33 bộ, 28 địa phương giải ngân vốn đầu tư công thấp, nguyên nhân do đâu?

Cùng mặt bằng pháp lý, có bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân tốt nhưng vẫn có những cơ quan có tỷ lệ giải ngân chưa tốt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, nguyên nhân là do công tác tổ chức thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập.
Bộ KH&ĐT chỉ ra 10 nguyên nhân chậm giải ngân đầu tư công
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI.

Sáng 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy đầu tư công năm 2024.

Giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm thấp hơn cùng kỳ

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến ngày 10/7/2024, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 639,4 nghìn tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Về giải ngân, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2024 là 196,7 nghìn tỷ đồng, đạt 29,39% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó, có 11/44 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của cả nước, trong đó một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân cao là: Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Đài Truyền hình Việt Nam; Hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Nam Định; Thanh Hóa; Lào Cai; Phú Thọ; Bà Rịa Vũng Tàu; Tiền Giang.

Tỷ lệ giải ngân vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân đạt 78,23% kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 35,43%, cải thiện đáng kể so 6 tháng đầu năm 2023 (28,23%).

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy, tỷ lệ giải ngân chung của cả nước 6 tháng đầu năm 2024 đạt 29,39%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 30,49%. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách địa phương đạt 28,77%, thấp hơn cùng kỳ là 32,76%.

Số lượng bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân dưới trung bình cả nước còn cao, lên đến 33 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương. Có 15 bộ, cơ quan trung ương 33 địa phương có số vốn giải ngân thấp hơn số vốn của chính bộ, cơ quan trung ương và địa phương đó đã giải ngân trong cùng kỳ năm 2023.

Một số địa phương được giao kế hoạch năm 2024 cao hơn năm 2023 nhưng có giá trị giải ngân thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2023 như: TP HCM, Quảng Ngãi, TP Hải Phòng, Bắc Giang, Đồng Nai.

Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng còn thấp. Đến ngày 13/6/2023, tỷ lệ giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông chỉ đạt 27,4%; dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý chỉ đạt 17,2%.

Một số dự án được giao kế hoạch vốn năm 2024 lớn nhưng có tỷ lệ giải ngân thấp như: Dự án Vành đai 3 - TP HCM; Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh…

Tỷ lệ giải ngân vốn của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài còn thấp, đạt 12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước là 29,39%.

Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư công như công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm, kéo dài, chưa được xử lý dứt điểm. Tình trạng thiếu đất, cát đắp nền tiếp tục diễn ra, ảnh hướng tới tiến độ thực hiện nhiều dự án, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, dự án trọng điểm đường liên vùng, đường ven biển.

Bên cạnh đó, giá nguyên, nhiên vật liệu biến động do nguyên liệu đầu vào tăng cao. Giá đá, cát xây dựng tiếp tục tăng do tình trạng khan hiếm. Tình trạng sụt lún, sạt lở các tuyến đường giao thông và khô cạn nước trên các tuyến kênh rạch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long gây khó khăn trong quá trình vận chuyển vật tư vào công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

Đặc biệt, vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn trong thực thi công vụ gây ách tắc trong công tác tổ chức thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

"Tuy vậy, nguyên nhân giải ngân chậm vẫn là do công tác tổ chức thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập, cùng mặt bằng pháp lý, có bộ, cơ quan trung ương, địa phương giải ngân tốt nhưng vẫn có những bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân chưa tốt," Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Bộ KH&ĐT chỉ ra 10 nguyên nhân chậm giải ngân đầu tư công

Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án

Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thường trực Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch.

Trong đó, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư và đấu thầu dự án. Khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư, đấu thầu, phấn đấu khởi công tất cả các công trình, dự án đầu tư công thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn tăng thu ngân sách trung ương hằng năm.

Lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân từng tháng, quý. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ.

"Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án. Chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn," Bộ trưởng nêu kiến nghị.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là nút thắt quan trọng trong triển khai dự án. Ưu tiên bố trí đủ vốn để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích đã đủ điều kiện, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, đường liên vùng, đường ven biển.

Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên. Thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng. Cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng, phù hợp với diễn biến giá thị trường, bảo đảm theo quy định pháp luật về xây dựng.

