VN-Index tăng gần 30 điểm, FPT vượt đỉnh sau thông tin xây nhà máy AI

FPT MWG
16:06 - 24/04/2024
Giao dịch sàn HoSE với nhiều mã tím trần.
Giao dịch sàn HoSE với nhiều mã tím trần.
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán Việt Nam có phiên phục hồi mạnh với hàng loạt mã tím trần như GVR, FPT, DIG, DXG, PDR... FPT vượt đỉnh lịch sử với khối lượng giao dịch đột biến sau thông tin bắt tay với Tập đoàn Nvidia làm nhà máy AI.

Đóng cửa phiên 24/4, VN-Index tăng hơn 28 điểm lên mốc 1.205,61 điểm. Như vậy trong đợt điều chỉnh này, chỉ số đã dễ dàng lấy lại mốc 1.200 điểm chỉ sau vài phiên chứ không chật vật như những đợt trước. HNX-Index cũng tăng hơn 5 điểm còn UPCoM tăng 0,86 điểm. Điều chưa được “hoàn hảo” lắm là thanh khoản chưa thực sự bùng nổ cùng điểm số, giá trị khớp lệnh đạt hơn 19.000 tỷ đồng.

Khối ngoại gia tăng giao dịch với hơn 5.000 tỷ đồng và vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng. Giá trị bán ròng đạt hơn 230 tỷ đồng trên sàn HoSE, với tâm điểm chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng tới gần 1.000 tỷ đồng.

Danh sách bán ròng còn có VHM 85 tỷ đồng, HDB 45 tỷ đồng, GAS 37 tỷ đồng, VCB 33 tỷ đồng, HSG 27 tỷ đồng, NVL 20 tỷ đồng...

Chiều ngược lại, HPG và MWG tiếp tục xu hướng phiên kế trước, được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị mỗi mã hơn 160 tỷ đồng. VND cũng được mua ròng 91 tỷ đồng, kế đến là SSI 73 tỷ đồng, TPB 60 tỷ đồng, TCH 49 tỷ đồng, DGW 48 tỷ đồng, VPB 40 tỷ đồng, DIG 40 tỷ đồng, PDR 31 tỷ đồng; PVD, NLG, EVF, DXG trên 20 tỷ đồng.

VN30 tích cực hơn với mức tăng gần 32 điểm lên mốc 1.232,17 điểm. Không có mã nào giảm giá. FPT và GVR tăng trần. Nhiều mã cùng tăng mạnh như MWG +5%, CTG +4,6%, HPG +4,4%, TPB +4,4%, BCM +3,6%, MSN +3,4%, SSI +3,3%, VRE +3%...

Không chỉ tăng trần, FPT hôm nay còn giao dịch sôi động với thanh khoản đột biến, khớp lệnh hơn 10 triệu đơn vị và dư mua giá trần 1,8 triệu đơn vị. Mã đóng cửa phiên ở mức giá 120.100 đồng/cp. Vốn hóa thị trường tương ứng tăng hơn 10.000 tỷ đồng sau một phiên lên sát 150.000 tỷ đồng (xấp xỉ 5,8 tỷ USD).

Đà tăng tích cực của cổ phiếu diễn ra sau thông tin Tập đoàn FPT và Tập đoàn Nvidia "bắt tay" xây nhà máy trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, ngày 23/4, FPT và Nvidia đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI). FPT dự kiến đầu tư 200 triệu USD để xây dựng nhà máy AI cung cấp nền tảng điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI và có chủ quyền tại Việt Nam. Nhà máy bao gồm các hệ thống siêu máy tính hoạt động trên công nghệ mới nhất của Nvidia.

Sự bứt phá của FPT cũng dẫn dắt nhóm công nghệ thông tin, trở thành nhóm tăng vốn hoá mạnh nhất trong phiên hôm nay. Trong nhóm này, ELC cũng tăng trần, CMG tăng 5,8%, CTR tăng 5,6%...

Nhóm tăng mạnh thứ hai là nhựa - hoá chất. Ngoài GVR tăng trần thì DGC cũng tăng mạnh 5,7%. DPR tăng hơn 5%, PHR tăng 4,9%, DCM tăng 3%; DPM, BMP tăng hơn 2%...

Động lực để thị trường lấy lại gần 30 điểm đã mất vẫn là các nhóm trụ cột thép, bất động sản, chứng khoán. Trong đó, nhóm bất động sản ghi nhận những cái tên tăng trần quen thuộc là DIG, DXG, PDR, NLG, TCH. CEO tăng mạnh hơn 7%. NVL tăng 4,8%, KBC tăng 4,4%, KDH tăng 3,3%... VHM và VIC tăng hơn 1%. Hầu hết các mã còn lại cũng đóng cửa trong sắc xanh. Chỉ có vài mã nhỏ ở chiều giảm, gồm QCG (-3,9%) - vẫn đang chịu áp lực điều chỉnh sau giai đoạn tăng nóng.

Tại nhóm thép, ngoài HPG thì NKG tăng gần 5%, HSG tăng 3,4%. Nhóm chứng khoán cũng ghi nhận tất cả các mã ở chiều tăng.

VND tăng hơn 6%, VIX và VCI tăng hơn 4%, SHS tăng 3,9%, HCM tăng 4,9%, SSI tăng 3,3%... PHS tăng mạnh nhất nhóm với tỷ lệ hơn 14%. Một số mã nhỏ khác cũng tăng mạnh như FTS +5,5%, BVS +5,2%, BMS +5,3%, AGR +4,5%, CTS +5,3%, VIG +5,9%...

Nhóm ngân hàng không “bốc đầu” mạnh nhưng cũng đóng góp lớn cho chỉ số khi không có mã nào giảm giá. Tăng mạnh nhất là CTG và TPB với tỷ lệ hơn 4%. Tăng đáng kể còn có STB +2,9%, SHB +2,3%, MBB +2,5%, LPB +2,7%, VIB +1,9%, TCB +1,7%...

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.