Ùn ứ nông sản 'đến hẹn lại lên' và câu chuyện xuất khẩu chính ngạch, tiểu ngạch

Tình trạng ùn ứ nông sản ở các cửa khẩu giáp biên giới Trung Quốc mới diễn ra, đây giống như một câu chuyện “đến hẹn lại lên”, nhưng năm nay, tình hình nghiêm trọng hơn khi nước bạn siết chặt các biện pháp phòng dịch.

Vẫn còn hàng nghìn xe hàng nông sản bị ùn ứ ở Cửa khẩu Lạng Sơn và Quảng Ninh
Vẫn còn hàng nghìn xe hàng nông sản bị ùn ứ ở Cửa khẩu Lạng Sơn và Quảng Ninh

Mít gói bằng giấy không phải thương mại hiện đại

“Điều quan trọng là chúng ta phải có sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch thì chẳng ai cấm được, còn cứ đi tiểu ngạch thì rất khó”. Đây là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về vấn đề ùn ứ nông sản trong hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch cho năm 2022 của Bộ NN&PTNT, diễn ra ngày 29/12.

Thủ tướng đánh giá việc ùn tắc xe chở hàng tại cửa khẩu biên giới phía Bắc không phải là vấn đề mới xảy ra mà là “câu chuyện muôn thuở, năm nào cũng có”. Thủ tướng cũng cho biết mới đây, sau hội nghị ASEAN, ông đã có thư gửi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường về việc ủng hộ hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, Thủ tướng cũng nhiều lần chỉ đạo Bộ Ngoại giao về việc cần phải cải thiện mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, để giải quyết dứt điểm vấn đề trên thì chúng ta phải có sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch. Muốn xuất khẩu được chính ngạch thì phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Và để có sản phẩm chất lượng thì phải quy hoạch vùng nguyên liệu, sản phẩm và có sự hỗ trợ về khoa học công nghệ, hỗ trợ về thị trường… Như vậy mới xây dựng được sản phẩm mang tầm quốc gia, quốc tế.

Thủ tướng cũng lấy ví dụ vừa rồi mở container ra thấy quả mít gói bằng giấy. Đó không phải là thương mại hiện đại. Thương mại hiện đại phải có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm… Vì chúng ta chưa làm được như vậy nên cứ đi tiểu ngạch. Và đi tiểu ngạch thì có lúc thế này, thế kia…

Trung Quốc không còn là thị trường nhập khẩu nông sản dễ tính
Trung Quốc không còn là thị trường nhập khẩu nông sản dễ tính

Vì sao bị ùn ứ ở đường tiểu ngạch?

Về thuật ngữ “chính ngạch”, “tiểu ngạch”, theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), những từ này chưa có trong hệ thống văn bản pháp luật, kinh doanh nhưng đã xuất hiện và được sử dụng rất rộng rãi sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ và mở rộng giao thương với Trung Quốc. Do không có định nghĩa chính thức nên mọi người chỉ hiểu về chính ngạch, tiểu ngạch thông qua một số đặc điểm của mỗi loại hình.

Chẳng hạn như xuất khẩu chính ngạch sẽ đi kèm hợp đồng và các chứng từ thương mại hóa đơn, vận đơn, kiểm dịch, C/O… Cùng với đó, khối lượng hàng hóa lớn, giá trị cao; thanh toán qua ngân hàng và giao hàng qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Còn xuất khẩu tiểu ngạch là không có hợp đồng hoặc không đầy đủ các chứng từ thương mại; khối lượng hàng hóa ít, giá trị thấp; giao dịch theo hình thức thanh toán tiền mặt, hàng đổi hàng và giao hàng qua cửa khẩu phụ, lối mở.

Theo ông Hải, đến nay Trung Quốc mới chỉ chính thức cho phép nhập khẩu 9 loại trái cây của Việt Nam, đó là xoài, mít, thanh long, chuối, chôm chôm, vải, nhãn, dưa hấu, măng cụt. Vậy nên chỉ 9 loại trái cây trên mới được nhập khẩu chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Còn những loại như dưa hấu, sầu riêng, vú sữa..., mặc dù Việt Nam rất dồi dào nhưng không có tên trong danh sách nên buộc phải đi đường tiểu ngạch, qua các cửa khẩu phụ.

Với cách mặt hàng phải đi đường tiểu ngạch, thương nhân Trung Quốc thường tập trung cửa khẩu phụ Tân Thanh (phía bên Trung Quốc gọi là Pò Chài) để nhận hàng. Do vậy, phía Việt Nam có muốn giao ở cửa khẩu phụ khác như Cốc Nam, Na Hình cũng khó. Trong khi đó, cửa khẩu Tân Thanh mỗi ngày chỉ thông quan được khoảng 250 - 300 xe. Bởi vậy khi có dịch phải kiểm soát chặt hoặc lượng xe dồn lên cửa khẩu bất thường vào mùa thu hoạch thì việc cả nghìn xe bị ùn ứ không có gì khó hiểu.

