷ USD ngay trong nửa đầu tháng 1/2025

Việt Nam nhập siêu 1,7 tỷ USD ngay trong nửa đầu tháng 1/2025

Nửa đầu tháng 1/2025 (1/1 – 15/1), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 34,1 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Nhập khẩu rau quả lần đầu cán mốc 2,4 tỷ USD

Nhập khẩu rau quả lần đầu cán mốc 2,4 tỷ USD

Năm 2024 Việt Nam chi 2,42 tỷ USD để nhập khẩu rau quả, tăng 23,7% so với năm trước và là năm đầu tiên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt mốc 2,4 tỷ USD.
Xuất khẩu phân bón sang Campuchia đạt kỷ lục 12 năm

Xuất khẩu phân bón sang Campuchia đạt kỷ lục 12 năm

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 592.121 tấn phân bón sang Campuchia, là mức cao nhất giai đoạn 2013 – 2024.
Indonesia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ 23 thị trường chính, trong đó Indonesia là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu rau quả sang ASEAN tăng tới 40% trong năm 2024

Xuất khẩu rau quả sang ASEAN tăng tới 40% trong năm 2024

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng hơn 27% so với năm trước, riêng xuất khẩu sang khối ASEAN tăng tới 40%.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Ba Lan đạt kỷ lục năm 2024

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Ba Lan đạt kỷ lục năm 2024

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ba Lan năm 2024 kết thúc với những con số kỷ lục, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt mức cao nhất trong 12 năm.
Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD từ Malaysia

Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD từ Malaysia

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Malaysia đạt 14,18 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước (YoY).
Campuchia: Xuất khẩu lúa gạo năm 2024 đạt gần 2 tỷ USD

Campuchia: Xuất khẩu lúa gạo năm 2024 đạt gần 2 tỷ USD

Năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu 651.522 tấn gạo với kim ngạch 491,19 triệu USD.
Thương mại Campuchia vượt 54 tỷ USD năm 2024

Thương mại Campuchia vượt 54 tỷ USD năm 2024

Năm 2024, thương mại của Campuchia với thế giới đạt 54,74 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2023.
Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Thông tin trên được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra ngày 15/1.
Triển vọng tích cực cho xuất khẩu thủy sản trong năm 2025

Triển vọng tích cực cho xuất khẩu thủy sản trong năm 2025

Vietcap dự báo ngành cá tra Việt Nam có thể được hưởng lợi từ các chính sách thuế của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2.
Việt Nam nhập siêu năm thứ 12 liên tiếp từ Thái Lan

Việt Nam nhập siêu năm thứ 12 liên tiếp từ Thái Lan

Năm 2024, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập giữa Việt Nam và Thái Lan đạt 20,18 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 56 thị trường chính, trong đó Thái Lan là thị trường lớn nhất trong khối ASEAN.
Thương mại Trung Quốc - ASEAN tăng hơn 7%

Thương mại Trung Quốc - ASEAN tăng hơn 7%

Theo số liệu của GACC, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 885 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới

Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các tỉnh giáp Campuchia về việc tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn, protein động vật qua biên giới Việt Nam.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu đạt kỷ lục 2,2 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu đạt kỷ lục 2,2 tỷ USD

Kết thúc năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu vượt mốc 2 tỷ USD và đạt kỷ lục 2,25 tỷ USD.
ĐBSCL xuất siêu hơn 14 tỷ USD năm 2024, Long An dẫn đầu về xuất khẩu

ĐBSCL xuất siêu hơn 14 tỷ USD năm 2024, Long An dẫn đầu về xuất khẩu

Năm 2024, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận xuất siêu đạt 14,3 tỷ USD, tăng 1,36 tỷ USD so với năm 2023.
Việt Nam trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

Việt Nam trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

Theo GACC, 11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 5.596,7 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 884 tỷ USD.
Nhiều sản phẩm OCOP tham gia Hội chợ Xuân Hà Nội 2025

