19 dự án lớn ở nước ngoài mang về cho FPT 14.500 tỷ đồng

DOANH NGHIỆP Việt nAM
21:03 - 21/01/2022
FPT đạt kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2021.
FPT đạt kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2021.
0:00 / 0:00
0:00
Tại thị trường nước ngoài, doanh thu của FPT tăng tại mọi khu vực tập đoàn này đầu tư, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu. Doanh thu tại riêng thị trường Mỹ tăng 52%, đạt 4.369 tỷ đồng.

Tập đoàn FPT (mã chứng khoán FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng hai chữ số so với năm 2020. Trong đó, đóng góp lớn nhất tới từ mảng công nghệ khi doanh thu thị trường nước ngoài đạt gần 650 triệu USD, bên cạnh khối viễn thông duy trì tăng trưởng.

Cụ thể, năm 2021, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt lần lượt 35.657 tỷ đồng và 6.335 tỷ đồng; tương ứng tăng 19,5% và 20,4% so với cùng kỳ. Đồng nghĩa với việc Tập đoàn hoàn thành 103% kế hoạch doanh thu và 102% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tính riêng quý IV/2021, doanh thu FPT đạt 10.700 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.760 tỷ đồng, tăng 21,6%.

Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ CNTT trong nước và nước ngoài) vẫn là mảng dẫn dắt tăng trưởng của FPT khi mang về 20.736 tỷ đồng doanh thu và 2.799 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; lần lượt tăng trưởng 23,4% và 24,3% so năm ngoái.

Đáng chú ý, doanh thu tại thị trường nước ngoài của FPT tăng mạnh, đạt 14.541 tỷ đồng doanh thu và 2.423 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; lần lượt tăng 21,2% và 23% so với năm 2020. Nguyên nhân là do các khu vực (đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu), tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 đạt mức cao, các hoạt động của nền kinh tế dần hồi phục.

Tại các thị trường nước ngoài này, trong năm 2021, FPT đã nhận 19 dự án lớn với giá trị nhiều triệu USD. Điển hình như hợp đồng có quy mô 40 triệu USD trong 2 năm, tập trung vào các dự án chuyển đổi số khối chính phủ Singapore; hợp tác với Airbus chuyển đổi số ngành hàng không…

Tình hình kinh doanh của FPT trong một thập kỷ qua.

Tại thị trường trong nước, dịch vụ CNTT của FPT ghi nhận 6.196 tỷ đồng doanh thu và 377 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; tương ứng tăng 29% và 33,9% so với năm 2020. Trong đó, đáng chú ý là dự án xử lý lỗi nghẽn lệnh giao dịch chứng khoán trên sàn HoSE.

Sau 3 tháng vào cuộc, hệ thống mới do FPT triển khai được đưa vào hoạt động từ ngày 5/7/2021 với công suất gấp 3-5 lần hệ thống cũ, xử lý lên tới 3-5 triệu lệnh/ngày. Ngoài ra là rất nhiều dự án chuyển đổi số cho Chính phủ và các doanh nghiệp lớn trong nước.

Ở mảng viễn thông, FPT đạt 12.079 tỷ đồng doanh thu và 2.119 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; lần lượt tăng 11,2% và 16,5% so với năm 2020.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FPT cũng có một năm thành công khi leo lên mức đỉnh cao nhất trong lịch sử niêm yết. Từ 2012-2020, thị giá cao nhất của FPT là 43.800 đồng (2/12/2019). Từ đầu năm 2021 đến nay, mã tăng trưởng đều đặn và đã có phiên đạt mức 100.000 đồng/cổ phiếu. Hiện, FPT giao dịch với giá 88.200 đồng.

Trong bối cảnh tăng trưởng đó, nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng “chốt lời” FPT trong những tháng cuối năm 2021. Theo đó, Amersham Industries Limited và Balestrand Limites - hai quỹ thành viên do Dragon Capital quản lý đã bán ra 1,5 triệu cổ phiếu FPT (Amersham Industries Limited bán 500.000 cổ phiếu và Balestrand Limites đã bán 1 triệu cổ phiếu). Hiện tỷ lệ sở hữu của hai quỹ này tại FPT còn lần lượt 2 triệu cổ phiếu (0,23% vốn điều lệ) và 1 triệu cổ phiếu (0,11% vốn điều lệ).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.