Giao dịch diễn ra vào ngày 13/12, bằng hình thức thỏa thuận. Cũng trong phiên 13/12, cổ phiếu OPC đã ghi nhận giao dịch thỏa thuận với khối lượng bằng đúng số cổ phiếu bán ra của POF. Tính theo giao dịch kể trên, quỹ POF có thể thu về gần 266,5 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn này, tương đương 23.935 đồng/cp. Như vậy, sau giao dịch này, quỹ POF sẽ không còn là cổ đông của OPC.
Trên thị trường chứng khoán, từ khoảng tháng 4/2023, thị giá của OPC không có sự biến đổi rõ rệt, dao động quanh mức 20.000 - 22.000 đồng/cp. Từ đầu tháng 12 tới nay, cổ phiếu chứng kiến một đợt tăng nhẹ, đưa thị giá cổ phiếu lên mức 24.000 đồng/cp, phiên 13/12. Ở mức này, giá giao dịch thỏa thuận của POF không chênh lệch mấy so với giá trên thị trường của cổ phiếu OPC.
Kết phiên 15/12, cổ phiếu OPC tăng 4,17% và giao dịch ở mức 25.000 đồng/cp, gần chạm lại mức đỉnh hồi đầu tháng 1/2023 của cổ phiếu. Ở mức này, vốn hóa của OPC đạt hơn 1.601 tỷ đồng.
Kết phiên 15/12, cổ phiếu OPC tăng 4,17% và giao dịch ở mức 25.000 đồng/cp, gần chạm lại mức đỉnh hồi đầu tháng 1/2023 của cổ phiếu. Ảnh: TradingView |
Trước đó, hồi cuối tháng 12/2022, quỹ POF đã bán ra gần 4,8 triệu cổ phiếu, giảm sở hữu tại OPC từ 15,9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 24,8%) xuống còn 11,1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 17,38%), nhưng vẫn là cổ đông lớn nhất của OPC.
Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận với giá trị gần 142 tỷ đồng, tương ứng giá bình quân khoảng 29.800 đồng/cp và cao hơn 14% so với thị giá OPC trên thị trường vào thời điểm đó, thậm chí còn vượt qua mức giá đỉnh của cổ phiếu này (theo giá đã điều chỉnh).
Về kết quả kinh doanh, OPC ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2023 hơn 222 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế giảm 15% so với cùng kỳ, xuống gần 40 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của OPC đạt gần 685 tỷ đồng và lãi trước thuế khoảng 124 tỷ đồng, giảm lần lượt 22% và 8% so với cùng kỳ, tương ứng thực hiện được 53% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch lợi nhuận năm.