Tranh luận về hưởng BHXH một lần làm 'nóng' nghị trường Quốc hội

Để ngăn tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Quốc hội kiến nghị cho người lao động vay không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp, mức vay tối đa bằng số tiền người lao động được hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn ĐBQH TP HCM. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn ĐBQH TP HCM. Ảnh: quochoi.vn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng ngày 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trình bày các báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề cập điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Về vấn đề này, tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án.

Phương án 1, người lao động được chia làm hai nhóm. Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành.

Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành.

Phương án 2: Người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

"Mặc dù hai phương án Chính phủ trình đều chưa phải là những phương án tối ưu, có thể chưa giải quyết triệt để tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chưa dự kiến phòng ngừa được phản ứng tập thể người lao động, song đây đang là các phương án chiếm ưu thế," Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu.

Giữ chân người lao động bằng sự ưu việt và lợi ích của Bảo hiểm xã hội

Nêu ý kiến tại hội trường, Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn ĐBQH TP HCM cho rằng 2 phương án rút Bảo hiểm xã hội một lần đều có ưu điểm, hạn chế riêng.

Nêu quan điểm không chọn phương án 2, đại biểu Hạnh cho rằng nên giữ chân người lao động bằng sự ưu việt và lợi ích của bảo hiểm xã hội chứ không phải bằng cách giữ 50% số tiền ít ỏi của người lao động.

Nhưng với phương án 1, nữ đại biểu băn khoăn vì những người đóng bảo hiểm xã hội sau khi luật này có hiệu lực sẽ không còn lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

"Trong khi chưa có chính sách chăm lo hữu hiệu, người lao động vẫn còn mong muốn rút bảo hiểm xã hội một lần để lo cho những bức thiết của cuộc sống. Khi bản thân và gia đình người lao động ốm đau, phải nhắm mắt vay tín dụng đen, cần cân nhắc việc không cho họ được quyền lựa chọn rút Bảo hiểm xã hội một lần", đại biểu TP HCM nêu quan điểm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cả hai phương án Chính phủ trình về rút BHXH một lần đều chưa phải những phương án tối ưu. Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành để tránh sự xáo trộn.

Đồng thời, bà đề xuất một chính sách có thể hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, đó là giao Bảo hiểm xã hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho người lao động vay không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp, mức vay tối đa bằng số tiền người lao động được hưởng nếu rút bảo hiểm xã hội một lần.

"Trường hợp này, sổ bảo hiểm xã hội như một sự đảm bảo khoản vay của người lao động nên thủ tục phải hết sức đơn giản, không phải chứng minh tài sản và thu nhập. Trường hợp người lao động không đồng ý vay, nên cho người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần," đại biểu nêu giải pháp.

Đề xuất giải pháp tích hợp 2 phương án

Cùng quan tâm đến nội dung trên, đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho rằng, phương án 1 là phương án tối ưu nhất, song lại tạo ra lát cắt, chia thành 2 nhóm tham gia bảo hiểm xã hội trước và sau ngày Luật này có hiệu lực. Do vậy, cần bổ sung các đánh giá tác động cho kỹ hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là ý kiến của người lao động về vấn đề này.

Bên cạnh đó, trong tháng 4 vừa qua, việc rút bảo hiểm xã hội một lần đã tăng 39% trong quý 1/2024. Đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, nếu không có giải pháp hiệu quả, khả thi thì chắc chắn trong thời gian tới, việc rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ tăng thêm. Do đó, việc cho rằng phương án 1 không làm ảnh hưởng tới 18 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội là chưa chính xác.

Đối với phương án 2, đại biểu cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện, vì không nên quy định sau 12 tháng mới nghiên cứu, xem xét việc rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

"Việc rút bảo hiểm xã hội một lần đáp ứng nhu cầu cấp bách của người lao động khi mất việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Cần giảm thời gian xem xét xuống từ 3-6 tháng để đảm bảo người lao động duy trì cuộc sống trong điều kiện khó khăn," đại biểu nêu.

Liên quan đến việc người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho rằng quy định này là chưa rõ ràng.

