Các rào cản trong sử dụng nguyên liệu tái chế nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

KINH TẾ THẾ GIỚI
07:42 - 17/07/2022
0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh tài nguyên hữu hạn và các mối lo ngại về khí hậu ngày càng trở nên nóng, việc tái sử dụng chất thải trong một sản phẩm mới là một hướng đi giúp thế giới tiến lên con đường xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2030, trong đó, tầng lớp người tiêu dùng trung lưu sẽ chiếm 1/3 tức 3 tỷ người. Là động lực chi tiêu chính của nền kinh tế, sự gia tăng này sẽ đặt áp lực khổng lồ lên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tương lai.

Trong bối cảnh đó, khái niệm kinh tế tuần hoàn đã được ra đời với mục tiêu xây dựng một hệ thống công nghiệp có thể phục hồi hoặc tái tạo theo ý định. Điều này cũng tương đương với việc khái niệm “kết thúc vòng đời sử dụng” sẽ bị loại bỏ hoàn toàn và khái niệm "sử dụng năng lượng tái tạo" sẽ lên ngôi.

Mục tiêu chính của kinh tế tuần hoàn không phải là tái chế rác thải mà là thiết kế ra sản phẩm nguyên bản bền vững hơn.

Mục tiêu chính của kinh tế tuần hoàn không phải là tái chế rác thải mà là thiết kế ra sản phẩm nguyên bản bền vững hơn.

Cụ thể trong một nền kinh tế tuần hoàn, không có bất kỳ sản phẩm nào được tạo ra sẽ trở thành chất thải. Bằng cách loại bỏ hóa chất độc hại và sử dụng thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống cũng như mô hình kinh doanh, loài người có thể dần dần đặt dấu chấm hết cho nền kinh tế tuyến tính tạo ra rác thải của chúng ta hiện tại.

Kinh tế tuần hoàn thực sự sẽ hướng chúng ta tới việc thiết kế các sản phẩm thượng nguồn bền vững hơn thay vì hướng tới thu hồi và tái sử dụng chất thải. Bản thân việc tái sử dụng các vật liệu có nguồn gốc từ chất thải có thể đóng vai trò hỗ trợ bằng cách kết nối các chuỗi giá trị thượng nguồn và hạ nguồn của sản phẩm.

Điều này có thể dẫn đến những cải tiến trong thiết kế sản phẩm, từ đó giúp việc khôi phục các thành phần và vật liệu để tái sử dụng dễ dàng hơn. Ngoài ra, các sản phẩm này có thể khuyến khích sự phát triển của các thị trường xanh hơn và nâng cao nhận thức về các lựa chọn bền vững mới.

Trên hết, tiềm năng của mô hình kinh tế này trong việc đổi mới, tạo ra thêm nhiều việc làm cũng như tăng trưởng kinh tế là vô cùng tích cực. Các ước tính của nhiều tổ chức đã chỉ ra rằng cơ hội này có thể trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng vật liệu tái chế có chất lượng kém hơn vật liệu nguyên chất. Trên thực tế, khái niệm “chất lượng” còn tùy thuộc vào việc sử dụng. Trên hết, do các quy trình công nghiệp hiện tại được thiết kế và hiệu chỉnh chỉ để sử dụng nguyên liệu thô nên việc sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc thu hồi có thể phá vỡ chuỗi giá trị.

Nhưng điều trên không có nghĩa các nhà sản xuất sẽ không thu được giá trị từ việc sử dụng nguyên liệu thu hồi. Để có thể đạt được trạng thái này, nền công nghiệp sản xuất cần vượt qua 5 rào cản chính.

Bê tông tái chế. Ảnh: ABC News

Bê tông tái chế. Ảnh: ABC News

Sự ô nhiễm và biến đổi của sản phẩm

Cốt liệu bê tông tái chế (RCA) là một ví dụ về một sản phẩm có thể thay thế cốt liệu tự nhiên trong ngành xây dựng. Tuy nhiên khi sản xuất bê tông, chất thải thường được tập trung thành dòng hỗn hợp có mức độ ô nhiễm cao và tính chất đa dạng. Chất lượng của sản phẩm tái chế do đó có thể dao động và không phải lúc nào cũng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu thô thông thường.

Để bước tái chế có thể diễn ra thuận lợi, mục đích sử dụng cụ thể cho vật liệu tái chế cần phải được xác định ở giai đoạn thiết kế sản phẩm trước. Ví dụ, hầu hết bê tông bị phá dỡ hiện được tái chế để sản xuất bê tông nghiền chứa cốt liệu thô, xi măng mịn, các hạt vữa, gạch vụn, gạch và các chất gây ô nhiễm khác. Bê tông nghiền này được sử dụng để thay thế đất đá khi xây dựng đường xá và do đó được coi là một chu kỳ đi xuống bởi vật liệu tái chế có giá trị hàng hóa thấp hơn.

Để nâng giá trị, dòng nguyên liệu tái chế từ một số nguyên liệu hỗn hợp với phạm vi chất lượng hợp lý phải trải qua quá trình lọc nghiêm ngặt để đủ điều kiện làm nguyên liệu thô trong một quy trình sản xuất khác. Các hoạt động này cùng với nhu cầu giữ biên độ an toàn cao hơn đã làm tăng chi phí sử dụng vật liệu tái chế cho các doanh nghiệp sản xuất.

