Giao dịch sàn HoSE phiên 10/7. |
Kết phiên 10/7, VN-Index giảm gần 8 điểm, lui về mốc 1.285,94 điểm. HNX-Index giảm 1,12 điểm còn UPCoM giảm 0,55 điểm. Tổng giá trị khớp lệnh đạt hơn 22.000 tỷ đồng.
Khối ngoại gia tăng giao dịch với hơn 9.000 tỷ đồng, bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng trên sàn HoSE. FPT bị bán ròng mạnh nhất với 342 tỷ đồng, kế đến là MWG và VCB gần 160 tỷ đồng; TCB hơn 100 tỷ đồng, HVN 82 tỷ đồng, VHM 62 tỷ đồng; HSG, MSN trên 50 tỷ đồng; DBC, HDB trên 40 tỷ đồng...
Chiều mua ròng dẫn đầu là MBB với 103 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có HPG, DGC, VIP trên 30 tỷ đồng; VPB, PC1, KDH, GMD, BID trên 20 tỷ đồng...
Áp lực giảm của thị trường đến từ nhóm bluechip khi VN30 giảm gần 11 điểm. Hầu hết các mã đều kết phiên trong sắc đỏ, với các mã giảm sâu là GVR -2,6%, FPT -2,6%, MWG -2,4%, BCM -2,1%, BVH -1,9%... BID, HDB, POW, SAB, VNM, VPB giảm hơn 1%.
Chiều tăng có PLX +1,2%; MBB, MSN, SHB, VCB, VRE tăng nhẹ.
Công nghệ thông tin là nhóm giảm mạnh nhất, do áp lực từ “anh cả” FPT. Với mức giảm trên, cổ phiếu của tập đoàn công nghệ lui về mức giá 134.000 đồng/cp. Thực tế, FPT đã bị khối ngoại xả ròng mạnh trong thời gian gần đây, tuy nhiên nhờ lực đỡ từ dòng tiền nội nên vẫn neo ở vùng giá đỉnh.
Chỉ trong ba phiên gần đây, cổ phiếu FPT đã bị khối ngoại bán ròng hơn 1.300 tỷ đồng. Trong tuần trước, mã này bị bán ròng gần 500 tỷ đồng. Trong hai tuần cuối của tháng 6, FPT cũng dẫn đầu danh sách bị khối ngoại bán ròng với tổng giá trị hơn 2.500 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay “xả” FPT trong bối cảnh mã này cho hiệu suất vượt trội từ đầu năm 2024 đến nay, với mức tăng hơn 60%.
Trở lại với giao dịch hôm nay, một số mã khác trong nhóm công nghệ vẫn tăng giá như VGI +3,7%, CMG +2,6%, CTR +1,2%, ICT +2,9%, FOX +1,9%...
Nhóm bán lẻ giảm mạnh vốn hoá do áp lực từ MWG, cùng với đó là PNJ -0,7%, FRT -1,3%. DGW -2%.
Nhóm hoá chất phân bón cũng không còn giữ được đà tăng từ những phiên trước. DGC -1,2%, DPM -1,4%. DCM, CSV, LAS chỉ tăng nhẹ. Vẫn tích cực là BFC với mức tăng 3,3%.
Triển vọng vĩ mô và thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2024 Đợt tăng mạnh gần đây đã khiến một số nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu thị trường chứng khoán đã đạt đỉnh hay chưa. Tuy nhiên, MBS tin rằng thị trường chưa đạt đến giới hạn. |
Các nhóm ngành trụ cột đều diễn biến tiêu cực, với chứng khoán là nhóm giảm mạnh nhất. VND, VCI, VIX, SHS cùng giảm hơn 1%; SSI và HCM giảm nhẹ. Chiều tăng có PHS tăng trần, ABW +1%, SBS +1,6%, VFS +1,2%. Các mã còn lại đa số giảm 1-2%.
Nhóm ngân hàng ngoài VCB, SHB và MBB chỉ có một số mã nhỏ giữ được sắc xanh, gồm BVB +3,3%, EIB +1,1%, OCB +1%; NAB và SGB tăng nhẹ. Chiều giảm sâu nhất là LPB -2,4%, STB -1,7%, BID -1,3%, HDB -1,2%...
Tại nhóm xây dựng và bất động sản, dòng tiền phân hoá. Chiều tăng vẫn ghi nhận một số mã thu hút dòng tiền như NTL, CKG tăng trần; HDG +4,6%, AGG +4,9%, TIG +2,6%, NHA +2,4%, REE +2,5%, KDH +1,1%. VRE, TCH, DPG, NBB, CEO, SCR tăng nhẹ. DXS sau ba phiên giảm mạnh đã hồi phục với mức tăng 1%.
Chiều giảm có VHM, VIC, DIG, PC1, THD, DPR giảm nhẹ. VPI, NVL, VCG, CTD, NLG, BCG, BCM... giảm 1-2%. ITA giảm sâu gần 5% về mức giá 4.490 đồng/cp. Hôm nay (10/7), HoSE đã có thông báo chính thức về việc đưa cổ phiếu ITA vào diện hạn chế giao dịch. Theo quyết định này, từ 16/7, cổ phiếu của Tân Tạo chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh.
TGĐ Guotai Junan: Trước cuối năm 2024, VN-Index có thể đạt mức 1.500 điểm |
SSI thêm mới ba cổ phiếu cho chiến lược đầu tư tháng 7 |
Kịch bản VN-Index tháng 7 qua lăng kính của các công ty chứng khoán |