Đại biểu đề nghị, với vấn đề này nên kết hợp giữa phương án 1 và phương án 2, người lao động có quyền rút bảo hiểm một lần đối với khoản đóng trực tiếp (8%) theo thời gian thực đóng. Phương án trên đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng. Người lao động chỉ trực tiếp đóng 8%, còn 14% là do người sử dụng lao động đóng. Phần 14% được xem là nguồn đóng để cho người lao động nhằm đảm bảo chế độ hưu trí và người lao động chỉ được hưởng khoản này khi đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu Ảnh: quochoi.vn

Tham gia tranh luận tại hội trường, đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam nêu rõ, hai phương án đề xuất đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai phương án này là thời điểm tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là trước hoặc sau khi luật có hiệu lực. Nếu đóng bảo hiểm trước 1/7/2025 thì được hưởng bảo hiểm xã hội rút một lần, sau ngày này thì không được hưởng.

Đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Phan Thái Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam. Ảnh: quochoi.vn

"Nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần là nhu cầu cấp thiết, hợp pháp và hợp lý của người lao động, không phụ thuộc vào thời điểm đóng bảo hiểm xã hội trước hay sau khi luật này có hiệu lực," Đại biểu nhấn mạnh.

Do đó, để phát huy tối đa ưu điểm cũng như hạn chế tối đa những hạn chế của hai phương án, đại biểu đề xuất tích hợp hai phương án trên theo đề nghị của đại biểu Trần Thị Hoa Ry. Từ đó giải quyết được vấn đề trước mắt theo yêu cầu của người lao động, và về lâu dài sẽ giải quyết được vấn đề đảm bảo an sinh xã hội.

Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Việc xây dựng Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Lộ trình để Việt Nam đạt mục tiêu thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045

Lộ trình để Việt Nam đạt mục tiêu thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, World Bank cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.
Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá, rượu bia

Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá, rượu bia

Với mặt hàng bia, Chính phủ nghiêng về phương án tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đề xuất bổ sung mức thuế suất 15% và 17% với doanh nghiệp

Đề xuất bổ sung mức thuế suất 15% và 17% với doanh nghiệp

Chính phủ đề xuất bổ sung mức thuế suất 15% và 17% áp dụng riêng cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 3 tỷ đồng, doanh nghiệp có doanh thu từ 3 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.
Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giãi bày, ngành giáo dục không muốn có gì đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái bất thường. Tuy nhiên thực tế, một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến tháng 6/2025, ước giảm thu ngân sách 25.000 tỷ đồng

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến tháng 6/2025, ước giảm thu ngân sách 25.000 tỷ đồng

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số mặt hàng, dịch vụ thêm 6 tháng, tức tới hết tháng 6/2025.
Hải Dương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hải Dương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về đẩy mạnh các giải pháp cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Kỳ họp thứ 27 HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 10 nghị quyết

Kỳ họp thứ 27 HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 10 nghị quyết

Sáng 14/11, tại Trung tâm Văn hoá xứ Đông (thành phố Hải Dương), HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII khai mạc Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề).
Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại không có đất ở

Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại không có đất ở

Chính phủ đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở, đất ở và đất khác trong cùng thửa đất đối với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
Chưa tăng lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Chưa tăng lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Quốc hội thống nhất chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025 nhưng Chính phủ có thể đề xuất tăng trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội thuận lợi hơn và cân đối được nguồn.
NHNN nêu nguyên chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

NHNN nêu nguyên chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp còn chậm trong thời gian qua.
Sẽ đổi mới toàn diện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Sẽ đổi mới toàn diện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, với những chính sách mới tạo bước đột phá trong công tác xây dựng pháp luật.
Đề xuất ưu tiên về tiền lương, quy định riêng tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Đề xuất ưu tiên về tiền lương, quy định riêng tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Quốc hội bàn Luật Dữ liệu: Làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư

Quốc hội bàn Luật Dữ liệu: Làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư

Các đại biểu Quốc hội cho biết tình trạng lộ lọt dữ liệu và xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần phải có những quy định cụ thể để bảo mật và bảo vệ người tiêu dùng; đồng thời cần tiếp tục rà soát, đảm bảo thống nhất quy định trong dự án Luật Dữ liệu và pháp luật hiện hành.
Đề xuất chi hơn 22.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Đề xuất chi hơn 22.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Chính phủ đề xuất có cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm để phát triển bền vững ngành hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.
Bộ trưởng Công Thương: 'Chúng ta dứt khoát phải có điện hạt nhân trong tương lai'

Bộ trưởng Công Thương: 'Chúng ta dứt khoát phải có điện hạt nhân trong tương lai'