Đồng tình với ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Hải cho rằng để giải quyết dứt điểm tình trạng ùn ứ nông sản ở cửa khẩu, chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên để người nông dân hay các thương lái nhỏ làm được điều này thì cần phải mất rất nhiều thời gian nữa. Vì vậy hiện tại rất cần có những doanh nghiệp lớn, đủ mạnh, có thể đứng ra đặt hàng nông dân sản xuất, sau đó bao tiêu sản phẩm.

Những doanh nghiệp này sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng, áp dụng truy xuất nguồn gốc, sử dụng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu. Cũng chính những doanh nghiệp đó sẽ có đủ năng lực để ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp phân phối ở bên kia biên giới, sử dụng phương thức vận chuyển quy mô lớn như đường biển, đường sắt để tối ưu chi phí.

Thực chất hiện nay những doanh nghiệp như vậy đã có, chỉ có điều số lượng chưa nhiều. Trong khi chờ đợi các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây lớn thêm và nhiều lên, ông Hải cho rằng rất cần vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ nông dân, thương lái. Bài học tiêu thụ vải của Bắc Giang, Hải Dương, xoài, nhãn của Sơn La là những minh chứng rất rõ một khi chính quyền vào cuộc, đồng hành cùng nông dân thì việc tiêu thụ nông sản không phải là quá khó khăn.

Trung Quốc không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 ra thế giới mà còn là thị trường quan trọng bậc nhất của Việt Nam với các sản phẩm nông sản và thực phẩm
Trung Quốc không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 ra thế giới mà còn là thị trường quan trọng bậc nhất của Việt Nam với các sản phẩm nông sản và thực phẩm

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, Tiến sĩ, chuyên gia nông nghiệp Võ Mai cho rằng, những hình ảnh ùn ứ tại cửa khẩu gần đây cho thấy, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt đang phụ thuộc quá lớn vào một thị trường truyền thống. Hàng xuất qua đường tiểu ngạch, nên khi phía bạn thay đổi chính sách là doanh nghiệp, thương nhân thiệt hại đủ đường.

Theo TS. Mai, lâu nay nhiều thương nhân nước ta vẫn quen cung cách làm việc với bạn hàng Trung Quốc theo kiểu “alo là có hàng”. Tuy nhiên cung cách làm ăn này đã không còn hợp thời khi Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính. Họ đã nâng tiêu chuẩn, quy chuẩn với hàng nhập khẩu từ các nước. Theo chính sách mới từ 1/1/2022, tất cả hàng hoá thực phẩm, trong đó có nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc bắt buộc phải đáp ứng các quy định mới về đăng ký, kiểm tra và dán nhãn. Vì vậy, giờ chúng ta không chuyển đổi sản xuất là sẽ tự đưa mình vào đường lùi.

Để chuyển đổi sản xuất, TS. Võ Mai cũng cho rằng quan trọng nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Chất lượng hàng một khi xuất khẩu là phải đồng nhất, để thị trường này "tắc", chúng ta có thể lập tức quay sang xuất nơi khác mà không gặp khó khăn trong xác định lại mã vùng trồng hay chất lượng sản phẩm... Ngoài ra, các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần mở rộng thêm nhiều thị trường cho hàng xuất khẩu, thay vì phụ thuộc vào một thị trường truyền thống và đẩy mạnh chế biến sâu, phát triển các kho lạnh bảo quản hàng hoá.

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh

Theo CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), tháng 8/2024, doanh nghiệp thu về 1.172 tỷ đồng doanh thu, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Campuchia: Xuất khẩu nhóm hàng GFT tăng 23% trong 8 tháng đầu năm

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng may mặc, giày dép và hàng du lịch (GFT) của Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 9,08 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước (YoY) và chiếm 51,7% tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia này.
Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Một mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia có kim ngạch tỷ USD

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia đạt 6,83 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Xuất khẩu sang Trung Quốc có kim ngạch cao kỷ lục một thập kỷ

Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm cao nhất giai đoạn 2013 - 2024.
Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD từ khối ASEAN

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - ASEAN đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD hàng hóa từ khối này.
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Anh

Trong số các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Anh, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam

Triển lãm thương mại quốc tế Chiết Giang 2024 và Hội chợ xuất khẩu Chiết Giang lần thứ 12 tại Việt Nam (Zhejiang Expo 2024) sẽ khai mạc vào ngày 26/9 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế & Hội nghị Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM.
Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

Những tỉnh vùng ĐBSCL có kim ngạch thương mại tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 27,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận xuất siêu 9,6 tỷ USD.
Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Hai mặt hàng nhập khẩu tỷ USD trong nửa cuối tháng 8/2024

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024, Việt Nam chi 17,2 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Xuất khẩu than, dầu thô giảm sâu trong nửa cuối tháng 8

Theo số liệu công bố ngày 11/9 của Tổng cục Hải quan, nửa cuối tháng 8/2024 (16/8 – 31/8), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 20,7 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Lào