Thực hiện các thủ tục thanh toán trong thời hạn 5 ngày làm việc,khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt quyết toán, giải ngân vốn đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Tăng cường giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức yếu kém về năng lực, trì trệ, thiếu trách nhiệm, kiên quyết xử lý các hành vi gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

Cùng với đó, thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước, bảo vệ nguồn thu, các giải pháp về đấu giá quyền sử dụng đất để bổ sung nguồn vốn ngân sách địa phương chi cho đầu tư công.

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Việt Nam dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt với Lào

Đây là nội dung được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chia sẻ tại buổi hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane chiều 17/10.
JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

JICA tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam phát triển bền vững

"Người dân và doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục thể hiện sự quan tâm lớn đến Việt Nam, một quốc gia liên tục duy trì tăng trưởng ổn định và bền vững,” Trưởng đại diện JICA Việt Nam, ông Sugano Yuichi bày tỏ.
Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Ý tưởng về một báo cáo riêng các vấn đề môi trường của doanh nghiệp

Trước áp lực ngày càng lớn từ thị trường, nhà đầu tư, những cam kết về môi trường đang nổi lên như một yếu tố thiết yếu trong hành trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu bài viết xoay quanh câu chuyện này với tiêu đề “Thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết: Rủi ro của những cam kết môi trường chung chung và lời kêu gọi đổi mới”.
Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn các bên kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng và kiên trì đối thoại, có tính đến quan tâm và lợi ích của nhau cũng như lợi ích chung của khu vực và quốc tế.
Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Việt Nam năm thứ ba tăng điểm chỉ số tự do kinh tế

Theo chỉ số tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser (Canada) công bố, Việt Nam có năm thứ 3 liên tiếp cải thiện cả về điểm số và thứ hạng. Cụ thể, điểm số tăng từ 6,17 năm 2019 lên 6,23 điểm năm 2022, thứ hạng tăng từ 123/165 lên hạng 99/165.
Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Việt Nam bình luận về việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam đã, đang và sẽ tham vấn với Lào và Campuchia nhằm thúc đẩy hợp tác giữa ba nước vì lợi ích nhân dân ba nước và vì cộng đồng ASEAN, vì hợp tác phát triển khu vực.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của 6 địa phương vùng Đông Nam Bộ còn chậm

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của 6 địa phương vùng Đông Nam Bộ còn chậm

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước mới đạt 35,46%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước là 47,29%.
Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Lào và dự AIPA 45

Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Lào và dự AIPA 45

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Liên nghị viện ASEAN (AIPA), đầu giờ chiều 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024.
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Với chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra trọng thể sáng 17/10 tại Thủ đô Hà Nội.
Nỗ lực hoàn thành 600 km cao tốc tại ĐBSCL trong năm 2025

Nỗ lực hoàn thành 600 km cao tốc tại ĐBSCL trong năm 2025

Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày 16/10 tổ chức tại Cần Thơ.
Đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bên cạnh các các dự án đường bộ, các Bộ ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai các dự án các sân bay, bến cảng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hành trình 35 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Nhìn lại để bước tiếp

Hành trình 35 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Nhìn lại để bước tiếp

Từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã trải qua gần 4 thập kỷ thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Dòng vốn này được đánh giá là một trong những trụ cột cho tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng: Phải 'thổi hồn' vào cây lúa

Thủ tướng: Phải 'thổi hồn' vào cây lúa

Thủ tướng yêu cầu "thổi sức sống mới" cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
'Hướng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải thẳng nhất để tối ưu chi phí'

'Hướng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải thẳng nhất để tối ưu chi phí'

Đó là một trong những yêu cầu được đề cập tại thông báo kết luận phiên họp thứ hai của Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam diễn ra vào chiều 14/10.
Kỳ họp thứ 8 có ý nghĩa rất quan trọng

Kỳ họp thứ 8 có ý nghĩa rất quan trọng

Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội đều nhấn mạnh Kỳ họp thứ 8 có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của đất nước; thể chế hóa, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 10 và tháo gỡ nhiều vướng mắc mà người dân, doanh nghiệp trông đợi.
VEPR: Với kịch bản cao, GDP năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu 7%

VEPR: Với kịch bản cao, GDP năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu 7%

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, trong kịch bản tăng trưởng cao, GDP cả năm dự kiến sẽ đạt mục tiêu mới 7,0% mà Chính phủ đề ra cho năm 2024.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10/2024.
Cảnh sát Mỹ phá âm mưu ám sát cựu Tổng thống Trump lần thứ 3