Giải trình trước Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định Quốc hội năm 2016 mới chỉ tạm dừng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, chứ chưa phải hủy bỏ; đồng thời nhấn mạnh rằng Việt Nam dứt khoát phải có điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới.
Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về các dự án tồn đọng kéo dài

Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 112 ngày 6/11 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Trình Quốc hội thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận quyền sử dụng đất

Trình Quốc hội thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận quyền sử dụng đất

Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Hai chiều ý kiến về mức xử phạt vi phạm kiểm toán độc lập

Hai chiều ý kiến về mức xử phạt vi phạm kiểm toán độc lập

Các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình cần phải tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập. Tuy nhiên tranh luận xoay quanh mức phạt nào là hợp lý và đảm bảo tính răn đe.
Cơ chế kiểm soát doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ

Cơ chế kiểm soát doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ

Dự thảo luật của Chính phủ đề xuất hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng của doanh nghiệp cần có báo cáo vốn điều lệ đã góp trong 10 năm tính đến thời điểm đăng ký chào bán, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập.
'Trị bệnh' giải ngân vốn đầu tư công chậm

'Trị bệnh' giải ngân vốn đầu tư công chậm

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, dự án Luật Đầu tư công sửa đổi thể hiện rõ sự thay đổi về tư duy xây dựng pháp luật, từ chỉ tập trung quản lý sang vừa quản lý vừa kiến tạo phát triển, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đẩy mạnh phân cấp phân quyền.
Đơn giản hóa quy trình, thủ tục đối với khoáng sản nhóm IV

Đơn giản hóa quy trình, thủ tục đối với khoáng sản nhóm IV

Về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và Chính phủ đã thống nhất theo hướng vẫn quy định cấp phép nhưng đơn giản hóa quy trình, thủ tục đối với khoáng sản nhóm IV nhằm khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sau sắp xếp, Hải Dương còn 207 đơn vị hành chính cấp xã

Sau sắp xếp, Hải Dương còn 207 đơn vị hành chính cấp xã

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện, một thị xã và 2 thành phố; 207 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 151 xã, 46 phường và 10 thị trấn.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, tránh 'giật cục'

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, tránh 'giật cục'

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về đảm bảo cung ứng điện, an ninh năng lượng.
Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP

Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP

Chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp 7% GDP của cả nước vào năm 2030, 8% vào năm 2035.
Một số chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 11/2024

Một số chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 11/2024

Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, điều kiện đặt lệnh giao dịch mua cổ phiếu và các quy định mới về lãi suất áp dụng cho tổ chức và cá nhân là loạt chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Đề xuất biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

Đề xuất biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

VKSND Tối cao đề xuất thí điểm biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản nhằm ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm.
Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt đối với một số dự án công nghệ cao

Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt đối với một số dự án công nghệ cao

Các dự án này sẽ theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhằm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Đề xuất dừng ngay việc miễn thuế với hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ

Đề xuất dừng ngay việc miễn thuế với hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ

Với ưu điểm giá rẻ, giao hàng nhanh, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng đặt hàng giá trị nhỏ trên sàn thương mại điện tử. Việc miễn thuế cho loại hàng hoá này tạo ra sự thiếu công bằng với hàng hóa sản xuất trong nước và thất thu thuế.
Sửa Luật Chứng khoán: Bổ sung nhiều quy định nhằm thúc đẩy thị trường

Sửa Luật Chứng khoán: Bổ sung nhiều quy định nhằm thúc đẩy thị trường

Chính phủ đề xuất bổ sung nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức, cá nhân nước ngoài để tạo thuận lợi, tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam.
Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ kết quả

Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ kết quả

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

Theo đề xuất của Chính phủ, việc nâng tuổi phục vụ tại ngũ sẽ bảo đảm cho sĩ quan cấp Trung tá trở xuống khi nghỉ hưu có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa 75%.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đảm bảo được nguồn điện sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đảm bảo được nguồn điện sạch

Theo Tổng Bí thư, trong tương lai Việt Nam cần đảm bảo đủ nguồn điện sạch để thu hút đầu tư, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa khi đi ra thế giới.
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư công

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư công

Quốc hội dành cả ngày hôm nay 26/10 để thảo luận về các nội dung như tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, đầu tư công, Luật Điện lực (sửa đổi)...
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Đây là một trong những yêu cầu được Chính phủ nhấn mạnh tại Nghị quyết 188/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Xem thêm