Chứng khoán APEC bị xử phạt vì ‘mua chui’ cổ phiếu API

UBCKNN Chứng khoán APEC
09:53 - 25/12/2022
Ông Nguyễn Đỗ Lăng - Tổng giám đốc APS.
Ông Nguyễn Đỗ Lăng - Tổng giám đốc APS.
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (Chứng khoán APEC, mã APS) bị xử phạt hành chính 250 triệu đồng và bị buộc phải bán ra số cổ phiếu đã mua.

Theo quyết định công bố ngày 21/12/2022 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), APS bị phạt tiền 250 triệu đồng và các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm, buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, từ ngày 22/9/2021 đến ngày 15/10/2021, Chứng khoán APEC đã thực hiện giao dịch mua 4,5 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (mã chứng khoán API) dẫn đến số lượng cổ phiếu sở hữu của công ty và người có liên quan (ông Nguyễn Đỗ Lăng - Ủy viên HĐQT API, đồng thời là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của APS) tăng từ 7,9 triệu cổ phiếu API lên gần 12,5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu tăng từ 22,59% lên 35,31% số cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Với giao dịch trên, công ty không đăng ký chào mua công khai với UBCKNN.

Chứng khoán APEC và Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương đều thuộc hệ sinh thái “họ APEC”, cùng với Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ). Các cổ phiếu này từng “làm mưa làm gió” năm 2021 với đà tăng phi mã hàng chục lần. Cũng chính thời điểm cổ phiếu đang trên đỉnh huy hoàng, ban lãnh đạo công ty từng gây chú ý với màn hô hào cổ đông "quyết tâm gồng lãi" trong buổi họp ĐHĐCĐ diễn ra vào ngày 16/11. Tuy nhiên tới nay, không chỉ APS, các cổ phiếu “họ APEC” đều đã giảm mạnh.

Liên quan đến Chứng khoán APEC, công ty vừa công bố Nghị quyết về việc rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng. Doanh nghiệp cho biết sẽ xem xét thời điểm phù hợp để tiếp tục triển khai phát hành cổ phiếu trong thời gian tới.

Trước đó, hồi tháng 7 năm nay, APS đã thông qua phương án chào bán thêm 83 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1. Giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng, thời gian thực hiện trong năm 2022 sau khi được UBCKNN chấp thuận. Nếu thành công, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng gấp đôi lên mức 1.660 tỷ đồng. Số tiền thu được từ chào bán sẽ được dùng để bổ sung nguồn vốn cho vay margin (500 tỷ đồng), bổ sung vốn tự doanh (300 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động (30 tỷ).

Quyết định rút hồ sơ của APS diễn ra trong bối cảnh thị giá cổ phiếu APS trên thị trường đã rơi về vùng dưới mệnh giá khi chốt phiên 23/12, thị giá mã này đã giảm xuống còn 8.700 đồng/cp.

So với vùng đáy 4.200 đồng hồi giữa tháng 11, thị giá APS đã tăng gần gấp đôi với 12 phiên tăng trần trong hơn nửa tháng. Tuy nhiên, nếu so với mức đỉnh 59.900 đồng hồi tháng 11/2021 thì giá trị cổ phiếu APS vẫn mất tới 85% giá trị.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.