Cổ phiếu tăng gần 180%, FPT Retail lãi lớn từ đâu?

DOANH NGHIỆP Việt nAM
11:21 - 24/12/2021
Cổ phiếu tăng gần 180%, FPT Retail lãi lớn từ đâu?
0:00 / 0:00
0:00
Tình hình kinh doanh của FRT từ quý 3/2021 đã có nhiều cải thiện nhờ chuỗi nhà thuốc Long Châu bắt đầu có lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận chính của doanh nghiệp này không phải từ đó.

Mặc thị trường chứng khoán biến động lớn trong ngày 23/12 với 700 mã “đỏ lửa”, FRT – mã chứng khoán của Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT vẫn tăng đều, thậm chí lập kỷ lục lên 88.000 đồng, gấp gần 9 lần so với mức đáy hồi tháng 3/2020.

Phân tích kỹ thuật cho thấy, cổ phiếu FRT đã vượt mức thị giá niêm yết vào tháng 4/2018, sau 3,5 năm. Trong quãng thời gian này, có thời điểm FRT rơi về mệnh giá 10.000 đồng, tức giảm gần 90%.

Covid-19 là bóng ma ám ảnh nhiều doanh nghiệp nhưng đà vực dậy của FRT lại bắt đầu kể từ sau ảnh hưởng của đại dịch làn sóng đầu tiên, tháng 3/2020. Đặc biệt là nửa sau năm 2021, chỉ tính từ ngày 1/7/2021 đến nay, cổ phiếu FRT đã tăng từ 27.550 đồng lên 87.200 đồng, tức gấp hơn 3 lần. Đến 23/12/2021, giá FRT lập đỉnh kỷ lục lên 88.000 đồng.

Sự bứt phá mạnh mẽ của cổ phiếu đều sâu sa bắt nguồn từ tình hình kinh doanh khả quan của doanh nghiệp. FRT cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ghi nhận đến ngày 24/11/2021, FPT Retail đã đạt doanh thu 2.319 tỷ đồng, vượt mốc kế hoạch trong năm 2021 - 2.200 tỷ đồng. Riêng quý 3/2021, doanh thu thuần của công ty này đạt 4.993 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với quý 3/2016; lãi gộp cũng đạt mức 695 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ 2016.

Hai lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT

Hai lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT

Với kết quả trên, FPT Retail đã tuyên bố thưởng 1/2 tháng thu nhập (bao gồm cả lương cứng, các khoản thưởng, incentive chứ không chỉ tính trên lương cứng như thông lệ) cho toàn bộ nhân viên.

Lợi nhuận của FPT Retail đến từ hai hoạt động kinh doanh chính. Trong đó, chuỗi nhà thuốc Long Châu trở thành điểm sáng khi hưởng lợi lớn từ dịch bệnh. Hiện hệ thống Long Châu đạt hơn 300 nhà thuốc, trải khắp 52 tỉnh, thành trên cả nước. Với lợi thế về nguồn hàng, chuỗi nhà thuốc hoạt động xuyên suốt những tháng giãn cách.

Ngoài ra, FPT Retail cũng nhận định đây là hướng kinh doanh chiến lược nên chú trọng đầu tư toàn diện từ hệ thống bán hàng online đến kết nối, chăm sóc khách hàng. Số liệu cho thấy, lượng đơn hàng online của Long Châu tăng gấp 10 lần trong suốt mùa dịch vừa qua.

Ngoài chuỗi nhà thuốc, FPT Retail còn hoạt động ở lĩnh vực ICT từ lâu. Tuy nhiên, mảng bán lẻ điện máy và thiết bị di động bị ảnh hưởng nặng do làn sóng dịch. Đặc biệt là trong các đợt giãn cách kéo dài, các cửa hàng đều phải tạm thời đóng cửa.

Theo báo cáo tài chính, Long Châu cũng chỉ mang về cho FPT Retail 405 tỷ đồng doanh thu. Vậy lợi nhuận khủng của doanh nghiệp này đến từ đâu?

Phân tích kỹ các hoạt động kinh doanh của FPT Retail sẽ thấy, phần lợi nhuận tài chính theo tính toán vào khoảng 34 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái FRT lỗ 63 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là mức chênh lệch lên tới 97 tỷ đồng, lớn hơn cả phần chênh lợi nhuận ròng. Như vậy, tăng trưởng lợi nhuận của FRT trong năm nay toàn bộ đến từ hoạt động tài chính.

Số liệu từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, số tiền FRT chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác trong 9 tháng tăng vọt lên mức 9.605 tỷ đồng, gấp 7,4 lần cùng kỳ năm ngoái. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác cũng ghi nhận mức 7.156 tỷ đồng, gấp 4,9 lần. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư tài chính của FRT rất sôi động.

Số liệu thuyết minh, doanh thu từ lãi tiền gửi và tiền cho vay của FRT.

Số liệu thuyết minh, doanh thu từ lãi tiền gửi và tiền cho vay của FRT.

Theo thông tin công bố, FRT thực hiện giao dịch tài chính chủ yếu với bên liên quan. Trong 9 tháng đầu năm, công ty này cho CTCP FPT vay 5.985 tỷ đồng và thu hồi khoản vay 4.485 tỷ đồng. Những con số này đều gấp gần chục lần năm ngoái. Tại thời điểm 30/9/2021, khoản phải thu cho vay ngắn hạn của FRT với FPT ghi nhận 2.345 tỷ đồng.

Một điều đáng chú ý khác là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của FRT tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu kỳ, đạt mức 2.834 tỷ đồng. Trong khi, vay nợ ngắn hạn lại tăng gấp đôi từ 2.486 tỷ đồng lên 5.153 tỷ đồng. Khoản vay đều đến từ các ngân hàng nước ngoài.

Không chỉ FRT, lấn sân sang dịch vụ tài chính đang là xu hướng mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn để vượt qua thời kỳ kinh doanh ế ẩm. Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) cũng đã chính thức trở thành đối tác của F88 trong dịch vụ cho vay tiền mặt.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.