Cảnh sát Mỹ phá âm mưu ám sát cựu Tổng thống Trump lần thứ 3

Các nhân viên thực thi pháp luật Mỹ đã tiếp tục triệt phá âm mưu ám sát cựu Tổng thống Donald Trump - người có cuộc vận động tranh cử tại bang California, sau khi phát hiện một nghi phạm tàng trữ súng đã nạp đạn, nhiều hộ chiếu và biển số xe giả.
Động lực mới cho khơi thông nội lực, kết nối giao thương

Động lực mới cho khơi thông nội lực, kết nối giao thương

Quy hoạch tổng thể quốc gia được triển khai, đi vào thực tế đời sống mở ra không gian phát triển rộng rãi hơn, thông thoáng hơn cho từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp, cũng là cơ hội để Việt Nam và ASEAN thúc đẩy phát triển giao lưu thương mại, thu hút đầu tư từ các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Kết nối doanh nghiệp là một trong những trọng tâm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt  - Trung

Kết nối doanh nghiệp là một trong những trọng tâm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt - Trung

Chiều 13/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Ngày 13/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Đề nghị Việt Nam – Trung Quốc hợp tác phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại

Đề nghị Việt Nam – Trung Quốc hợp tác phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại

Hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp triển khai hiệu quả các văn kiện về hợp tác đường sắt, hợp tác phát triển ngành công nghiệp đường sắt hiện đại, cung cấp vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực để triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Sáng 13/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam: Thế hệ tiên phong trong kỷ nguyên dân tộc vươn mình

Doanh nghiệp Việt Nam: Thế hệ tiên phong trong kỷ nguyên dân tộc vươn mình

Song hành cùng khát vọng thịnh vượng của một quốc gia là đội ngũ doanh nghiệp “đầu tàu” có khả năng dẫn dắt và lan tỏa, tạo nên những thương hiệu quốc gia bền vững, mang trong mình khát vọng, hình ảnh của cả dân tộc.
Việt Nam là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp khu vực ASEAN

Việt Nam là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp khu vực ASEAN

Nhiều doanh nghiệp ASEAN bày tỏ mong muốn chọn Việt Nam là thị trường mới để mở rộng kinh doanh. Đồng thời phần lớn doanh nghiệp cảm thấy tự tin khi phát triển việc kinh doanh của họ tại Việt Nam.
Trao niềm tin và kỳ vọng sự dấn thân của cộng đồng doanh nghiệp

Trao niềm tin và kỳ vọng sự dấn thân của cộng đồng doanh nghiệp

Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là trao niềm tin, kỳ vọng sự dấn thân, cống hiến của giới tư nhân đối với phát triển của đất nước, hướng đến thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển năm 2025-2030 và tầm nhìn 2050.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Tối 12/10, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tối 12/10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45: Vững vàng phát triển, vững bước tương lai

Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45: Vững vàng phát triển, vững bước tương lai

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, với lịch trình dày đặc trong 4 ngày ở Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hơn 60 hoạt động song phương và đa phương, khẳng định hình ảnh chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các đối tác.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc

Nhận lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 9 - 12/10/2024.
Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ theo đuổi cuộc cách mạng chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả.
Những địa phương tăng trưởng GRDP 2 chữ số 9 tháng năm 2024

Những địa phương tăng trưởng GRDP 2 chữ số 9 tháng năm 2024

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2024, những địa phương có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng trên 10%, gồm: Bắc Giang, Thanh Hoá, Lai Châu, Hà Nam, Điện Biên, Khánh Hòa.
Thủ tướng Nhật Bản: Sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Thủ tướng Nhật Bản: Sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngày 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
ASEAN - Mỹ thúc đẩy trí tuệ nhân tạo an toàn, bảo mật và đáng tin cậy

ASEAN - Mỹ thúc đẩy trí tuệ nhân tạo an toàn, bảo mật và đáng tin cậy

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ ASEAN phòng, chống tội phạm mạng và lừa đảo trực tuyến, thúc đẩy trí tuệ nhân tạo an toàn, bảo mật và đáng tin cậy.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 lên 7,0%

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 lên 7,0%

Những tín hiệu tích cực từ tăng trưởng GDP và sản xuất công nghiệp trong quý 3 là những yếu tố chính khiến HSBC vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 7%, từ mức dự báo 6, % trước đó.
'Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU'

'Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU'

Đây là nội dung được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nêu tại buổi gặp mặt với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane Lào, chiều 10/10.
Xem thêm