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi 763,8 triệu USD để nhập khẩu hàng hóa từ Lào trong 7 tháng đầu năm 2024, tương ứng tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Lào

Trong 19 mặt hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Lào, xăng dầu là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 43 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Xuất khẩu nông sản 8 tháng tăng trưởng 27,8%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu nông sản đạt 17,2 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức lễ hội trái cây tại Trung Quốc

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, lễ hội trái cây tại Bắc Kinh sắp tới sẽ là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với các mặt hàng củ, quả tươi và sản phẩm chế biến từ củ, quả.
Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Xuất khẩu của Tiền Giang năm 2024 dự báo đạt 5,7 tỷ USD

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tỉnh Tiền Giang thu về 3,98 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu, dự kiến cả năm đạt 5,7 tỷ USD.
Ngành da giày dự kiến mang về 27 tỷ USD năm 2024

Ngành da giày dự kiến mang về 27 tỷ USD năm 2024

Dự báo ngành da giày có thể mang về 27 tỷ USD năm 2024 được đưa ra trong bối cảnh các đơn hàng của doanh nghiệp đang phục hồi.
Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng hơn 25% trong 8 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng hơn 25% trong 8 tháng đầu năm 2024

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và 6 thị trường lớn nhất đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt, đạt tổng giá trị 402 tỷ USD.
Việt Nam có tháng xuất khẩu cao nhất năm 2024

Việt Nam có tháng xuất khẩu cao nhất năm 2024

Theo báo cáo kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê (GSO), tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 70,6 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 4,5 tỷ USD.
'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

'ĐBSCL cần có một trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng'

Tại hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL ngày 6/9, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu Tô Minh Dương cho rằng, việc thành lập trung tâm xúc tiến thương mại cấp vùng ĐBSCL sẽ là nơi để các địa phương trao đổi thông tin với đối tác, mở ra cơ hội hợp tác thương mại mới cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu thủy sản tăng 9% trong 8 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu thủy sản tăng 9% trong 8 tháng đầu năm 2024

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%, đạt gần 953 triệu USD.
Việt Nam muốn phát triển trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày

Việt Nam muốn phát triển trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày

Việc thành lập trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày tại Việt Nam không chỉ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên phụ liệu nhanh chóng mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh, tiếp cận các công nghệ mới, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm thời trang Việt Nam...
Bộ Công Thương sắp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL

Bộ Công Thương sắp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL

Ngày 6/9 sắp tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.
Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam chi 5,67 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Indonesia trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 133 triệu USD.
Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nông lâm thủy sản trong 8 tháng

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam xuất siêu 11,8 tỷ USD nhóm hàng nông lâm thủy sản trong 8 tháng đầu năm 2024, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó xuất khẩu đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu đạt 28,28 tỷ USD.
Nguyên phụ liệu dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Myanmar

Nguyên phụ liệu dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Myanmar

Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar 19 mặt hàng chính, trong đó nguyên phụ liệu dệt may có kim ngạch lớn nhất.
Đào tạo về phát triển xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL

Đào tạo về phát triển xanh cho doanh nghiệp xuất khẩu vùng ĐBSCL

Ngày 5/9 tới đây, tại TP Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ phối hợp tổ chức chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh cho các doanh nghiệp của vùng ĐBSCL.
Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam nhập khẩu quặng và khoáng sản từ 6 thị trường thuộc ASEAN, trong đó Lào là thị trường cung cấp lớn nhất.
Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Giá đậu tương thế giới bất ngờ tăng vọt

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (29/8), mặt hàng đậu tương trên thị trường thế giới ghi nhận phiên tăng vọt sau công bố báo cáo xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Những mặt hàng nào Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt trên một tỷ USD?

Việt Nam thu về 32,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

Trong 8 triệu tấn dầu thô nhập khẩu lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, có tới 7,09 triệu tấn Việt Nam nhập từ Kuwait.
Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai cho Mỹ

Trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng (chủ yếu cá tra) nhiều thứ hai, chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.
Xuất khẩu sắt thép sang Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu sắt thép sang Mỹ tăng mạnh

Lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam đã xuất khẩu được 8,05 triệu tấn sắt thép các loại, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Hơn 120.000 tấn đường sắp được đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu

Hơn 120.000 tấn đường sắp được đấu giá phân giao hạn ngạch nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành các quyết định liên quan đến việc tổ chức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024.
Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Sầu riêng xuất khẩu chính ngạch qua cảng Chu Lai tăng mạnh

Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường, Thilogi tăng cường dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc thông qua cảng biển quốc tế Chu Lai.
Giá cà phê xuất khẩu tăng cao nhất trong nhóm nông sản

Giá cà phê xuất khẩu tăng cao nhất trong nhóm nông sản

Theo Mekong ASEAN tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 8/2024 (1/8 – 15/8), tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt 1,09 tỷ USD, tăng mạnh 40,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xem thêm