Nhằm giải quyết rào cản này, tiến sĩ Mayuri Wijayasundara từ Đại học Deakin cho biết, việc phân tách cẩn thận chất thải tại nguồn phát sinh, quản lý dữ liệu và theo dõi dọc theo chuỗi giá trị là các biện pháp hữu hiệu.

Bắt kịp nhu cầu để nguyên liệu tái chế trở thành nguồn nguyên liệu ổn định thay thế nguyên liệu thô trong chuỗi cung ứng. Ảnh: Shutterstock

Bắt kịp nhu cầu để nguyên liệu tái chế trở thành nguồn nguyên liệu ổn định thay thế nguyên liệu thô trong chuỗi cung ứng. Ảnh: Shutterstock

Duy trì nguồn cung liên tục

Việc theo kịp nhu cầu khi nguyên liệu tái chế trở thành nguyên liệu thô trong một chuỗi cung ứng khác là một thách thức. Để có thể đáp ứng cung và cầu của 2 chuỗi cung ứng, các nhà sản xuất sẽ phải lập kế hoạch hàng tồn kho cẩn thận để tránh cung cấp thiếu hoặc thừa – từ đó gián tiếp dẫn tới chi phí giữ hàng tồn kho gia tăng.

Ngoài ra, việc thiết kế các quy trình sản xuất để có thể chuyển sang sử dụng nguyên liệu thô trong quá trình gián đoạn nguồn cung cũng sẽ dẫn đến việc sử dụng tài sản dưới mức thấp và làm tăng chi phí vốn lưu động. Do đó, quản lý dữ liệu chặt chẽ cùng hợp tác với các đối tác cung cấp là chìa khóa để vượt qua rào cản này.

Sửa đổi quy trình sản xuất

Nếu trong trường hợp các đặc tính của vật liệu mới khác với đặc tính của vật liệu nguyên chất hoặc vật liệu truyền thống, bản thân quá trình sản xuất có thể sửa đổi để trở nên phù hợp. Ví dụ như một nhà sản xuất muốn sử dụng bê tông tái chế có chứa vữa xi măng còn sót lại trên bề mặt, họ sẽ cần có khả năng quản lý sự gia tăng hấp thụ nước.

Ngoài ra nếu nguyên liệu tái chế thay thế một phần nguyên liệu thô truyền thống trong sản phẩm này, nhà sản xuất sẽ cần xây dựng cơ sở hạ tầng mới để xử lý dòng nguyên liệu bổ sung. Những thay đổi này thường tốn kém nhiều vốn và cần tới các khoản đầu tư.

Ví dụ, các công cụ và phương pháp mới sẽ trở nên trọng yếu trong mô hình hóa và đánh giá một cách toàn diện những bất ổn về cung và cầu liên quan đến việc sử dụng vật liệu tái chế. Đồng thời, việc có được dữ liệu chính xác về chất lượng và số lượng của các luồng nguyên liệu đến sẽ đóng một vai trò quan trọng giúp giải thích cho bất kỳ khoản đầu tư nào vào việc mở rộng quy trình.

Nhu cầu thị trường ổn định là yếu tố quan trọng giúp tăng quy mô và năng suất cạnh tranh của các sản phẩm xanh. Ảnh: Greendiary

Nhu cầu thị trường ổn định là yếu tố quan trọng giúp tăng quy mô và năng suất cạnh tranh của các sản phẩm xanh. Ảnh: Greendiary

Giải quyết vấn đề nhu cầu thiếu ổn định

Đối với nền kinh tế tuần hoàn, nhu cầu không ổn định là một vấn đề lớn khác. Nếu các nhà sản xuất chuyển thêm chi phí và rủi ro khi cung cấp một sản phẩm xanh hơn cho thị trường thì nhu cầu đối với sản phẩm đó có thể không đủ cao để tạo ra một thị trường ổn định.

Chính nguy cơ bất ổn này sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy do dự khi muốn mở rộng quy mô hoạt động để có thể đạt được hiệu quả kinh tế cần thiết. Việc tạo ra một lực kéo thị trường ổn định và nhất quán do đó sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất sử dụng vật liệu tái chế sự ổn định cần thiết để hoạt động, cũng như tăng năng suất để cạnh tranh.

Điều chỉnh các chương trình khuyến khích

Các tổ chức sản xuất truyền thống thường sử dụng các quy trình tiêu chuẩn hóa để giúp quá trình sản xuất hiệu quả hơn trong khi vẫn duy trì chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sự ra đời của các vật liệu thay thế mới có nguồn gốc từ chất thải, thu hồi hoặc tái chế có thể phá vỡ các quy trình đã được tiêu chuẩn hóa hoặc tối ưu hóa cao này.

Các chỉ số hiệu suất chính (KPI) của nhân viên sản xuất thường gắn liền với việc hạn chế các thay đổi trong quy trình sản xuất do khuyến khích nhân viên duy trì hiện trạng theo cách này làm tăng năng suất và thúc đẩy đạt được các mục tiêu sản xuất. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại khó duy trì được khi sử dụng vật liệu tái chế hoặc thu hồi.

Trừ khi các kế hoạch khuyến khích truyền thống được thay đổi để cho phép những gián đoạn này trở thành những đổi mới hoặc một phần của sáng kiến xanh rộng lớn hơn, hệ thống hiệu suất truyền thống vẫn sẽ không thể dung hòa loại thay đổi hoặc chuyển đổi này.

Đọc tiếp