Nhiều sản phẩm OCOP tham gia Hội chợ Xuân Hà Nội 2025

Từ ngày 9-16/1/2025, hội chợ Xuân Hà Nội 2025 được tổ chức tại tại quảng trường khu đô thị Royal City (Hà Nội) với quy mô hơn 200 gian hàng, nhằm tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa hàng Việt.
Campuchia: Xuất khẩu chuối giảm trong 11 tháng đầu năm 2024

Campuchia: Xuất khẩu chuối giảm trong 11 tháng đầu năm 2024

Theo GDCE, 11 tháng đầu năm 2024, Campuchia xuất khẩu chuối tươi với kim ngạch 138,71 triệu USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu Campuchia - Nhật Bản tăng gần 19% trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu Campuchia - Nhật Bản tăng gần 19% trong 11 tháng

Theo GDCE, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia - Nhật Bản đạt 1,94 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2023 (YoY).
Xuất khẩu gỗ 2025: Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm sáng

Xuất khẩu gỗ 2025: Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm sáng

Một báo cáo do MBS vừa công bố nhận định, thị trường Mỹ sẽ tiếp tục là điểm sáng của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2025. Ngược lại, nhu cầu có thể sẽ suy giảm từ thị trường Trung Quốc và EU.
Hàn Quốc lập kỷ lục 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỹ phẩm

Hàn Quốc lập kỷ lục 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỹ phẩm

Sự phổ biến của các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp Hàn Quốc đạt tới tầm cao mới trên thị trường toàn cầu khi kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt 10 tỷ USD năm 2024.
Chỉ 6% hàng nhập khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng

Chỉ 6% hàng nhập khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng

Việt Nam chi hơn 380 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa năm 2024, trong đó 93,6% là hàng tư liệu sản xuất, 6,4% còn lại là hàng tiêu dùng.
Xuất khẩu đạt kỷ lục 405 tỷ USD, riêng 8 mặt hàng chiếm tới 69% kim ngạch

Xuất khẩu đạt kỷ lục 405 tỷ USD, riêng 8 mặt hàng chiếm tới 69% kim ngạch

Việt Nam kết thúc năm 2024 với kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 405 tỷ USD. Đóng góp vào con số chung này là 8 mặt hàng có giá trị trên 10 tỷ USD, chiếm tới 69% tỷ trọng xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN lần đầu cán mốc 83 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN lần đầu cán mốc 83 tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN quay lại con số 80 tỷ USD và lần đầu đạt mức 83 tỷ USD - mốc cao nhất từ trước tới nay.
Sao Ta vượt 19% kế hoạch doanh số năm

Sao Ta vượt 19% kế hoạch doanh số năm

Kết thúc năm 2024, Sao Ta đạt hơn 250 triệu USD doanh số chung, vượt 19% kế hoạch năm.
Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Năm 2024, Việt Nam ghi nhận nhập khẩu than đạt mức cao kỷ lục hơn 10 năm, cùng với kết quả này lượng nhập khẩu than từ một số thị trường chính cũng tăng vượt trội, đặc biệt nhập từ Malaysia cao gấp 114 lần so với cùng kỳ.
6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kết quả kim ngạch kỷ lục giai đoạn 2013 – 2024.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến một cột mốc thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Mỹ khi kim ngạch lấy lại mốc tỷ USD sau hai năm suy giảm.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 sáng ngày 31/12.
32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 32 mặt hàng chính sang thị trường Đông Nam Á này trong 11 tháng đầu năm nay. Gạo dẫn đầu với 2,47 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 20,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó lớn nhất là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Xuất khẩu chiếm hơn 80% thương mại Campuchia - EU trong 11 tháng

Xuất khẩu chiếm hơn 80% thương mại Campuchia - EU trong 11 tháng

Trong 11 tháng đầu năm 2024, Campuchia xuất khẩu hàng hóa sang EU thu về hơn 4 tỷ USD tỷ USD, chiếm hơn 83% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa nước này và Liên minh châu Âu.
Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu về 5,09 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc).
Xem thêm